(HBĐT) - Ngày 18/10, Đoàn công tác UBND tỉnh do đồng chí Nguyễn Văn Chương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh làm trưởng đã có buổi làm việc với huyện Yên Thủy về công tác giải phóng mặt bằng dự án đường kết nối đường Hồ Chí Minh và quốc lộ 12B đi quốc lộ 1 (Dự án).


Đồng chí Nguyễn Văn Chương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh phát biểu tại buổi làm việc với UBND huyện Yên Thủy.

Dự án có chiều dài tuyến 29,8 km, tổng mức đầu tư 250 tỷ đồng. Riêng chi phí phát sinh giải phóng mặt bằng tăng trên 28 tỷ đồng. Dự án đi qua 2 huyện Lạc Sơn và Yên Thủy. Hội đồng Bồi thường, hỗ trợ và tái định cư 2 huyện đã phê duyệt,chi trả cho 585 hộ dân bị ảnh hưởng với tổng số tiền 46,5 tỷ đồng.

Đến nay, huyện Yên Thủy đã cơ bản hoàn thành công tác giải phóng mặt bằng, bàn giao được 8,89/9,07 km mặt bằng cho đơn vị thi công thực hiện dự án, đạt 98% chiều dài tuyến đường. Toàn huyện có trên 175.000 m2 đất bị thu hồi, 487 hộ bị ảnh hưởng, tổng số tiền đã trực tiếp chi trả cho các hộ bị ảnh hưởng đến ngày 16/10/2019 đạt trên 35 tỷ đồng. Còn 2 hộ chưa nhận tiền bồi thường, hỗ trợ với tổng số tiền trên 1,2 tỷ đồng; lý do không đồng ý với phương án bồi thường do giá thấp và thiếu tài sản trên đất. Hiện, UBND huyện Yên Thủy đã giao các ngành chức năng vận động, tuyên truyền các hộ. Nếu các hộ không chấp nhận, Hội đồng Bồi thường, hỗ trợ và tái định cư sẽ có văn bản đề nghị UBND huyện cưỡng chế thu hồi đất theo đúng quy định, chậm nhất là ngày 21/10/2019 để đảm bảo tiến độ dự án.

Phát biểu tại hội nghị, đồng chí Nguyễn Văn Chương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh đề nghị các sở, ngành, huyện Yên Thủy, đơn vị thi công cần hoàn thiện thi công Dự án xong trước ngày 31/11/2019 để chào mừng Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Hòa Bình lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2020-2025. Cử lãnh đạo Ban Quản lý dự án trực tiếp tới hiện trường để phối hợp với UBND huyện Yên Thủy tổ chức bảo vệ thi công đối với các đoạn tuyến người dân cản trở thi công. Chỉ đạo nhà thầu thi công khẩn trương, tập trung nhân lực, vật lực, máy móc để tổ chức triển khai thi công tại các điểm bảo vệ thi công. Cương quyết cưỡng chế các hộ cản trở thi công. Khẩn trương bàn giao mặt bằng cho nhà thầu trước ngày 15/11/2019. Hai huyện Yên Thủy, Lạc Sơn và Sở GTVT cần thành lập tổ công tác đặc biệt để bảo vệ thi công. Các xã có tuyến đường đi qua tích cực tuyên truyền, vận động nhân dân hiểu chế độ chính sách bồi thường, giải phóng mặt bằng. Các đơn vị huyện, Sở GTVT hàng tuần báo cáo về UBND tỉnh. Kịp thời xử lý phát sinh, không để xảy ra điểm nóng trong thời gian thi công hoàn thiện dự án.

Xuân Thiên

(Trung tâm VH-TT&TT huyện Yên Thủy)

Các tin khác


Hơn 4,7 tỷ USD đầu tư giai đoạn một sân bay Long Thành

Tổng mức đầu tư dự kiến giai đoạn một sân bay Long Thành gần 111.690 tỷ đồng (4,77 tỷ USD), gồm: chi phí xây dựng, thiết bị, dự phòng trượt giá, lãi vay...

Việt Nam triển khai quyết liệt các biện pháp để xây dựng nghề cá bền vững

Thời gian qua, các cơ quan trung ương, địa phương, tổ chức của Việt Nam đã và đang tập trung nỗ lực triển khai quyết liệt các giải pháp để xây dựng nghề cá bền vững và có trách nhiệm, phòng chống IUU.

Thường trực Tỉnh ủy làm việc với Tập đoàn Điện lực Việt Nam về triển khai Dự án mở rộng Thủy điện Hòa Bình

(HBĐT) - Chiều 17/10, Thường trực Tỉnh ủy có buổi làm việc với lãnh đạo Tập đoàn Điện lực Việt Nam về công tác phối hợp triển khai dự án mở rộng Thủy điện Hòa Bình (giai đoạn 2) và một số nội dung liên quan. Đồng chí Bùi Văn Tỉnh, UV BCH T.Ư Đảng, Bí thư Tỉnh ủy chủ trì buổi làm việc. Tham dự có các đồng chí: Trần Đăng Ninh, Phó Bí thư TT Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; Ngô Văn Tuấn, Phó Bí thư Tỉnh ủy; Bùi Đức Hinh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ngành chức năng, TP Hòa Bình. Về phía Tập đoàn Điện lực Việt Nam có đồng chí Dương Quang Thành, Chủ tịch Hội đồng thành viên Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) cùng đoàn công tác.

Hình thành vùng hàng hóa bí xanh, mướp đắng lấy hạt

(HBĐT) - Bà con nông dân xã vùng cao Độc Lập (Kỳ Sơn) đang tất bật thu hoạch bí xanh, mướp đắng cuối vụ. Nhiều diện tích sau thu hoạch sớm được dỡ bỏ, cải tạo lại và trồng thay vào đó là các loại rau đậu vụ đông. Kể từ năm 2016 đến nay, đồng đất vùng cao nơi đây có sự chuyển đổi mạnh mẽ. Thay vì ngô, lúa, cây mướp đắng lấy hạt và bí xanh đã trở thành cây trồng chủ lực ở đây.

Agribank tập trung nguồn vốn cho vay thúc đẩy nuôi cá lồng hồ Hòa Bình

(HBĐT) - Trong những năm qua, nhờ nguồn vốn của Agribank Hòa Bình đã tạo điều kiện cho nhiều hộ ở các địa bàn thuộc khu vực hồ Hòa Bình mở rộng sản xuất, đặc biệt phát triển mạnh nuôi cá lồng cho thu nhập cao. Bên cạnh đó, nhiều doanh nghiệp cũng như các HTX được tiếp cận với nguồn vốn của Agribank, đến nay đã khẳng định được thương hiệu.

Vượt qua khó khăn, hoàn thành kế hoạch sản xuất vụ mùa, vụ hè thu

(HBĐT) - Vụ mùa năm nay, toàn tỉnh gieo cấy được 22.500 ha lúa, đạt 100,3% kế hoạch. Trong đó, giống lúa thuần chiếm từ 70 - 75% diện tích; một số giống lúa thuần chất lượng cao tiếp tục được nông dân tin tưởng sử dụng, mở rộng diện tích sản xuất như: J02, Bắc Hương 9… Diện tích cấy lúa lai chiếm khoảng 20 - 22%, chủ yếu là các giống được sử dụng thường xuyên, phù hợp điều kiện của tỉnh như: Nhị ưu 838, TH3-4, TH3-3, GS16… Các giống lúa nếp N97, N98 và giống địa phương chiếm khoảng 5% diện tích.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục