(HBĐT) - Kể từ đầu tháng 10, giá thịt lợn trên thị trường đảo chiều tăng mạnh với mức cao kỷ lục trong 3 năm trở lại đây. Nhu cầu tiêu thụ sản phẩm thịt lợn tăng, cùng với tình hình dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) tuy cơ bản được khống chế nhưng đã có tác động trực tiếp tới thị trường.


Người tiêu dùng thị trấn Lương Sơn (Lương Sơn) dè dặt hơn khi tiêu thụ thịt lợn trong tình cảnh giá cả tăng cao.

Gần đây, chị Nguyễn Thị Trang ở thị trấn Lương Sơn (Lương Sơn) phải tính toán nhiều hơn khi đi chợ mua thực phẩm, bởi món ăn chủ đạo của gia đình chị là thịt lợn đang trở nên khan hiếm hơn và giá cả tăng "chóng mặt". Chị Trang cho biết: Thịt lợn thương phẩm tăng giá theo ngày, hôm qua tôi vừa mua thịt thăn 130.000 đồng/kg thì ngay hôm sau đã tăng 150.000 đồng/kg. Mấy hôm nay, giá thịt ổn định nhưng duy trì ở mức cao. Thịt ba chỉ ở mức 100.000 đồng/kg, xương sườn 120.000 đồng/kg. Nhóm thực phẩm chế biến từ thịt lợn như giò, chả, xúc xích, mắm tép trưng thịt... cũng tăng khoảng từ 20 - 30% so với giá ngày thường.

Khan hiếm nguồn cung là vấn đề thị trường đang gặp phải sau diễn biến DTLCP. Theo anh Phạm Văn Bằng, hộ kinh doanh, giết mổ thịt lợn ở chợ Hữu Nghị (TP Hòa Bình), giờ đi mua lợn hơi không dễ, thậm chí nhiều hôm phải về vùng sâu, xa mới có hàng. Nếu như trước thời điểm DTLCP, giá lợn hơi tầm 30.000 - 32.000 đồng/kg thì hiện nay cán mốc 65.000 - 70.000 đồng/kg. Có những hôm tại chuỗi thời điểm tăng giá thịt lợn, anh và nhiều hộ kinh doanh, giết mổ khác phải nghỉ giao dịch, không có hàng cung ứng vì không bắt được lợn. Khách mua trước tình hình nguồn cung, giá cả thịt lợn tăng cao cũng đã nắm bắt được thông tin để tự điều chỉnh, nhu cầu mua dè dặt hơn.

DTLCP đang đẩy thị trường lâm vào tình cảnh thiếu hụt nguồn cung. Theo Bộ NN&PTNT, DTLCP đã phủ kín 63 tỉnh, thành phố khiến khoảng 5 triệu con lợn bị tiêu hủy. Trong khi đó, các trang trại lớn, hộ chăn nuôi nhỏ lẻ vẫn không dám tái đàn do lo sợ dịch bệnh bùng phát trở lại. Dự báo cả nước có thể thiếu 500.000 tấn thịt lợn vào dịp cuối năm nay. Tại tỉnh ta, DLTCP đã gây thiệt hại khá nặng, số lợn trên địa bàn giảm mạnh. Tổng đàn lợn chăn nuôi trong nông hộ hiện giảm 21,49% so với cùng kỳ. Nhiều hộ sau tình hình DTLCP vẫn để trống chuồng, không dám tái đàn. Chính vì vậy, mặc dù giá lợn đang ở thời điểm rất cao nhưng nhiều hộ chăn nuôi không có lợn để bán.

Theo nhận định của đồng chí Nguyễn Thị Phương Thủy, Chi cục phó Chi cục Chăn nuôi và thú y tỉnh, dự đoán trong những ngày tới, giá thịt lợn tiếp tục ổn định ở mức cao. Giá thịt lợn tiếp tục tăng nữa hay không phụ thuộc vào tình hình DTLCP tác động đến nguồn cung. Chỉ còn hơn 3 tháng nữa là đến Tết Nguyên đán, nhu cầu tiêu thụ thịt lợn của người dân còn tăng mạnh. Sản lượng thịt lợn cuối năm nay chắc chắn sẽ thiếu hụt nhiều. Trong lúc này, giải pháp đối với ngành chăn nuôi lợn là khuyến khích tái đàn, tăng đàn ở những khu vực có trại nuôi lớn đang an toàn và những vùng trước đây có dịch nhưng đã được đánh giá an toàn. Đồng thời, triển khai đồng bộ các phương án bù đắp thiếu hụt thịt lợn bằng các loại thực phẩm khác như thịt trâu, bò, gà, dê...    


 Bùi Minh

Các tin khác


Vì sao Chính phủ siết chặt tín dụng bất động sản?

Bất động sản vẫn còn là lĩnh vực có nhiều rủi ro, nên Chính phủ không chủ quan khi kiểm soát tín dụng vào lĩnh vực này - Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ phát biểu tại phiên họp tổ của Quốc hội diễn ra chiều nay 22/10.

Tăng cường an toàn thịt lợn bản địa thông qua quản lý an toàn thực phẩm

(HBĐT) - Viện Thú y phối hợp với Chi cục Chăn nuôi và thú y tỉnh vừa tổ chức Hội thảo tham vấn tăng cường an toàn thịt lợn bản địa thông qua quản lý an toàn thực phẩm và các bệnh ký sinh trùng truyền lây từ lợn sang người.

Khởi động Chương trình hỗ trợ rừng và trang trại tại Hòa Bình

(HBĐT) - Hội Nông dân tỉnh vừa triển khai Chương trình hỗ trợ rừng và trang trại (FFF) giai đoạn II của Tổ chức Nông Lương Liên hiệp quốc (FAO) tại Việt Nam.

Phát triển nhanh và bền vững nghề nuôi cá lồng bè vùng hồ thủy điện Hòa Bình


(HBĐT) - Nghị quyết số 12-NQ/TU, ngày 13/6/2014 của BTV Tỉnh ủy về "phát triển nuôi cá lồng bè vùng hồ thủy điện Hòa Bình giai đoạn 2014 – 2020” (Nghị quyết số 12) đã tạo nên một "cú huých” lớn, góp phần khai thác hiệu quả tiềm năng, thế mạnh của vùng hồ thủy điện Hòa Bình. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả nổi bật, việc triển khai thực hiện nghị quyết vẫn còn nhiều vướng mắc, hạn chế như: hình thức, quy mô sản xuất hàng hóa nhỏ, lẻ; chưa chủ động được nguồn giống; nỗi lo về thị trường tiêu thụ…

Phát triển nhanh và bền vững nghề nuôi cá lồng bè vùng hồ thủy điện Hòa Bình

Bài 1 - Nghị quyết làm thay đổi cuộc sống người dân vùng hồ 

(HBĐT) - Tính đến thời điểm tháng 5/2019, hồ Hòa Bình có 4.250 lồng cá, tăng 1.930 lồng so với năm 2015. Sản lượng năm 2018 đạt 6.600 tấn, tăng gấp 2,28 lần sản lượng nuôi và khai thác của năm 2015. Kết quả ấn tượng trong việc phát triển nuôi cá lồng bè vùng hồ thủy điện Hòa Bình có dấu ấn đậm nét của Nghị quyết số 12-NQ/TU, ngày 13/6/2014 của BTV Tỉnh ủy về "phát triển nuôi cá lồng bè vùng hồ thủy điện Hòa Bình giai đoạn 2014 - 2020”.

Hỗ trợ nông dân huyện Đà Bắc 120 con bò sinh sản

(HBĐT) - Thực hiện Chương trình "Hỗ trợ ứng dụng, chuyển giao tiến bộ khoa học và công nghệ (KH&CN) thúc đẩy phát triển KT – XH nông thôn, miền núi, vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2016 – 2025”, Bộ KH&CN đã triển khai Dự án Ứng dụng tiến bộ KH&CN để phát triển sản xuất nông nghiệp tạo sinh kế cho người dân bị ảnh hưởng của thiên tai tại huyện Đà Bắc.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục