(HBĐT) - Hội Nông dân tỉnh vừa triển khai Chương trình hỗ trợ rừng và trang trại (FFF) giai đoạn II của Tổ chức Nông Lương Liên hiệp quốc (FAO) tại Việt Nam.


Chương trình hỗ trợ rừng và trang trại tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật trồng bưởi hữu cơ cho 35 hộ nông dân 3 xã vùng dự án.

Theo đó, Hòa Bình là 1 trong 4 tỉnh miền núi phía Bắc được phê duyệt, tiếp nhận Chương trình tài trợ giai đoạn 3 năm (2019 - 2022) nhằm thực hiện mục tiêu các tổ chức của người sản xuất rừng và trang trại (FFPO), trong đó có phụ nữ, thanh niên, người dân tộc thiểu số trở thành các tác nhân thay đổi chủ yếu đối với cảnh quan chống chịu với biến đổi khí hậu và cải thiện sinh kế cho người dân địa phương.

Với nguồn kinh phí hỗ trợ 240.000 USD cho cả giai đoạn, Hội Nông dân tỉnh đã khảo sát, lựa chọn 3 xã thuộc 2 huyện vùng hưởng lợi gồm An Bình (Lạc Thủy), Đông Lai, Tử Nê (Tân Lạc). Hiện tại, các xã vùng hưởng lợi đã thành lập nhóm nòng cốt HTX, tổ hợp tác; tổ chức các cuộc họp ở cấp xã để gới thiệu và thảo luận các Luật/Nghị định/Thông tư mới với cộng đồng địa phương; bước đầu triển khai hướng dẫn, tập huấn cho các nhóm hộ với nội dung liên quan đến sản xuất rừng và trang trại.

Bùi Minh

Các tin khác


Hơn 27 nghìn hộ nông dân được vay vốn tín dụng

(HBĐT) - Là 1 trong 4 tổ chức Hội nhận ủy thác của Ngân hàng CSXH, Hội Nông dân các cấp đã bám sát mục tiêu phát triển KT-XH của tỉnh, phối hợp với Ngân hàng CSXH chỉ đạo các cấp Hội nhận ủy thác cho vay tích cực triển khai đồng bộ các giải pháp, nhằm đưa đồng vốn tín dụng ưu đãi của Chính phủ nhanh chóng đến hộ nghèo và các đối tượng chính sách, cải thiện đời sống của hội viên nông dân, góp phần ổn định xã hội.

Dư nợ các chương trình tín dụng chính sách đạt trên 261.292 triệu đồng

(HBĐT) - Theo Ngân hàng CSXH huyện Yên Thủy, doanh số cho vay 9 tháng đạt trên 81.263 triệu đồng với 2.164 lượt khách hàng vay vốn; doanh số thu nợ đạt 58.900 triệu đồng.

Doanh số cho vay nhà ở xã hội đạt 3.256 triệu đồng

(HBĐT) - Thực hiện chương trình cho vay nhà ở xã hội theo Nghị định số 100/2015/NĐ-CP, năm 2018, tỉnh được phân bổ 2 tỷ đồng, năm 2019 được giao thêm 5 tỷ đồng. Nguồn vốn trên được phân bổ cho các huyện: Kỳ Sơn, Cao Phong, Tân Lạc, Lạc Thủy và TP Hòa Bình.

Vốn tín dụng góp phần giảm nghèo bền vững

(HBĐT) - Những năm qua, thị trấn Đà Bắc (Đà Bắc) đã thực hiện đồng bộ các giải pháp để chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng giảm tỷ trọng ngành nông, lâm nghiệp và tăng tỷ trọng thương mại, dịch vụ, công nghiệp. Trong đó, việc đưa nguồn vốn tín dụng ưu đãi của Chính phủ nhanh chóng đến tay hộ nghèo và các đối tượng chính sách đã góp phần giảm nghèo bền vững và phát triển KT-XH của địa phương.

Hiệu quả từ thực hiện Chỉ thị số 40 ở huyện Lạc Thủy

(HBĐT) - Thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW của Ban Bí thư T.Ư Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội, cấp ủy, chính quyền các cấp huyện Lạc Thủy đã tích cực vào cuộc. Hoạt động tín dụng chính sách đối với người nghèo, đối tượng chính sách trên địa bàn trên địa bàn huyện đã góp phần đắc lực vào công tác giảm nghèo, đảm bảo an sinh xã hội, xây dựng nông thôn mới.

Lụa tơ tằm Bảo Lộc đến với người tiêu dùng Nga

Nhờ sự đa dạng về mẫu mã, chất lượng tuyệt vời, những sản phẩm làm từ lụa tơ tằm Bảo Lộc (Lâm Đồng) nói riêng và Việt Nam nói chung, đã nhận được những phản hồi rất tích cực từ các chuyên gia, người tiêu dùng Nga và sẽ sớm có mặt trên thị trường có tiềm năng cao này.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục