Bất động sản vẫn còn là lĩnh vực có nhiều rủi ro, nên Chính phủ không chủ quan khi kiểm soát tín dụng vào lĩnh vực này - Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ phát biểu tại phiên họp tổ của Quốc hội diễn ra chiều nay 22/10.



Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ phát biểu tại phiên họp tổ. Ảnh: VGP/Thành Chung 

Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ cho biết, tăng trưởng tín dụng và tăng trưởng kinh tế đã "đảo chiều” trong thời gian qua: "Trước đây, tăng trưởng tín dụng 33%/năm, nhưng GDP chỉ tăng từ 5-6%. Những năm gần đây, thực hiện cơ cấu lại nền kinh tế, Chính phủ kiểm soát chặt chẽ chính sách tín dụng, nhất là tín dụng bất động sản, chỉ tập trung vào lĩnh vực sản xuất, nên tín dụng nói chung tăng khoảng 14%, nhưng tăng trưởng kinh tế cao hơn trước”.
Bất động sản vẫn còn là lĩnh vực có nhiều rủi ro nên Chính phủ không chủ quan khi kiểm soát tín dụng vào lĩnh vực này.

Phó Thủ tướng cho biết, tín dụng bất động sản những tháng đầu năm 2019 tăng đột biến vì Chính phủ thay đổi cách tính.

"Những năm trước ta thống kê riêng tín dụng cho doanh nghiệp bất động sản 1 mục và 1 mục là tín dụng tiêu dùng cho người mua nhà, sửa chữa nhà ở... Từ năm vừa rồi Chính phủ yêu cầu tổng hợp 2 chỉ số này vào để không chủ quan là tỷ lệ tín dụng bất động sản thấp”, Phó Thủ tướng nói.

Theo Phó Thủ tướng, doanh nghiệp bất động sản có số dư nợ tín dụng từ 5.000 tỷ đồng trở lên thì Thống đốc Ngân hàng Nhà nước báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ 3 tháng/lần và chịu trách nhiệm về báo cáo đó. Ở cấp của Ngân hàng Nhà nước, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước tiếp tục yêu cầu doanh nghiệp bất động sản có dự nợ từ trên 1.500 tỷ đồng để Thống đốc kiểm soát để bảo đảm sự chặt chẽ.

Trên cơ sở mức tăng trưởng tín dụng 13,89% của năm 2018, mục tiêu tăng trưởng kinh tế và lạm phát năm 2019, Ngân hàng Nhà nước định hướng chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng là 14%, có điều chỉnh linh hoạt phù hợp diễn biến, tình hình thực tế nhằm kiểm soát lạm phát, duy trì ổn định kinh tế vĩ mô, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế hợp lý.

Đến ngày 30/9/2019, tín dụng tăng 9,4% so với cuối năm 2018. Cơ cấu tín dụng tiếp tục có sự điều chỉnh tích cực, trong đó tín dụng tập trung vào lĩnh vực sản xuất kinh doanh, lĩnh vực ưu tiên; tín dụng đối với lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro được kiểm soát chặt chẽ. Tín dụng ngoại tệ được kiểm soát phù hợp với lộ trình hạn chế đô la hóa trong nền kinh tế.

Tín dụng bất động sản chiếm 19,14% tổng dư nợ nền kinh tế, tăng 14,58%. Trong đó tín dụng kinh doanh bất động sản chiếm 32,7% dư nợ bất động sản, tăng 5,5%; tín dụng cho mục đích tự sử dụng chiếm 68,3% dư nợ bất động sản, tăng 19,6%.

Tín dụng tiêu dùng chiếm 20,68% tổng dư nợ nền kinh tế, tăng 13,92%, trong đó liên quan bất động sản (mua, thuê, thuê mua, xây dựng sửa chữa nhà ở) chiếm 59,4% dư nợ cho vay tiêu dùng, tăng 19,51%.

"Chính phủ chỉ đạo kiểm soát chặt chẽ tín dụng bất động sản, các dự án quy mô lớn, chỉ xem xét các dự án vay vốn khả thi, thận trọng cho vay nhà đầu tư thứ cấp”, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ nhấn mạnh./.

                                                                                            Theo báo Chính phủ

Các tin khác


Hỗ trợ nông dân huyện Đà Bắc 120 con bò sinh sản

(HBĐT) - Thực hiện Chương trình "Hỗ trợ ứng dụng, chuyển giao tiến bộ khoa học và công nghệ (KH&CN) thúc đẩy phát triển KT – XH nông thôn, miền núi, vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2016 – 2025”, Bộ KH&CN đã triển khai Dự án Ứng dụng tiến bộ KH&CN để phát triển sản xuất nông nghiệp tạo sinh kế cho người dân bị ảnh hưởng của thiên tai tại huyện Đà Bắc.

Đánh giá phân hạng 30 sản phẩm OCOP cấp tỉnh năm 2019

(HBĐT) - Ngày 22/10, Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP tỉnh giai đoạn 2019 - 2020 tổ chức Hội nghị đánh giá, thẩm định và chấm điểm, xếp hạng các sản phẩm OCOP năm 2019 (đợt 1). Dự hội nghị có các đồng chí thành viên hội đồng, các chủ thể tham gia chương trình. Đồng chí Nguyễn Văn Dũng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Chủ tịch Hội đồng thẩm định chủ trì hội nghị.

Hơn 27 nghìn hộ nông dân được vay vốn tín dụng

(HBĐT) - Là 1 trong 4 tổ chức Hội nhận ủy thác của Ngân hàng CSXH, Hội Nông dân các cấp đã bám sát mục tiêu phát triển KT-XH của tỉnh, phối hợp với Ngân hàng CSXH chỉ đạo các cấp Hội nhận ủy thác cho vay tích cực triển khai đồng bộ các giải pháp, nhằm đưa đồng vốn tín dụng ưu đãi của Chính phủ nhanh chóng đến hộ nghèo và các đối tượng chính sách, cải thiện đời sống của hội viên nông dân, góp phần ổn định xã hội.

Dư nợ các chương trình tín dụng chính sách đạt trên 261.292 triệu đồng

(HBĐT) - Theo Ngân hàng CSXH huyện Yên Thủy, doanh số cho vay 9 tháng đạt trên 81.263 triệu đồng với 2.164 lượt khách hàng vay vốn; doanh số thu nợ đạt 58.900 triệu đồng.

Doanh số cho vay nhà ở xã hội đạt 3.256 triệu đồng

(HBĐT) - Thực hiện chương trình cho vay nhà ở xã hội theo Nghị định số 100/2015/NĐ-CP, năm 2018, tỉnh được phân bổ 2 tỷ đồng, năm 2019 được giao thêm 5 tỷ đồng. Nguồn vốn trên được phân bổ cho các huyện: Kỳ Sơn, Cao Phong, Tân Lạc, Lạc Thủy và TP Hòa Bình.

Vốn tín dụng góp phần giảm nghèo bền vững

(HBĐT) - Những năm qua, thị trấn Đà Bắc (Đà Bắc) đã thực hiện đồng bộ các giải pháp để chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng giảm tỷ trọng ngành nông, lâm nghiệp và tăng tỷ trọng thương mại, dịch vụ, công nghiệp. Trong đó, việc đưa nguồn vốn tín dụng ưu đãi của Chính phủ nhanh chóng đến tay hộ nghèo và các đối tượng chính sách đã góp phần giảm nghèo bền vững và phát triển KT-XH của địa phương.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục