(HBĐT) - Viện Thú y phối hợp với Chi cục Chăn nuôi và thú y tỉnh vừa tổ chức Hội thảo tham vấn tăng cường an toàn thịt lợn bản địa thông qua quản lý an toàn thực phẩm và các bệnh ký sinh trùng truyền lây từ lợn sang người.
Toàn cảnh hội thảo.
Hội thảo có sự tham gia của đại diện ngành Y tế và thú y từ tỉnh đến cơ sở và 6 xã, gồm: Cao Sơn, Trung Thành, Đoàn Kết, Tân Minh, Mường Chiềng, Giáp Đắt (Đà Bắc).
Chương trình tiến hành khảo sát xác định tỷ lệ lưu hành kháng thể lợn gạo và giun xoắn đồng thời cả trên lợn bản địa và trên người dân.
Kết quả trên lợn cho thấy, tỷ lệ lưu hành kháng thể giun xoắn trên lợn cao (13,6%) và tăng lên theo độ tuổi của lợn. Đối với bệnh giun xoắn và lợn gạo trên người trong vòng 18 năm trở lại đây, ở Việt Nam đã có 5 vụ dịch giun xoắn với 140 ca mắc, 15 ca tử vong, tập trung chủ yếu ở miền núi phía Bắc. Xét nghiệm nhanh bằng bộ kít ELISA đối với 300 người dân tại 6 xã nói trên cho kết quả 2 trường hợp dương tính với giun xoắn, 3 trường hợp nghi ngờ; 2 trường hợp dương tính với lợn gạo, 1 trường hợp nghi ngờ.
Các đánh giá trong nghiên cứu cũng chỉ ra nhận thức về nguy cơ của người dân tốt, nhưng kiến thức về bệnh chưa đầy đủ, vẫn còn hành vi ăn thịt lợn sống (thịt chua, gỏi…) vào các ngày lễ. Việc nuôi lợn thả rông và không tiến hành tẩy giun sán định kỳ cũng là nguyên nhân dẫn đến lây nhiễm giun xoắn và lợn gạo sang người.
Kết thúc hội thảo, các đại biểu thống nhất cần phải triển khai ngay việc tư vấn, khám, điều trị đối với các ca dương tính huyết thanh học và nghi nhiễm giun xoắn, ấu trùng lợn gạo. Đồng thời, tăng cường phối hợp giữa các bên liên quan theo hướng tiếp cận "một sức khỏe” trong công tác triển khai các biện pháp can thiệp phù hợp, nhằm tăng cường an toàn thực phẩm, quản lý các bệnh ký sinh trùng truyền lây từ lợn sang người.
Đinh Thắng
(HBĐT) - Ngày 22/10, Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP tỉnh giai đoạn 2019 - 2020 tổ chức Hội nghị đánh giá, thẩm định và chấm điểm, xếp hạng các sản phẩm OCOP năm 2019 (đợt 1). Dự hội nghị có các đồng chí thành viên hội đồng, các chủ thể tham gia chương trình. Đồng chí Nguyễn Văn Dũng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Chủ tịch Hội đồng thẩm định chủ trì hội nghị.
(HBĐT) - Là 1 trong 4 tổ chức Hội nhận ủy thác của Ngân hàng CSXH, Hội Nông dân các cấp đã bám sát mục tiêu phát triển KT-XH của tỉnh, phối hợp với Ngân hàng CSXH chỉ đạo các cấp Hội nhận ủy thác cho vay tích cực triển khai đồng bộ các giải pháp, nhằm đưa đồng vốn tín dụng ưu đãi của Chính phủ nhanh chóng đến hộ nghèo và các đối tượng chính sách, cải thiện đời sống của hội viên nông dân, góp phần ổn định xã hội.
(HBĐT) - Theo Ngân hàng CSXH huyện Yên Thủy, doanh số cho vay 9 tháng đạt trên 81.263 triệu đồng với 2.164 lượt khách hàng vay vốn; doanh số thu nợ đạt 58.900 triệu đồng.
(HBĐT) - Thực hiện chương trình cho vay nhà ở xã hội theo Nghị định số 100/2015/NĐ-CP, năm 2018, tỉnh được phân bổ 2 tỷ đồng, năm 2019 được giao thêm 5 tỷ đồng. Nguồn vốn trên được phân bổ cho các huyện: Kỳ Sơn, Cao Phong, Tân Lạc, Lạc Thủy và TP Hòa Bình.
(HBĐT) - Những năm qua, thị trấn Đà Bắc (Đà Bắc) đã thực hiện đồng bộ các giải pháp để chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng giảm tỷ trọng ngành nông, lâm nghiệp và tăng tỷ trọng thương mại, dịch vụ, công nghiệp. Trong đó, việc đưa nguồn vốn tín dụng ưu đãi của Chính phủ nhanh chóng đến tay hộ nghèo và các đối tượng chính sách đã góp phần giảm nghèo bền vững và phát triển KT-XH của địa phương.
(HBĐT) - Thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW của Ban Bí thư T.Ư Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội, cấp ủy, chính quyền các cấp huyện Lạc Thủy đã tích cực vào cuộc. Hoạt động tín dụng chính sách đối với người nghèo, đối tượng chính sách trên địa bàn trên địa bàn huyện đã góp phần đắc lực vào công tác giảm nghèo, đảm bảo an sinh xã hội, xây dựng nông thôn mới.