(HBĐT) - Ngày 25/10, UBND huyện Lạc Sơn tổ chức Hội nghị công bố chứng nhận nhãn hiệu "Gà Lạc Sơn” do Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ KH&CN) cấp. Đây là sản phẩm thứ 2 của huyện Lạc Sơn, sau hạt dổi được cấp giấy chứng nhận bảo hộ.
Lãnh đạo Phòng NN&PTNT huyện Lạc Sơn trao giấy chứng nhận đủ điều kiện sử dụng nhãn hiệu "Gà Lạc Sơn" cho các HTX chăn nuôi gà trên địa bàn.
Gà đồi Lạc Sơn là sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu của tỉnh Hòa Bình. Đây là giống gà ri bản địa được người Mường ở huyện Lạc Sơn nuôi từ lâu đời đến nay. Đặc điểm của gà ri Lạc Sơn có lông màu vàng ươm đối với gà mái và màu đỏ tía đối với gà trống. Gà được vận động nhiều nên cơ thể săn chắc, dáng gà thanh, đầu nhỏ, mỏ vàng hoặc đen, chân nhỏ. Gà thịt có chất lượng thơm ngon, thịt dai, chắc, da thường có màu vàng. Khi ăn có mùi thơm, ngọt thịt; đây chính là những đặc điểm khác biệt tạo nên thương hiệu gà Lạc Sơn.
Gà Lạc Sơn được Cục Sở hữu trí tuệ công nhận và cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu số 322583 theo Quyết định số 48172/QĐ-SHTT, ngày 18/6/2019. Việc cấp nhãn hiệu chứng nhận là sự khẳng định đối với uy tín, chất lượng, danh tiếng và giá trị thương hiệu sản phẩm gà nuôi của huyện Lạc Sơn. Đây là điều kiện thuận lợi để đưa sản phẩm gà ri Lạc Sơn đến với thị trường trong và ngoài nước. Góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế trong sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện, thực hiện các mục tiêu phát triển KT-XH của huyện, tỉnh.
Tại hội nghị, UBND huyện Lạc Sơn đã thông qua quyết định về việc ban hành Quy chế quản lý và sử dụng nhãn hiệu chứng nhận "Gà Lạc Sơn". Phòng NN&PTNT huyện là đơn vị chủ sở hữu nhãn hiệu "Gà Lạc Sơn" đã cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện sử dụng nhãn hiệu "Gà Lạc Sơn" cho 5 HTX chăn nuôi gà trên địa bàn.
Thu Hằng
(HBĐT) - Kể từ đầu tháng 10, giá thịt lợn trên thị trường đảo chiều tăng mạnh với mức cao kỷ lục trong 3 năm trở lại đây. Nhu cầu tiêu thụ sản phẩm thịt lợn tăng, cùng với tình hình dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) tuy cơ bản được khống chế nhưng đã có tác động trực tiếp tới thị trường.
(HBĐT) - Theo thông tin từ Tập đoàn Điện lực Việt Nam, Nhà máy thủy điện Hòa Bình được đưa vào vận hành năm 1994 và đang vận hành ổn định với sản lượng phát hàng năm trên ~10 tỷ kwh/năm đã đem lại hiệu quả chung cho hệ thống điện và ngân sách của tỉnh ta.
(HBĐT) - Ngày 24/10, tại xã Thanh Hối, UBND huyện Tân Lạc tổ chức lễ đón bằng công nhận xã Thanh Hối đạt chuẩn nông thôn mới (NTM) năm 2019.
(HBĐT) - Năm 2019, tổng kế hoạch vốn đầu tư công (VĐTC) của tỉnh được Thủ tướng Chính phủ giao là 2.194,1 tỷ đồng, trong đó, vốn ngân sách T.Ư 1.341,7 tỷ đồng; vốn cân đối ngân sách tỉnh 852,4 tỷ đồng. Số vốn được HĐND tỉnh thông qua là 2.780,3 tỷ đồng. Tính đến cuối tháng 9 mới giải ngân 961,3 tỷ đồng, chỉ đạt 35% kế hoạch vốn của HĐND tỉnh giao và 44% kế hoạch vốn Thủ tướng Chính phủ giao.
(HBĐT) - Theo thông kê của ngành Nông nghiệp, trên địa bàn tỉnh hiện có 180 trang trại, trong đó: 14 trang trại trồng trọt, chiếm tỷ lệ 8%; 4 trang trại lâm nghiệp, chiếm tỷ lệ 3%; 94 trang trại chăn nuôi, chiếm tỷ lệ 52%; 10 trang trại thuỷ sản, chiếm tỷ lệ 6% và 58 trang trại tổng hợp, chiếm tỷ lệ 31%. Toàn tỉnh có 135 trang trại được cấp giấy chứng nhận, chiếm tỷ lệ 75%.
Bất động sản vẫn còn là lĩnh vực có nhiều rủi ro, nên Chính phủ không chủ quan khi kiểm soát tín dụng vào lĩnh vực này - Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ phát biểu tại phiên họp tổ của Quốc hội diễn ra chiều nay 22/10.