(HBĐT) - Đối với huyện vùng cao Đà Bắc, Chương trình OCOP (mỗi xã một sản phẩm) được xác định là giải pháp phát triển sản xuất, thúc đẩy chuyển dịch hợp lý cơ cấu lao động, tăng thu nhập cho người dân nông thôn, góp phần xây dựng nông thôn mới bền vững. Tuy nhiên, là chương trình mới nên huyện gặp không ít khó khăn trong xây dựng sản phẩm riêng.



Rượu ngô Cao Sơn là sản phẩm OCOP năm 2019 của huyện Đà Bắc được trưng bày tại Hội nghị tổng kết 10 năm chương trình MTQG xây dựng NTM

Khi triển khai chương trình, nhận thức của cán bộ và người dân trên địa bàn huyện về ý nghĩa, tầm quan trọng của việc phát triển các sản phẩm OCOP dần được hình thành. Các xã đã rà soát sản phẩm truyền thống, sản phẩm thế mạnh của địa phương. Năm 2019, huyện có 3 sản phẩm tham gia Chương trình OCOP gồm: miến dong, gạo J02, rượu ngô. Trong đó, sản phẩm gạo J02 chủ thể là HTX Quyết Tiến, thị trấn Đà Bắc. Đây là giống lúa thuần dòng Japonica có nguồn gốc từ Nhật Bản do Viện Di truyền nông nghiệp nhập nội và tuyển chọn, Công ty CP Công nghệ cao Việt Nam độc quyền sản xuất, phân phối. Bắt đầu trồng thử nghiệm ở xã Mường Chiềng năm 2014, đến nay được mở rộng trồng ở các xã trên địa bàn huyện với năng suất bình quân đạt 65 tạ/ha. Về quy trình trồng, chăm sóc giống lúa, bà con áp dụng quy trình do Sở NN&PTNT cung cấp. Sản phẩm miến dong và rượu ngô chủ thể là HTX Dịch vụ sản xuất nông, lâm nghiệp Yên Lý, xã Cao Sơn.

Đối với sản phẩm gạo J02, Hội Nông dân huyện đã lập hồ sơ công nhận nhãn hiệu tập thể, đang chờ kết quả công nhận. Tuy nhiên, HTX chưa thực hiện chứng nhận an toàn thực phẩm, mã số, mã vạch truy xuất nguồn gốc cho sản phẩm. Sản phẩm miến dong đã có giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm. Sản phẩm rượu ngô chưa có hồ sơ chứng nhận an toàn thực phẩm, mã số, mã vạch truy xuất nguồn gốc chưa thực hiện. Hiện, HTX chưa chuyển đổi theo Luật HTX năm 2012. Ngoài 3 sản phẩm trên, UBND huyện đưa vào kế hoạch năm 2019 thực hiện sản phẩm du lịch cộng đồng homestay Đá Bia, xã Tiền Phong.

Huyện đã thành lập Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm Chương trình OCOP, tổ chuyên trách giúp việc cho Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG huyện Đà Bắc thực hiện Chương trình OCOP. Tổ giúp việc thực hiện Chương trình OCOP đã xuống cơ sở tìm hiểu, trợ giúp các chủ thể tham gia chương trình, hướng dẫn xây dựng phương án sản xuất, kinh doanh; hướng dẫn các thủ tục về an toàn thực phẩm; xây dựng mã số mã vạch, thúc đẩy xây dựng nhãn hiệu tập thể; hướng dẫn thủ tục chuyển đổi HTX theo Luật HTX năm 2012. Hội đồng thẩm định huyện đã tổ chức đánh giá chấm điểm, tuy nhiên, cả 3 sản phẩm đều còn thiếu hồ sơ minh chứng nên không đạt yêu cầu, không đủ điều kiện dự thi cấp tỉnh. Do đó, các chủ thể tiếp tục hoàn chỉnh hồ sơ và nâng cao chất lượng sản phẩm để đánh giá xếp hạng vào thời gian tới.

Đồng chí Phùng Đình Châm, Phó trưởng Phòng NN&PTNT huyện cho biết: Tập quán sản xuất ở một số địa phương còn lạc hậu, tâm lý trông chờ và ỷ lại Nhà nước; chưa có nhiều vùng sản xuất hàng hóa tập trung, quy mô lớn, cơ cấu còn nặng về cây lương thực chủ lực là nguyên nhân khiến cho việc thu hút doanh nghiệp đầu tư phát triển sản xuất theo hướng tập trung cho các sản phẩm nông nghiệp trên địa bàn gặp khó khăn. Bên cạnh đó, thói quen phát triển thụ động, hiểu biết về sản phẩm, năng lực nghiên cứu và phát triển còn yếu; kiến thức, kỹ năng về thị trường của cộng đồng và đội ngũ cán bộ hạn chế; sản phẩm chưa hấp dẫn về mẫu mã, tiêu chuẩn chất lượng chưa rõ ràng. Các sản phẩm đăng ký tham gia không nằm trong 13 sản phẩm điểm của tỉnh nên không được hỗ trợ. Huyện cũng chưa có kinh phí để hỗ trợ cho các chủ thể chuẩn hóa sản phẩm.

Trong thời gian tới, huyện tiếp tục công tác thông tin, truyền thông về Chương trình OCOP. Đưa Chương trình OCOP vào nghị quyết của cấp ủy Đảng các cấp; kế hoạch, chương trình công tác chỉ đạo trọng tâm của chính quyền địa phương. Vận dụng cơ chế, chính sách hiện hành của T.Ư, của tỉnh về hỗ trợ phát triển sản xuất, phát triển du lịch, khoa học công nghệ, khuyến nông, khuyến công, xúc tiến thương mại để hỗ trợ chương trình.


Đinh Thắng

Các tin khác


Doanh nghiệp đồng loạt trở lại hoạt động

Theo số liệu vừa công bố của Tổng cục Thống kê, số doanh nghiệp quay trở lại hoạt động trong tháng 10 tăng gấp ba lần tháng trước và tăng 109,9% so với cùng kỳ năm trước.

Hướng dẫn nhận biết và xử lý sâu keo mùa thu vụ đông 

(HBĐT) - Ngày 29/10, tại xã Hợp Thịnh (Kỳ Sơn), Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật (TT&BVTV) tỉnh đã tổ chức tập huấn hướng dẫn nhận biết và xử lý sâu keo mùa thu vụ đông năm 2019. Tham dự có đội ngũ cán bộ Trạm TT&BVTV các huyện, thành phố, 50 cán bộ, hội viên nông dân địa bàn.

Rà soát, xây dựng hệ thống hàng hóa, các trung tâm, điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP

(HBĐT) - Sở Công Thương vừa tổ chức Hội nghị báo cáo đánh giá, rà soát, xây dựng hệ thống hàng hóa, các trung tâm, điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP trên địa bàn tỉnh.

Hồ Thuỷ điện Hoà Bình: Lưu lượng nước thấp nhất trong 30 năm qua, thiếu hụt khoảng 2 tỷ m3 nước

(HBĐT) - Theo thông tin từ Công ty Thuỷ điện Hoà Bình, năm nay, thời tiết khô hạn cực đoan khiến mực nước thấp hơn 10 m so với cùng kỳ hàng năm, lưu lượng nước về hồ thấp nhất trong 30 năm qua, ảnh hưởng lớn đến kế hoạch phát điện và tích nước hồ chứa.

Huyện Lạc Thủy: Giá trị sản xuất CN – TTCN ước đạt 425,63 tỷ đồng

(HBĐT) - Nhờ đẩy mạnh công tác xúc tiến, thu hút đầu tư, đến nay, toàn huyện Lạc Thủy có 48 dự án được cấp giấy chứng nhận đầu tư với tổng số vốn đăng ký trên 15.581 tỷ đồng.

Khoanh nợ thuế, xóa tiền phạt chậm nộp, tiền chậm nộp không có nghĩa là xóa nghĩa vụ và trách nhiệm của người nộp thuế

(HBĐT) - Để giải quyết trình trạng nợ đọng thuế không còn khả năng nộp ngân sách, Chính phủ thấy cần thiết phải xây dựng Nghị quyết của Quốc hội về khoanh tiền nợ thuế, xóa tiền phạt chậm nộp, tiền chậm nộp đối với người nộp thuế không còn khả năng nộp NSNN. Dự thảo nghị quyết sẽ được trình Quốc hội thông qua tại kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XIV. Dự thảo có những vấn đề cần quan tâm, cụ thể như sau:

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục