(HBĐT) - Để giải quyết trình trạng nợ đọng thuế không còn khả năng nộp ngân sách, Chính phủ thấy cần thiết phải xây dựng Nghị quyết của Quốc hội về khoanh tiền nợ thuế, xóa tiền phạt chậm nộp, tiền chậm nộp đối với người nộp thuế không còn khả năng nộp NSNN. Dự thảo nghị quyết sẽ được trình Quốc hội thông qua tại kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XIV. Dự thảo có những vấn đề cần quan tâm, cụ thể như sau:


Thứ nhất, về nguyên tắc xử lý tiền thuế nợ đã đảm bảo đúng yêu cầu, mục tiêu đặt ra. Xử lý nợ phải đảm bảo tuân thủ quy định pháp luật, đúng đối tượng, đúng thẩm quyền và đảm bảo điều kiện quy định hồ sơ, quy trình, thủ tục và chịu trách nhiệm của cá nhân có liên quan theo quy định của pháp luật. Việc xử lý nợ nhằm tạo điều kiện tháo gỡ khó khăn cho người nộp thuế, nhưng phải phòng ngừa và ngăn chặn việc lợi dụng chính sách để trục lợi và cố tình chây ỳ, nợ thuế. Các trường hợp đã được xóa tiền phạt chậm nộp, tiền chậm nộp, nếu cơ quan có thẩm quyền, cơ quan quản lý thuế phát hiện việc xóa nợ không đúng quy định hoặc người nộp thuế (là tổ chức hoặc cá nhân kinh doanh) đã được xóa nợ khi quay lại sản xuất, kinh doanh hoặc thành lập cơ sở sản xuất, kinh doanh mới thì phải hủy quyết định xóa nợ, khoanh nợ (nếu có) và nộp vào ngân sách khoản nợ đã được xóa.

Thứ hai, về đối tượng, dự thảo Nghị quyết đưa ra 7 trường hợp dự kiến được đề xuất xử lý tiền thuế nợ. Nói một cách khái quát, thì nhóm các đối tượng này đều có thể coi là không còn tồn tại, hoặc không còn khả năng đóng thuế trên thực tế. Do đó, việc giữ lại chỉ là con số trên sổ sách gây hiện tượng ảo, không phản ánh chính xác thực trạng và môi trường chung của nền kinh tế. Việc xử lý tiền nợ thuế, trong đó xóa tiền phạt chậm nộp và tiền chậm nộp không còn khả năng thu hồi (nợ ảo), giúp cho số nợ không tiếp tục gia tăng ảo, cơ quan thuế, hải quan giảm chi phí quản lý, có điều kiện tập trung nguồn lực và việc quản lý thu tốt hơn, tăng cường chống thất thu cho ngân sách, đồng thời cũng phán ánh đúng thực chất, tình trạng nợ thuế của nền kinh tế, minh bạch việc xây dựng các kế hoạch thu chi NSNN, đảm bảo tính thực tế và khả thi cao. Mặc dù Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14 đã có quy định về vấn đề này, nhưng phải đến đến 1/7/2020 mới có hiệu lực thi hành, nên việc ban hành một nghị quyết riêng của Quốc hội là cần thiết, tạo cơ sở pháp lý và hành lang cho việc xử lý xóa nợ thuế. 

Thứ ba, về thẩm quyền xoá nợ thuế, dự thảo đã nêu rõ là, áp dụng theo quy định tại Điều 84 và Điều 87 của Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14. Theo đó, thẩm quyền khoanh nợ được giao cho thủ trưởng cơ quan quản lý thuế quản lý trực tiếp người nộp thuế quyết định việc khoanh nợ. Còn việc xoá nợ đối với doanh nghiệp và tổ chức, Thủ tướng Chính phủ quyết định xóa nợ đối với nợ tiền phạt chậm nộp, tiền chậm nộp từ 15 tỷ đồng trở lên; Bộ trưởng Bộ Tài chính quyết định xoá nợ từ 10-15 tỷ đồng; Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế, Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan quyết định xoá nợ từ 5-10 tỷ đồng; Chủ tịch UBND tỉnh quyết định xóa nợ dưới 5 tỷ đồng. Riêng xóa nợ đối với cá nhân, cá nhân kinh doanh, hộ gia đình, hộ kinh doanh, dự thảo đề xuất Chủ tịch UBND tỉnh quyết định xóa nợ trên cơ sở hồ sơ đề nghị của cơ quan quản lý thuế. 
Dự thảo của Chính phủ đề xuất khoanh nợ và xóa tiền phạt, tiền chậm nộp, người nộp thuế có tiền thành lập doanh nghiệp mới thì phải nộp vào ngân sách khoản nợ này, do đó, việc xử lý nợ thuế không phải là biện pháp miễn trừ trách nhiệm của những người có trách nhiệm liên quan đến việc nợ thuế. Nếu phát hiện có hành vi vi phạm pháp luật thì vẫn phải xử lý theo đúng quy định. Việc xử lý nợ thuế này phù hợp với thực tiễn, chứ không xóa đi nghĩa vụ và trách nhiệm của người nộp thuế. 

                                                                     
 Văn Hồng Quý (Cục Thuế tỉnh)

Các tin khác


Hàng Tết dồi dào và nỗi lo thịt lợn

Tết Dương lịch 2020 và Tết Nguyên đán Canh Tý khá gần nhau nên các doanh nghiệp và địa phương đang tích cực chuẩn bị nguồn cung hàng hóa dồi dào cho dịp này. Riêng thịt lợn và xăng dầu dự báo gặp khó nên Bộ Công thương đã có kế hoạch nhập khẩu các mặt hàng này để bình ổn giá.

Tự hào quảng bá các sản phẩm nông nghiệp chất lượng cao

(HBĐT) - Là hoạt động xúc tiến thương mại trọng tâm trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn (NN&PTNT), Lễ hội cây ăn quả có múi (CAQCM) tỉnh Hòa Bình, Hội chợ nông nghiệp và sản phẩm OCOP khu vực phía Bắc năm 2019 được tổ chức từ ngày 1 - 5/11/2019. Trong dịp này, Hòa Bình cũng như các địa phương thuộc khu vực phía Bắc tự hào giới thiệu các sản phẩm nông nghiệp chất lượng cao, có giá trị nổi bật nhất, được đánh giá là thành tựu tiêu biểu của ngành NN&PTNT những năm gần đây.

Giữ gìn, phát triển thương hiệu “Gà Lạc Thủy”

(HBĐT) - Mới đây, UBND huyện Lạc Thủy đã tổ chức Lễ công bố nhãn hiệu chứng nhận (NHCN) "Gà Lạc Thuỷ” do Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ KH&CN) cấp Giấy chứng nhận nhãn hiệu tại Quyết định số 19793/QĐ-SHTT, ngày 19/3/2019. Tại buổi lễ, UBND huyện Lạc Thủy trao giấy chứng nhận sử dụng nhãn hiệu "Gà Lạc Thủy” cho 30 tổ chức, cá nhân SX-KD đáp ứng đủ điều kiện về chăn nuôi giống gà. Sự kiện đã khẳng định thương hiệu gà Lạc Thủy trên thị trường, mở hướng đưa giống gà này đến với người chăn nuôi trong và ngoài tỉnh, giúp nâng cao hiệu quả kinh tế.

HTX Nông nghiệp Đại Đồng góp sức xây dựng nhãn hiệu tập thể bưởi Yên Thủy

(HBĐT) - Thời gian gần đây, nhờ có nhiều cơ chế khuyến khích, hỗ trợ nên các HTX trong huyện Yên Thủy đã nỗ lực tham gia vào các hoạt động liên kết, tiêu thụ sản phẩm, xây dựng nhãn hiệu để hướng tới hình thành thương hiệu sản phẩm hàng hóa chủ lực của địa phương. Trong đó, HTX Nông nghiệp Đại Đồng, xã Ngọc Lương đóng vai trò tích cực, góp sức xây dựng thành công nhãn hiệu tập thể bưởi Yên Thủy.

Ngọt thơm bưởi đỏ Tân Lạc

(HBĐT) - Tháng 7/2013, BCH Đảng bộ huyện Tân Lạc ban hành Nghị quyết chuyên đề số 10-NQ/HU về phát triển sản xuất bưởi đỏ, bưởi da xanh trên địa bàn huyện giai đoạn 2013 - 2020. Nghị quyết đã nhanh chóng đi vào cuộc sống, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức, hành động của người dân về chủ trương phát triển kinh tế nông nghiệp bền vững cũng như phát triển vùng sản xuất hàng hóa, trong đó bưởi đỏ là cây trồng chủ lực. Những năm qua, bưởi không chỉ là cây thực hiện mục tiêu giảm nghèo, vươn tới làm giàu cho người dân mà đã góp phần tích cực cải thiện cảnh quan, môi trường sinh thái phục vụ phát triển du lịch trên địa bàn.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục