(HBĐT) - Năm 2019, công tác dân tộc được triển khai đồng bộ, trong đó, các chương trình, dự án chính sách dân tộc được triển khai thực hiện lồng ghép. 


Cụ thể, thực hiện Chương trình 135, tỉnh ta được nguồn Trung ương phân bổ 170,226 tỷ đồng, trong đó, vốn đầu tư là 122,576 tỷ đồng, vốn sự nghiệp là 44,65 tỷ đồng, thực hiện đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, hỗ trợ phát triển sản xuất, duy tu bão dưỡng các công trình sau đầu tư, nâng cao năng lực cho cộng đồng và cán bộ cơ sở. 

Thực hiện chính sách đối với người có uy tính trong đồng bào dân tộc thiểu số theo Quyết định số 12/2018/QĐ - TTg, tỉnh ta được cấp kinh phí hơn 3 tỷ đồng. Đã thực hiện cấp 326.486 tờ Báo Hòa Bình và 108.824 tờ Báo Dân tộc và Phát triển cho người có uy tín trên địa bàn tỉnh. Thực hiện hỗ trợ, tặng quà động viên người có uy tín. 

Ngoài ra, thực hiện Chính sách hỗ trợ phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2017 - 2020 theo Quyết định số 2085/QĐ-TTg, tỉnh đã hoàn thành giải ngân nguồn kinh phí hỗ trợ từ Trung ương 10,8 tỷ đồng. Trong đó, vốn vay tín dụng ưu đãi là 8 tỷ đồng, vốn hỗ trợ nước sinh hoạt 1,2 tỷ đồng... Qua đó, góp phần cải thiện cuộc sống cho đồng bào dân tộc thiểu số. 

Đ.H 

Các tin khác


Toàn tỉnh chuyển đổi được 1.700 ha đất trồng lúa kém hiệu quả

(HBĐT) - Năm 2019, các địa phương trong tỉnh đẩy mạnh thực hiện tái cơ cấu ngành trồng trọt theo hướng nâng cao giá trị gia tăng, phát triển bền vững đã mang lại kết quả rõ nét. Theo đó, giá trị sản xuất ngành trồng trọt (giá cố định 2010) đạt 6.209 tỷ đồng, tăng 9,4% so cùng kỳ năm trước, vượt 3,3% kế hoạch năm. Tổng diện tích gieo trồng cây lương thực có hạt đạt 73 nghìn ha, sản lượng 36 vạn tấn, đạt 100% kế hoạch. 

Tổng dư nợ tín dụng toàn địa bàn ước đạt 23.573,2 tỷ đồng

(HBĐT) - Năm 2019, các tổ chức tín dụng trong tỉnh đã tích cực triển khai những quy định về tiền tệ, tín dụng và lãi suất; đẩy mạnh huy động vốn, tập trung các giải pháp mở rộng đầu tư tín dụng đi đôi với quản lý chất lượng tín dụng, cho vay các chương trình ưu tiên. Đồng thời, tăng cường giải pháp gia hạn nợ, điều chỉnh kỳ hạn nợ nhằm chia sẻ khó khăn, hỗ trợ doanh nghiệp, hộ sản xuất, kinh doanh.

Khai thác lợi thế phát triển ngành công nghiệp, dịch vụ

(HBĐT) - Với vị trí địa lý liền kề Thủ đô Hà Nội, vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và hệ thống giao thông thuận lợi, tỉnh ta có cơ hội trở thành nơi bố trí các trung tâm logistics và công trình đầu mối hạ tầng kỹ thuật, phân bố các cơ sở công nghiệp vệ tinh, tham gia vào chu trình sản xuất công nghiệp hiện đại tại các khu công nghiệp (KCN). Bên cạnh đó, tỉnh cũng có nhiều cơ hội để phát triển và cung cấp các dịch vụ, sản phẩm cho thị trường tiêu dùng vùng Thủ đô và vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, cũng như dễ dàng tiếp cận dịch vụ chất lượng cao của các đô thị trong vùng kinh tế trọng điểm.

Nhiều giải pháp thúc đẩy các khu kinh tế ở Quảng Bình

Khu kinh tế (KKT) Hòn La và KKT cửa khẩu quốc tế Cha Lo được xem là khu vực kinh tế động lực của tỉnh Quảng Bình gắn với hành lang kinh tế (HLKT) quốc lộ (QL) 12A nối Quảng Bình với vùng trung Lào và đông bắc Thái-lan. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân, hiệu quả hoạt động của các KKT còn hạn chế. Mới đây, Tỉnh ủy Quảng Bình ban hành nghị quyết phát triển hai KKT với nhiều giải pháp mang tính đột phá để biến nơi đây thành đầu mối trung chuyển quốc tế.

Dấu ấn tình hữu nghị nông dân ba nước Việt Nam-Lào-Campuchia trên thành phố ngàn hoa

Tối 2-12, tại TP Đà Lạt, Trung ương Hội Nông dân Việt Nam và UBND tỉnh Lâm Đồng tổ chức bế mạc "Chương trình gặp gỡ hữu nghị nông dân ba nước Việt Nam, Lào, Campuchia gắn với Hội chợ nông sản sạch” lần thứ nhất. Chương trình đã để lại ấn tượng đẹp trên thành phố ngàn hoa Đà Lạt.

59 dự án được quyết định chủ trương đầu tư

(HBĐT) - Năm 2019, tỉnh ta tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến đầu tư; tăng cường công tác phối hợp giải quyết các thủ tục hành chính, thực hiện các giải pháp cải thiện môi trường kinh doanh và hỗ trợ tháo gỡ các khó khăn cho doanh nghiệp, nhà đầu tư.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục