(HBĐT) - Triển khai thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW, ngày 25/10/2017 của BCH T.Ư khóa XII quy định một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực hiệu quả, ngày 13/4/2018, Bộ trưởng Bộ Tài chính đã ban hành Quyết định số 520 phê duyệt Kế hoạch triển khai, sắp xếp, sáp nhập Chi cục Thuế các quận, huyện, thị xã, thành phố thành Chi cục Thuế khu vực thuộc Cục Thuế tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. 



Bộ phận "một cửa” Chi cục Thuế khu vực Kim Bôi - Lạc Thủy tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân đến giao dịch.

Năm 2018, Tổng cục Thuế đã thực hiện triển khai điểm, thành lập Chi cục Thuế khu vực tại 6 địa phương, hợp nhất 34 Chi cục Thuế để thành lập 6 Chi cục Thuế khu vực, giảm 18 Chi cục Thuế. Đến nay, Tổng cục Thuế thực hiện hợp nhất được 401 Chi cục Thuế thuộc 61 Cục Thuế tỉnh, thành phố để thành lập 190 Chi cục Thuế, giảm 211 Chi cục Thuế. Số Chi cục Thuế trong cả nước đã giảm từ 711 còn 500 Chi cục Thuế.

Đối với Hòa Bình, lãnh đạo UBND tỉnh đã chỉ đạo cơ quan chuyên môn cùng Cục Thuế xây dựng phương án, kế hoạch sắp xếp, làm tốt công tác tuyên truyền, ổn định tổ chức. Nhờ làm tốt công tác tư tưởng nên việc triển khai khá thuận lợi. Với cách làm bài bản, chuyên nghiệp, đến thời điểm này, việc sáp nhập đã diễn ra ổn định. Đồng thời, nhiệm vụ chính là thu ngân sách năm 2019 được thực hiện tốt. 

Cục Thuế tỉnh đã thực hiện hợp nhất 11 Chi cục Thuế thành 6 Chi cục Thuế khu vực, giảm 5 Chi cục Thuế. Cụ thể: Hợp nhất Chi cục Thuế các huyện: Cao Phong, Tân Lạc thành Chi cục Thuế khu vực Cao Phong - Tân Lạc; hợp nhất Chi cục Thuế các huyện: Lạc Sơn, Yên Thủy thành Chi cục Thuế khu vực Lạc Sơn - Yên Thủy; hợp nhất Chi cục Thuế các huyện: Kim Bôi, Lạc Thủy thành Chi cục Thuế khu vực Kim Bôi - Lạc Thủy; hợp nhất Chi cục Thuế thành phố Hòa Bình, Chi cục Thuế các huyện: Đà Bắc, Kỳ Sơn thành Chi cục Thuế khu vực Hòa Bình - Đà Bắc.

Ngay sau khi công bố Quyết định của Bộ trưởng Bộ Tài chính ngày 30/9/2019 về việc thành lập Chi cục Thuế khu vực thuộc 35 Cục Thuế, Cục Thuế tỉnh đã triển khai hoàn tất việc công bố ban lãnh đạo Chi cục Thuế khu vực, cũng như hoàn thiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị công nghệ thông tin để đi vào hoạt động từ ngày 7/10/2019.

Do làm tốt công tác chuẩn bị, trước và sau khi hợp nhất, đến nay, sau hơn 2 tháng các Chi cục Thuế khu vực đi vào hoạt động, qua đánh giá cán bộ, công chức thuế yên tâm công tác, không có đơn thư khiếu nại liên quan đến công tác cán bộ sau khi hợp nhất. Về số thu, cơ bản các đơn vị đều hoàn thành và hoàn thành vượt dự toán được giao. Tuy nhiên, cụ thể một số khoản thu đạt tỷ lệ chưa cao nhưng do yếu tố khách quan, không liên quan đến việc hợp nhất.


Văn Hồng Quý
(Cục Thuế tỉnh)

Các tin khác


Hội Liên hiệp phụ nữ huyện Đà Bắc hỗ trợ hội viên phát triển kinh tế

(HBĐT) - Hỗ trợ hội viên phát triển kinh tế là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của các cấp Hội Phụ nữ. Để triển khai chương trình có hiệu quả, thời gian qua, Hội LHPN huyện Đà Bắc đã rà soát số hộ phụ nữ nghèo, có hoàn cảnh khó khăn, tìm hiểu nhu cầu vốn thực tế của từng hộ để có hướng hỗ trợ phù hợp.

Toàn tỉnh chuyển đổi được 1.700 ha đất trồng lúa kém hiệu quả

(HBĐT) - Năm 2019, các địa phương trong tỉnh đẩy mạnh thực hiện tái cơ cấu ngành trồng trọt theo hướng nâng cao giá trị gia tăng, phát triển bền vững đã mang lại kết quả rõ nét. Theo đó, giá trị sản xuất ngành trồng trọt (giá cố định 2010) đạt 6.209 tỷ đồng, tăng 9,4% so cùng kỳ năm trước, vượt 3,3% kế hoạch năm. Tổng diện tích gieo trồng cây lương thực có hạt đạt 73 nghìn ha, sản lượng 36 vạn tấn, đạt 100% kế hoạch. 

Tổng dư nợ tín dụng toàn địa bàn ước đạt 23.573,2 tỷ đồng

(HBĐT) - Năm 2019, các tổ chức tín dụng trong tỉnh đã tích cực triển khai những quy định về tiền tệ, tín dụng và lãi suất; đẩy mạnh huy động vốn, tập trung các giải pháp mở rộng đầu tư tín dụng đi đôi với quản lý chất lượng tín dụng, cho vay các chương trình ưu tiên. Đồng thời, tăng cường giải pháp gia hạn nợ, điều chỉnh kỳ hạn nợ nhằm chia sẻ khó khăn, hỗ trợ doanh nghiệp, hộ sản xuất, kinh doanh.

Khai thác lợi thế phát triển ngành công nghiệp, dịch vụ

(HBĐT) - Với vị trí địa lý liền kề Thủ đô Hà Nội, vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và hệ thống giao thông thuận lợi, tỉnh ta có cơ hội trở thành nơi bố trí các trung tâm logistics và công trình đầu mối hạ tầng kỹ thuật, phân bố các cơ sở công nghiệp vệ tinh, tham gia vào chu trình sản xuất công nghiệp hiện đại tại các khu công nghiệp (KCN). Bên cạnh đó, tỉnh cũng có nhiều cơ hội để phát triển và cung cấp các dịch vụ, sản phẩm cho thị trường tiêu dùng vùng Thủ đô và vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, cũng như dễ dàng tiếp cận dịch vụ chất lượng cao của các đô thị trong vùng kinh tế trọng điểm.

Nhiều giải pháp thúc đẩy các khu kinh tế ở Quảng Bình

Khu kinh tế (KKT) Hòn La và KKT cửa khẩu quốc tế Cha Lo được xem là khu vực kinh tế động lực của tỉnh Quảng Bình gắn với hành lang kinh tế (HLKT) quốc lộ (QL) 12A nối Quảng Bình với vùng trung Lào và đông bắc Thái-lan. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân, hiệu quả hoạt động của các KKT còn hạn chế. Mới đây, Tỉnh ủy Quảng Bình ban hành nghị quyết phát triển hai KKT với nhiều giải pháp mang tính đột phá để biến nơi đây thành đầu mối trung chuyển quốc tế.

Dấu ấn tình hữu nghị nông dân ba nước Việt Nam-Lào-Campuchia trên thành phố ngàn hoa

Tối 2-12, tại TP Đà Lạt, Trung ương Hội Nông dân Việt Nam và UBND tỉnh Lâm Đồng tổ chức bế mạc "Chương trình gặp gỡ hữu nghị nông dân ba nước Việt Nam, Lào, Campuchia gắn với Hội chợ nông sản sạch” lần thứ nhất. Chương trình đã để lại ấn tượng đẹp trên thành phố ngàn hoa Đà Lạt.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục