(HBĐT) - Ngày 13/11/2014, BTV Tỉnh ủy ban hành Chỉ thị số 40-CT/TU về đẩy mạnh việc phát triển hợp tác, liên kết sản xuất nông nghiệp gắn với xây dựng cánh đồng lớn và vận động người dân cải tạo vườn tạp (Chỉ thị số 40). Sau 5 năm triển khai thực hiện chỉ thị đã đạt được những kết quả toàn diện. Nhiều cơ chế, chính sách được ban hành tạo động lực thúc đẩy chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi. Nhận thức của người dân vùng nông thôn về phát triển kinh tế hộ, xóa bỏ vườn tạp được nâng cao. Bước đầu hình thành một số vùng sản xuất hàng hóa tập trung, phát huy được tiềm năng, lợi thế của địa phương.


Nông dân xã Quyết Chiến (Tân Lạc) cải tạo vườn tạp trồng su su cho hiệu quả kinh tế cao. 

Thực hiện Chỉ thị 40- CT/TU, Tỉnh ủy đã ban hành Nghị quyết về cải tạo vườn tạp trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2016 - 2020, UBND tỉnh ban hành Quyết định số 1493, ngày 9/6/2016 về việc phê duyệt Đề án cải tạo vườn tạp trên địa bàn tỉnh đến năm 2020; các huyện, thành phố xây dựng đề án, kế hoạch cải tạo vườn tạp. Đến nay, các huyện: Lương Sơn, Lạc Sơn, Kim Bôi đã phê duyệt đề án, các huyện: Tân Lạc, Cao Phong, Lạc Thủy, Đà Bắc và TP Hòa Bình đã lồng ghép nội dung cải tạo vườn tạp vào đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp. 

Đối với xây dựng cánh đồng lớn, các địa phương căn cứ điều kiện thực tế, nhu cầu phát triển sản xuất xây dựng kế hoạch cánh đồng lớn dựa theo các tiêu chí cụ thể được quy định tại Thông tư số 15/2014/TTBNNPTNT của Bộ NN&PTNT. Bước đầu đã hình thành cánh đồng lớn như: vùng sản xuất cam Cao Phong; vùng sản xuất chè đen phục vụ xuất khẩu của Công ty TNHH MTV Sông Bôi, huyện Lạc Thủy; vùng sản xuất cây có múi thuộc HTX Nông nghiệp thương mại Mường Động, huyện Kim Bôi với diện tích 125 ha; vùng sản xuất nhãn an toàn thuộc HTX Nông nghiệp Sơn Thủy, huyện Kim Bôi với diện tích 34 ha. Sở NN&PTNTđã thực hiện rà soát, xác định các khu sản xuất trồng trọt tập trung ứng dụng công nghệ cao (CNC), công nghệ sinh học (CNSH) tại các huyện, thành phố với 14 khu vực tại 7 huyện, tổng diện tích 289,5 ha.

UBND tỉnh đã phê duyệt 34 dự án liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị với mục tiêu xây dựng các mô hình sản xuất có hiệu quả để nhân rộng, ưu tiên phát triển sản phẩm hàng hóa chủ lực, khuyến khích liên kết, liên doanh theo phương châm "doanh nghiệp hóa, liên kết hóa, xã hội hóa”; vừa đẩy mạnh phát triển các loại hình tổ chức doanh nghiệp, hợp tác xã... vừa quan tâm phát triển kinh tế hộ; thực hiện "tái cơ cấu ngành nông nghiệp” theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững gắn với xây dựng nông thôn mới. Thực hiện chương trình OCOP, trong năm 2019 đã đánh giá, xếp hạng 27 sản phẩm (18 sản phẩm 3 sao, 9 sản phẩm 4 sao), với các sản phẩm nông nghiệp đây là bước đầu tiên trong việc xây dựng hình ảnh, tạo uy tín cho các sản phẩm để quảng bá, xúc tiến thương mại và thu hút liên kết, đầu tư từ các doanh nghiệp, nhà đầu tư...

Trong những năm qua, ngành nông nghiệp đã tích cực thực hiện công tác tập huấn, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật về trồng trọt và bảo vệ thực vật cho nông dân, góp phần nâng cao kiến thức, kỹ năng, hiệu quả kinh tế trong sản xuất trồng trọt. Đã tổ chức khoảng 600 lớp tập huấn về trồng trọt và bảo vệ thực vật; 40 mô hình khảo nghiệm, trình diễn chuyển giao kỹ thuật với 1.400 ha; 24 lớp đào tạo nghề trồng rau an toàn, trồng cây có múi, cây thanh long, cây dược liệu, quản lý dịch hại tổng hợp tại các vùng sản xuất tập trung trên địa bàn các huyện Tân Lạc, Lương Sơn, Kim Bôi, Đà Bắc, TP Hòa Bình… Tổ chức thực hiện 171 lớp học hiện trường FFS, 2 lớp đào tạo giảng viên nông dân TOT về chăm sóc, quản lý sâu bệnh theo hướng bền vững trên cây có múi và cây rau tại huyện Cao Phong và Lương Sơn với hơn 2.790 lượt học viên nông dân tham gia. Sở KH&CN đã xây dựng 54 quy trình công nghệ được nghiên cứu, hoàn thiện và chuyển giao, xây dựng 44 mô hình sản xuất, trình diễn, đào tạo và tập huấn cho gần 990 kỹ thuật viên, nông dân, từ đó hình thành tập quán canh tác theo kỹ thuật tiên tiến. 

Trong 5 năm qua, đã có 42 đề tài, dự án triển khai nghiên cứu phục vụ phát triển nông nghiệp; thực hiện khảo nghiệm, sản xuất thử, mô hình trình diễn nhiều loại giống cây trồng để đánh giá độ thích nghi, phù hợp của các giống cây trồng trên địa bàn tỉnh; đã xác định được các cây đầu dòng của mỗi loại như bưởi đỏ, bưởi da xanh, cam, quýt... từ đó phục vụ cho mục tiêu xây dựng cánh đồng mẫu lớn. Hiện nay đã có vùng sản xuất hàng hóa có giá trị kinh tế cao như cam trồng tại huyện Cao Phong và được mở rộng địa bàn sang các huyện Tân Lạc, Lạc Thủy, Kim Bôi; tạo lập và quản lý nhãn hiệu tập thể cho sản phẩm quả lặc lày hữu cơ Lương Sơn, hạt dổi Lạc Sơn, su su Tân Lạc, nhãn Sơn Thủy- Kim Bôi; bảo tồn được nguồn gen các cây trồng địa phương như: quýt Nam Sơn, lúa nếp cẩm, tỏi tía Hòa Bình, mía tím Hòa Bình, ngô nếp Thung Khe. 

Việc nghiên cứu, chuyển giao ứng dụng đều có sự liên kết 4 nhà: nhà quản lý, nhà khoa học, nhà doanh nghiệp và nhà nông. Diện tích sản xuất trồng trọt trên địa bàn tỉnh được chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm, VietGAP, hữu cơ đạt trên 1.300 ha; chứng nhận an toàn thực phẩm, VietGAP và chăn nuôi hữu cơ trong chăn nuôi cho 6 cơ sở với quy mô 609,6 tấn/năm; chứng nhận an toàn thực phẩm, VietGAP trong nuôi trồng thủy sản cho 9 cơ sở với quy mô 849 lồng…

Thực hiện Chỉ thị 40, các cấp ủy, chính quyền và cả hệ thống chính trị đã tích cực, chủ động, sáng tạo trong triển khai; đã xuất hiện nhiều loại hình tổ chức sản xuất kinh tế tập thể, kinh tế trang trại, tổ hợp tác và doanh nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp. Bước đầu hình thành một số vùng sản xuất hàng hóa tập trung phát huy được tiềm năng lợi thế của địa phương như: cam tại Cao Phong, bưởi tại Tân Lạc; su su, tỏi tía tại các xã vùng cao của huyện Mai Châu, Tân Lạc; mía tím tại các huyện Tân Lạc, Kim Bôi, Cao Phong; chè Shan tuyết tại các xã vùng cao Mai Châu, Đà Bắc… tạo động lực cải tạo vườn tạp gắn kết với vùng sản xuất tạo ra sản lượng lớn có sức cạnh tranh trên thị trường, mang lại hiệu quả kinh tế cao, góp phần nâng cao giá trị thu nhập trên đơn vị diện tích đất canh tác.


V.H 

Các tin khác


Có 560 khách hàng vay vốn chương trình cho vay hộ dân tộc thiểu số

(HBĐT) - Đến hết tháng 1, tổng dư nợ của Chương trình cho vay theo Quyết định số 2085/QĐ-TTg trên địa bàn tỉnh ta đạt trên 20,4 tỷ đồng với 560 khách hàng vay vốn. Các hộ vay vốn đều sử dụng vốn đúng mục đích và có hiệu quả.

Hiệu quả kinh tế cao từ các loại rau, màu

(HBĐT) - Thời gian qua, cấp ủy, chính quyền xã Sào Báy (Kim Bôi) đã vận động nhân dân chuyển đổi cây trồng, nâng cao hiệu quả sử dụng đất, nhất là diện tích trồng màu, đem lại thu nhập cao, cung ứng ra thị trường các loại nông sản sạch, đảm bảo chất lượng. Nhờ đó, đời sống kinh tế của người dân ngày càng nâng cao, đóng góp phát triển KT-XH của địa phương.

Dẫn đầu đóng góp cho kim ngạch xuất khẩu của tỉnh

(HBĐT) - Thành lập từ năm 2002, Công ty TNHH Nghiên cứu kỹ thuật R Việt Nam tại KCN bờ trái sông Đà, phường Hữu Nghị (TP Hòa Bình) luôn đạt doanh thu cao, ổn định. Nhiều năm giữ vai trò là doanh nghiệp có đóng góp hàng đầu cho kim ngạch xuất khẩu của tỉnh.

Kiểm tra dự án đường liên huyện vùng cao Lạc Sơn - Tân Lạc

(HBĐT) - Ngày 28/2, đồng chí Bùi Văn Cửu, Phó Chủ tịch UBND tỉnh cùng đoàn công tác đã kiểm tra tiến độ thi công và công tác giải phóng mặt bằng dự án đường liên huyện vùng cao Lạc Sơn - Tân Lạc.

Chi hội phụ nữ trong thay đổi hành vi an toàn thực phẩm ở xã Đú Sáng

(HBĐT) - Chị Bùi Thị Huyền, Chủ tịch Hội LHPN xã Đú Sáng (Kim Bôi) cho biết: Năm 2018, theo sự chỉ đạo của Ban Thường vụ Hội LHPN tỉnh, Chị hội Phụ nữ xã đã thành lập mô hình "Chi hội Phụ nữ thực hiện an toàn thực phẩm (ATTP) gắn với rèn luyện phẩm chất đạo đức phụ nữ”. Qua hơn 1 năm thực hiện, mô hình đạt kết quả tốt, đảm bảo mục đích yêu cầu. Hiệu quả của mô hình không những đem lại năng suất, chất lượng, cung cấp sản phẩm an toàn phục vụ đời sống sinh hoạt của người dân mà quan trọng hơn là mô hình có sức lan tỏa, nhân rộng và được cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương đánh giá, ghi nhận.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục