(HBĐT) - Chị Bùi Thị Huyền, Chủ tịch Hội LHPN xã Đú Sáng (Kim Bôi) cho biết: Năm 2018, theo sự chỉ đạo của Ban Thường vụ Hội LHPN tỉnh, Chị hội Phụ nữ xã đã thành lập mô hình "Chi hội Phụ nữ thực hiện an toàn thực phẩm (ATTP) gắn với rèn luyện phẩm chất đạo đức phụ nữ”. Qua hơn 1 năm thực hiện, mô hình đạt kết quả tốt, đảm bảo mục đích yêu cầu. Hiệu quả của mô hình không những đem lại năng suất, chất lượng, cung cấp sản phẩm an toàn phục vụ đời sống sinh hoạt của người dân mà quan trọng hơn là mô hình có sức lan tỏa, nhân rộng và được cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương đánh giá, ghi nhận.



Thành viên mô hình "Chi hội phụ nữ thực hiện an toàn thực phẩm” xã Đú Sáng (Kim Bôi) chăm sóc ruộng dưa chuột tại xóm Sáng Trong.

Chị Huyền chia sẻ: Xã Đú Sáng có diện tích tự nhiên trên 5 nghìn ha, có 3 dân tộc Mường, Dao, Kinh cùng sinh sống. Kinh tế chủ yếu là trồng trọt, nông, lâm nghiệp và chăn nuôi. Từ thực tế canh tác truyền thống của bà con, các sản phẩm nông sản chưa đem lại hiệu quả kinh tế cao, đầu ra chưa ổn định… Chính vì vậy, mô hình được thành lập với mục đích nâng cao nhận thức của các thành viên tham gia mô hình trong sản xuất sản phẩm ATTP. Để làm được điều đó, các thành viên được tham gia các lớp tập huấn về trồng trọt, chăn nuôi; được giao lưu, học tập kinh nghiệm sản xuất từ các mô hình, địa phương đã thực hiện hiệu quả; tìm được hướng phát triển sản xuất sản phẩm đảm bảo ATTP,từ đó xây dựng uy tín, kết nối thị trường để đảm đảo đầu ra cho các sản phẩm và ký cam kết sản xuất, kinh doanh thực phẩm an toàn.

Cùng với việc thành lập mô hình, Hội Phụ nữ xã phối hợp và đẩy mạnh tuyên truyền trên loa phát thanh; phối hợp các đoàn thể tổ chức tuyên truyền sử dụng thực phẩm sạch trong gia đình, giữ gìn vệ sinh đồ dùng, dụng cụ sản xuất, chế biến thực phẩm gắn với tuyên truyền cuộc vận động "Xây dựng gia đình 5 không – 3 sạch”… Ngoài ra, còn tổ chức tập huấn vệ sinh ATTP trên cây quả theo tiêu chuẩn VietGAP, kiến thức ATTP cho người sản xuất quả an toàn, tuyên truyền xóa bỏ những hành vi không an toàn trong trồng cây, hướng dẫn các hộ gia đình sau khi thu hoạch cắt cành, tỉa lá, vệ sinh đồng ruộng…

Với 30 hộ tham gia mô hình từ tháng 8/2018, các thành viên thường xuyên bàn bạc, thống nhất lựa chọn vật nuôi, giống cây trồng phù hợp theo các mùa vụ. Thời điểm đầu, 30 hộ tập trung canh tác trên tổng diện tích 7 ha với các loại cây trồng chính như: bí xanh, đỏ, đậu, các loại dưa, mướp đắng… Đến nay, diện tích canh tác của các hộ thành viên được mở rộng thành 20 ha. Các hộ đã có thu nhập ổn định hơn với mức bình quân trên 5,9 triệu đồng/hộ/tháng, không phải đi làm ăn xa, có điều kiện mua sắm vật dụng gia đình, đầu tư cho con cái học hành. Các hộ hội viên tiêu biểu trong mô hình là: Bùi Thị Tuân, Bùi Thị Khuê, Bùi Thị Mến. Bên cạnh các hoạt động sản xuất, tiêu thụ các loại rau, củ quả, các thành viên còn kết hợp chăn nuôi gà thả vườn, lợn bản địa để tăng thêm thu nhập, có thêm nguồn phần hữu cơ bón cho cây trồng đồng thời tận dụng được thức ăn từ chính nguồn cây trồng.

Hiệu quả tích cực thu được từ mô hình đã có sức lan tỏa, tác động tích cực đến đông đảo hội viên phụ nữ và người dân trong xã. Đến nay, đa phần các sản phẩm nông nghiệp của mô hình nói riêng và của người dân trong xã nói chung được người tiêu dung và các đầu mối thu mua lựa chọn, tin dùng. Trong đó, các loại cây trồng lấy hạt được kết nối và nhập vào các công ty như: Tân Lộc Phát, Pacific, Gia Bảo… Trong thời gian tới, Hội LHPN xã tiếp tục phối hợp với HTX Nông nghiệp xanh Kim Bôi liên kết với các hộ xây dựng vùng sản xuất an toàn đạt tiêu chuẩn VietGAP để kết nối, đưa sản phẩm vào hệ thống siêu thị tại Hà Nội.


Hồng Duyên


Các tin khác


Dấu ấn nông nghiệp chuyển hóa

Bài 2 - Động lực tăng trưởng, tái cơ cấu ngành nông nghiệp
(HBĐT) - Cùng với những quyết sách có ý nghĩa chiến lược của tỉnh, nông nghiệp đang có sự chuyển động mạnh mẽ hơn về chất thông qua chương trình, đề án tái cơ cấu ngành. Nhiều địa phương sớm đưa ra kế hoạch hành động theo hướng nâng cao giá trị gia tăng, phát triển bền vững. Ban chỉ đạo thực hiện đề án cấp tỉnh, huyện, xã tích cực chỉ đạo, điều hành, cụ thể hóa mục tiêu gắn với kế hoạch sản xuất mùa vụ, các văn bản chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ thuộc ngành.

Đẩy mạnh thanh toán qua ngân hàng đối với các dịch vụ công

(HBĐT) - Ngân hàng Nhà nước - Chi nhánh tỉnh (NHNN tỉnh) vừa ban hành kế hoạch triển khai thực hiện Đề án đẩy mạnh thanh toán qua ngân hàng đối với các dịch vụ công trên địa bàn tỉnh.

Hỗ trợ đoàn viên thanh niên phát triển kinh tế, khởi nghiệp

(HBĐT) - Đồng chí Bùi Quốc Hoàn, Phó Bí thư Tỉnh Đoàn cho biết: Từ nguồn vốn vay Quỹ quốc gia về việc làm của T.Ư Đoàn (nguồn vốn 120), nhiều đoàn viên thanh niên (ĐVTN) trên địa bàn tỉnh đã có cơ hội được vay vốn phát triển kinh tế, mở rộng quy mô sản xuất, tạo việc làm, tăng thêm thu nhập.

2 tháng, giá trị sản xuất công nghiệp tăng 19,43% so với cùng kỳ

(HBĐT) - Năm 2020, UBND tỉnh tiếp tục chỉ đạo các sở, ngành chức năng và các huyện, thành phố chú trọng thực hiện Đề án phát triển CN - TTCN và triển khai các giải pháp đưa công nghiệp trở thành khâu đột phá để thúc đẩy phát triển KT - XH của tỉnh. Phấn đấu giá trị sản xuất công nghiệp của năm đạt 43.007 tỷ đồng, tăng 15% so với năm 2019.

Triển khai phổ biến Luật Chăn nuôi và các văn bản hướng dẫn thi hành

(HBĐT) - Vừa qua, Sở NN&PTNT tổ chức hội nghị phổ biến Luật Chăn nuôi. Tham dự có đại diện các sở, ngành liên quan, lãnh đạo các phòng, ban và các chi cục trực thuộc Sở NN&PTNT.

Năm 2020, phấn đấu kết nạp 1.400 hội viên nông dân

(HBĐT) - Ngày 26/2, Hội Nông dân tỉnh tổ chức hội nghị triển khai công tác Hội và phong trào nông dân năm 2020 và giao chỉ tiêu thi đua, hướng dẫn chấm điểm thi đua năm 2020.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục