(HBĐT) - Phát huy bản chất người lính Cụ Hồ trong thời bình, cán bộ, hội viên cựu chiến binh (CCB) phường Tân Hòa (TP Hòa Bình) luôn tìm tòi, học hỏi phát triển, mở rộng các mô hình kinh tế nhằm nâng cao thu nhập, cải thiện chất lượng cuộc sống. Năm 2019, thu nhập bình quân hội viên CCB đạt 66,5 triệu đồng, không có hội viên nghèo, tỷ lệ hộ giàu gần 50%. Qua đó từng bước khẳng định vai trò tiên phong, gương mẫu trong phong trào phát triển KT - XH tại địa phương.


Cán bộ Hội CCB phường Tân Hòa (TP Hòa Bình) thăm quan, trao đổi kinh nghiệm mô hình trồng lan rừng với CCB Nguyễn Huy Long ở chi hội 3. 

Cùng cán bộ Hội CCB phường Tân Hòa, chúng tôi đến thăm gia đình ông Nguyễn Huy Long ở chi hội 3, CCB phát triển hiệu quả mô hình trồng lan rừng cho thu nhập khá trên địa bàn. Ấn tượng đầu tiên khi tiếp xúc với ông Long là sự nhiệt huyết, đam mê thú chơi lan. Dẫn chúng tôi thăm vườn, ông Long chia sẻ: "Gần 20 năm kinh nghiệm trồng lan, tôi rất mê giống cây hoa này. Chơi lan vừa để thỏa mãn niềm đam mê lại có thêm thu nhập để dưỡng già. Theo tôi trồng lan không khó, tuy nhiên đòi hỏi người trồng cần tỉ mỉ, chăm sóc đúng quy trình, kỹ thuật. Hiện, vườn lan của gia đình tôi có khoảng 60 giống hoa, đa phần là những giống lan quý như: lan phi điệp Hòa Bình, lan hồng mỹ nhân, lan hồng minh châu...”.
Nhờ chịu khó học hỏi, sáng tạo trong cách trồng, chăm sóc, vườn lan của gia đình ông Long phát triển hiệu quả, đem lại thu nhập ổn định. Trung bình mỗi năm, ông Long xuất bán ra thị trường khoảng 300 giò lan giống phổ thông, giá bình quân 2 triệu đồng/giò. Ngoài ra, gia đình ông còn cung cấp một số giống lan quý có giá từ 100 – 200 triệu đồng/kie. 

Cùng với CCB Nguyễn Huy Long, Hội CCB phường Tân Hòa còn nhiều tấm gương sáng tiên phong trong lĩnh vực phát triển KT-XH địa phương. Cán bộ, hội viên CCB đã tận dụng tối đa tiềm năng, lợi thế về vị trí địa lý, giao thông thuận lợi, thị trường phong phú để phát triển hiệu quả nhiều mô hình kinh tế; phát triển đa dạng ngành nghề kinh tế nông, lâm nghiệp, dịch vụ theo nhu cầu của thị trường như: chăn nuôi, sản xuất tập trung, trồng rừng, kinh doanh vật liệu xây dựng... 

Nhằm tạo điều kiện cho cán bộ, hội viên có điều kiện mở rộng quy mô và phát triển kinh tế, Hội CCB phường chủ động phối hợp với Ngân hàng CSXH thành phố tạo điều kiện cho 39 hội viên vay vốn với tổng dư nợ 1 tỷ đồng. Năm 2019, Hội CCB phường xây dựng nguồn quỹ hội đạt 227 triệu đồng, bình quân mỗi hội viên 620.000 đồng/năm. Hàng năm duy trì tổ chức từ 2 - 3 buổi tập huấn, chuyển giao KHKT về trồng trọt, chăn nuôi theo nhu cầu của hội viên. Thường xuyên giao lưu, gặp gỡ, chia sẻ cách làm hay, sáng tạo trong phát triển kinh tế để hội viên học hỏi, tương trợ giúp đỡ lẫn nhau. 

Đồng chí Nguyễn Văn Hùng, Chủ tịch Hội CCB phường cho biết: "Trong thời gian tới, Hội tiếp tục tuyên truyền cán bộ, hội viên CCB năng động, sáng tạo trong lĩnh vực kinh tế. Khuyến khích hội viên mở rộng quy mô, phát triển các mô hình kinh tế cho lợi nhuận cao hơn. Đồng thời mong muốn các ban, ngành, đoàn thể hỗ trợ vốn, kỹ thuật, liên kết tiêu thụ sản phẩm. Qua đó tiếp tục nâng cao thu nhập, nâng cao chất lượng đời sống hội viên, góp phần xây dựng quê hương giàu đẹp, văn minh". 


                 Đức Anh


Các tin khác


Kiểm tra dự án đường liên huyện vùng cao Lạc Sơn - Tân Lạc

(HBĐT) - Ngày 28/2, đồng chí Bùi Văn Cửu, Phó Chủ tịch UBND tỉnh cùng đoàn công tác đã kiểm tra tiến độ thi công và công tác giải phóng mặt bằng dự án đường liên huyện vùng cao Lạc Sơn - Tân Lạc.

Chi hội phụ nữ trong thay đổi hành vi an toàn thực phẩm ở xã Đú Sáng

(HBĐT) - Chị Bùi Thị Huyền, Chủ tịch Hội LHPN xã Đú Sáng (Kim Bôi) cho biết: Năm 2018, theo sự chỉ đạo của Ban Thường vụ Hội LHPN tỉnh, Chị hội Phụ nữ xã đã thành lập mô hình "Chi hội Phụ nữ thực hiện an toàn thực phẩm (ATTP) gắn với rèn luyện phẩm chất đạo đức phụ nữ”. Qua hơn 1 năm thực hiện, mô hình đạt kết quả tốt, đảm bảo mục đích yêu cầu. Hiệu quả của mô hình không những đem lại năng suất, chất lượng, cung cấp sản phẩm an toàn phục vụ đời sống sinh hoạt của người dân mà quan trọng hơn là mô hình có sức lan tỏa, nhân rộng và được cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương đánh giá, ghi nhận.

Dấu ấn nông nghiệp chuyển hóa



Bài 3 - Thành tựu và thách thức
(HBĐT) - Những chủ trương, quyết sách lớn của tỉnh đối với phát triển nông nghiệp, đề án tái cơ cấu ngành đã nhận được sự ủng hộ, hưởng ứng, huy động nhân dân đóng góp, tham gia với tinh thần cộng đồng trách nhiệm. Cũng từ đây, nông nghiệp chuyển hóa sống động, đời sống vật chất, tinh thần cư dân nông thôn cải thiện, nông thôn đổi mới. Bên cạnh đó, nông nghiệp của tỉnh còn cần vượt qua nhiều thách thức.

Lại thêm một vụ mía “đắng"

(HBĐT) - Đến thời điểm này, ở xã Mỹ Hòa, nơi được coi là thủ phủ mía tím của huyện Tân Lạc, mía vẫn đứng vườn rất nhiều, trong khi tư thương thu mua khá dè dặt. Giá bán không cao hơn vụ trước, thậm chí có những vườn mía phải bán theo dạng thức ăn gia súc, chỉ vài trăm đồng mỗi cây. Vậy là, 3 vụ mía liên tiếp, người trồng mía nơi đây rơi vào cảnh thua lỗ.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục