(HBĐT) - Thời gian qua, cấp ủy, chính quyền xã Sào Báy (Kim Bôi) đã vận động nhân dân chuyển đổi cây trồng, nâng cao hiệu quả sử dụng đất, nhất là diện tích trồng màu, đem lại thu nhập cao, cung ứng ra thị trường các loại nông sản sạch, đảm bảo chất lượng. Nhờ đó, đời sống kinh tế của người dân ngày càng nâng cao, đóng góp phát triển KT-XH của địa phương.



Với diện tích 5.000 m2 rau, màu các loại đem lại cho gia đình bà Bùi Thị Diễn, xóm Sào Bắc, xã Sào Báy (Kim Bôi) nguồn thu nhập ổn định.

Nhờ đẩy mạnh áp dụng KH-KT vào sản xuất nông nghiệp, năng suất, sản lượng các loại cây trồng tăng dần qua các năm. Đến nay, toàn xã gieo trồng 217,5 ha rau màu các loại, năng suất, sản lượng đều đạt kế hoạch và vượt so với cùng kỳ. Dưa lê đạt năng suất 25-30 tạ/ha, giá bán dao động 20.000-25.000 đồng/kg, bí đỏ đạt năng suất 2-2,5 tấn/ha, bí xanh đạt năng suất 2,5 tấn/ha... Các loại rau, màu được bà con đưa vào canh tác gồm: dưa lê, dưa chuột, bí xanh, bí đỏ, lặc lày..., tập trung chủ yếu ở xóm Báy, Sào Bắc, Đầm Giàn... Nhờ tích cực học tập trao đổi kinh nghiệm, tham gia các lớp tập huấn, nâng cao hiệu quả canh tác, chất lượng nông sản được nâng lên, thị trường đón nhận tích cực, giá cả dần ổn định.

Từ diện tích vườn tạp và nhiều loại cây trồng kém hiệu quả, năng suất thấp, bà con đã chuyển sang trồng các loại rau màu, dưa, bí cho hiệu quả kinh tế cao hơn nhiều lần. Dù chưa canh tác theo các quy trình sản xuất nông sản chất lượng cao như VietGAP nhưng bà con đã canh tác theo tiêu chí sạch, đưa vào sử dụng các chế phẩm sinh học, hạn chế dùng thuốc bảo vệ thực vật, sửa chữa hệ thống dẫn nước để thuận lợi cho sản xuất, giữ vệ sinh đồng ruộng, do đó, chất lượng nông sản luôn đảm bảo.

Bà Bùi Thị Diễn, xóm Sào Bắc cho biết: "Trước đây, gia đình tôi canh tác chủ yếu các loại cây trồng truyền thống nhưng hiệu quả thấp, thu nhập không cao. Mạnh dạn cải tạo vườn tạp, chuyển đổi sang trồng các loại rau như: lặc lày, dưa lê, đậu đũa... tổng diện tích 5.000 m2, giúp đời sống kinh tế của gia đình ngày càng được nâng lên. Thu nhập riêng từ rau, màu bình quân đạt từ 50 - 60 triệu đồng/năm".

Nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế từ diện tích rau, màu, phát triển bền vững, xã chủ động liên kết với thị trường tiêu thụ nông sản, chợ đầu mối, tìm kiếm đơn vị bao tiêu sản phẩm, đảm bảo đầu ra ổn định cho nông sản; quan tâm đầu tư cơ sở hạ tầng giao thông, thủy lợi phục vụ tưới tiêu cho sản xuất với 73,9% kênh mương được cứng hóa, diện tích đất sản xuất chủ động được nước tưới tiêu đạt 90%. Xã tiếp tục triển khai các chương trình tín dụng chính sách hỗ trợ sản xuất cho nông dân, tạo việc làm, xóa đói, giảm nghèo, xuất hiện nhiều nông dân giỏi, điển hình tiên tiến, thu nhập cao.

Đồng chí Bùi Văn Tường, Chủ tịch UBND xã cho biết: "Thời gian qua, xã chủ động xây dựng, triển khai kế hoạch sử dụng đất theo từng giai đoạn, nhất là đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng, ứng dụng KH-KT, nâng cao hiệu quả canh tác và chất lượng các loại rau, màu. Qua đó đã mang lại hiệu quả tích cực, góp phần giải quyết việc làm cho lao động địa phương, nâng cao thu nhập cho người dân. Đến nay, thu nhập bình quân đầu người của xã đạt 32,3 triệu đồng/năm, tỷ lệ hộ nghèo còn 9,3%".


Hoàng Anh


Các tin khác


Dấu ấn nông nghiệp chuyển hóa



Bài 3 - Thành tựu và thách thức
(HBĐT) - Những chủ trương, quyết sách lớn của tỉnh đối với phát triển nông nghiệp, đề án tái cơ cấu ngành đã nhận được sự ủng hộ, hưởng ứng, huy động nhân dân đóng góp, tham gia với tinh thần cộng đồng trách nhiệm. Cũng từ đây, nông nghiệp chuyển hóa sống động, đời sống vật chất, tinh thần cư dân nông thôn cải thiện, nông thôn đổi mới. Bên cạnh đó, nông nghiệp của tỉnh còn cần vượt qua nhiều thách thức.

Lại thêm một vụ mía “đắng"

(HBĐT) - Đến thời điểm này, ở xã Mỹ Hòa, nơi được coi là thủ phủ mía tím của huyện Tân Lạc, mía vẫn đứng vườn rất nhiều, trong khi tư thương thu mua khá dè dặt. Giá bán không cao hơn vụ trước, thậm chí có những vườn mía phải bán theo dạng thức ăn gia súc, chỉ vài trăm đồng mỗi cây. Vậy là, 3 vụ mía liên tiếp, người trồng mía nơi đây rơi vào cảnh thua lỗ.

Gieo ươm 8,8 triệu cây giống phục vụ kế hoạch trồng rừng

(HBĐT) - Trong tháng 2, Sở NN&PTNT phối hợp với UBND các huyện, thành phố thực hiện có hiệu quả Chỉ thị số 17, ngày 30/12/2019 về phát động "Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ” nhân dịp xuân Canh Tý 2020.

Dấu ấn nông nghiệp chuyển hóa

Bài 2 - Động lực tăng trưởng, tái cơ cấu ngành nông nghiệp
(HBĐT) - Cùng với những quyết sách có ý nghĩa chiến lược của tỉnh, nông nghiệp đang có sự chuyển động mạnh mẽ hơn về chất thông qua chương trình, đề án tái cơ cấu ngành. Nhiều địa phương sớm đưa ra kế hoạch hành động theo hướng nâng cao giá trị gia tăng, phát triển bền vững. Ban chỉ đạo thực hiện đề án cấp tỉnh, huyện, xã tích cực chỉ đạo, điều hành, cụ thể hóa mục tiêu gắn với kế hoạch sản xuất mùa vụ, các văn bản chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ thuộc ngành.

Đẩy mạnh thanh toán qua ngân hàng đối với các dịch vụ công

(HBĐT) - Ngân hàng Nhà nước - Chi nhánh tỉnh (NHNN tỉnh) vừa ban hành kế hoạch triển khai thực hiện Đề án đẩy mạnh thanh toán qua ngân hàng đối với các dịch vụ công trên địa bàn tỉnh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục