Chiều tối ngày 16/3, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) phát đi thông tin cho biết, để phù hợp với diễn biến kinh tế vĩ mô, thị trường tài chính quốc tế và tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, NHNN giảm đồng loạt các lãi suất điều hành.

 Ảnh minh họa (Ảnh: M.P)

NHNN cho biết, đại dịch COVID-19 diễn biến phức tạp và tác động tiêu cực đến hoạt động kinh tế trên phạm vi toàn cầu. Để ngăn chặn nguy cơ suy thoái, nhiều Chính phủ đã triển khai các chính sách kích thích kinh tế, ngân hàng trung ương giảm lãi suất điều hành.

Gần đây, Cục Dự trữ liên bang Hoa Kỳ đã liên tiếp giảm mạnh lãi suất điều hành, về 0 - 0,25%/năm và hỗ trợ mạnh mẽ thanh khoản cho thị trường tài chính. Trong nước, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số 11/CT-TTg ngày 04 tháng 3 năm 2020 triển khai các nhiệm vụ, giải pháp cấp bách tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, bảo đảm an sinh xã hội ứng phó với dịch Covid-19.

Để phù hợp với diễn biến kinh tế vĩ mô, thị trường tài chính quốc tế và tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã quyết định điều chỉnh các mức lãi suất.

Cụ thể, NHNN giảm lãi suất tái cấp vốn từ 6,0%/năm xuống 5,0%/năm; lãi suất tái chiết khấu từ 4,0%/năm xuống 3,5%/năm; lãi suất cho vay qua đêm trong thanh toán điện tử liên ngân hàng và cho vay bù đắp thiếu hụt vốn trong thanh toán bù trừ của Ngân hàng Nhà nước đối với các ngân hàng từ 7,0%/năm xuống 6,0%/năm.

Lãi suất chào mua giấy tờ có giá qua nghiệp vụ thị trường mở từ 4,0%/năm xuống 3,5%/năm.

Đồng thời, lãi suất tối đa áp dụng đối với tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 1 tháng giảm từ 0,8%/năm xuống 0,5%/năm; lãi suất tối đa áp dụng đối với tiền gửi có kỳ hạn từ 1 tháng đến dưới 6 tháng giảm từ 5,0%/năm xuống 4,75%/năm; lãi suất tối đa áp dụng đối với tiền gửi có kỳ hạn từ 1 tháng đến dưới 6 tháng tại Quỹ tín dụng nhân dân, Tổ chức tài chính vi mô giảm từ 5,5%/năm xuống 5,25%/năm; lãi suất tiền gửi có kỳ hạn từ 6 tháng trở lên do tổ chức tín dụng ấn định trên cơ sở cung - cầu vốn thị trường.

Về mức lãi suất cho vay ngắn hạn tối đa bằng VND của tổ chức tín dụng đối với khách hàng vay để đáp ứng nhu cầu vốn phục vụ một số lĩnh vực, ngành kinh tế theo quy định tại Thông tư số 39/2016/TT-NHNN ngày 30 tháng 12 năm 2016 giảm từ 6,0%/năm xuống 5,5%/năm; lãi suất cho vay ngắn hạn tối đa bằng VND của Quỹ tín dụng nhân dân và Tổ chức tài chính vi mô đối với các nhu cầu vốn này giảm từ 7,0%/năm xuống 6,5%/năm.

Bên cạnh đó, lãi suất đối với tiền gửi dự trữ bắt buộc bằng VND là 1,0%/năm, lãi suất đối với tiền gửi vượt dự trữ bắt buộc bằng VND là 0%/năm; lãi suất đối với tiền gửi dự trữ bắt buộc bằng ngoại tệ là 0%/năm, lãi suất đối với tiền gửi vượt dự trữ bắt buộc bằng ngoại tệ là 0,05%/năm.

Đối với mức lãi suất tiền gửi bằng VND của Ngân hàng Phát triển Việt Nam, Ngân hàng Chính sách xã hội, Quỹ tín dụng nhân dân, Tổ chức tài chính vi mô tại Ngân hàng nhà nước là 1,0%/năm.

Ngân hàng Nhà nước cũng cho biết, lãi suất đối với tiền gửi bằng VND của Kho bạc Nhà nước là 1,0%/năm, lãi suất đối với tiền gửi bằngngoại tệ của Kho bạc Nhà nước là 0,05%/năm, lãi suất đối với tiền gửi bằng VND của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam là 1,0%/năm.

Quyết định điều chỉnh các mức lãi suất, sẽ có hiệu lực từ ngày mai 17/ 3./.

Theo Dangcongsan.com.vn

Các tin khác


Xăng, dầu giảm giá sâu nhất từ đầu năm

Chiều 15/3, xăng dầu đồng loạt giảm giá sâu, xăng E5RON92 giảm 2.290 đồng/lít, xăng RON95-III giảm 2.315 đồng/lít.

Xã Đú Sáng thực hiện liên kết sản xuất và tiêu thụ nông sản

(HBĐT) - Đú Sáng là xã đặc biệt khó khăn của huyện Kim Bôi. Những năm gần đây, người dân đã tranh thủ sự đầu tư của Nhà nước, liên kết với doanh nghiêp, HTX tổ chức sản xuất, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp mang lại hiệu quả cao, góp phần cải thiện bền vững đời sống người dân.

Tăng cường quản lý Nhà nước trong chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa

(HBĐT) - UBND tỉnh vừa có Văn bản số 272/UBND-NNTN ngày 3/3/2020 chỉ đạo việc tăng cường công tác quản lý Nhà nước trong chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa trên địa bàn tỉnh.

Tiếp tục thực hiện hiệu quả các hoạt động bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

(HBĐT) - LTS: Với sự chung tay của các cấp, ngành, tổ chức, cá nhân, những năm qua, công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (BVQLNTD) trên toàn tỉnh đạt được nhiều kết quả tích cực. Nhân ngày Quyền của người tiêu dùng Việt Nam năm 2020 (15/3), phóng viên Báo Hòa Bình đã phỏng vấn đồng chí Hoàng Đức Chính, Phó Giám đốc Sở Công Thương về vấn đề này. Sau đây là nội dung:

Phòng giao dịch Kỳ Sơn: Nợ quá hạn chiếm 0,2% tổng dư nợ

(HBĐT) - Theo báo cáo của Phòng giao dịch Ngân hàng CSXH Kỳ Sơn, đến hết tháng 2, tổng nguồn vốn hoạt động của đơn vị là 135.462 triệu đồng. Doanh số cho vay tín dụng chính sách đạt 2.223 triệu đồng với 113 lượt khách hàng vay vốn. Doanh số thu nợ đạt 3.891 triệu đồng. Phòng giao dịch thực hiện 13 chương trình tín dụng chính sách, tổng dư nợ 134.920 triệu đồng với 4.615 khách hàng còn dư nợ. Nợ quá hạn 250 triệu đồng, chiếm 0,2% tổng dư nợ. Hiện, đơn vị quản lý 126 tổ tiết kiệm và vay vốn đang hoạt động tại các thôn, xóm.

Huyện Lương Sơn: Dư nợ tín dụng chính sách đạt trên 263 tỷ đồng

Theo Phòng giao dịch Ngân hàng CSXH huyện Lương Sơn, đến hết tháng 2, doanh số cho vay đạt 3,769 tỷ đồng, với 148 lượt khách hàng vay vốn. Doanh số thu nợ đạt 5,412 tỷ đồng. Hiện, Phòng giao dịch có 14 chương trình tín dụng chính sách đang được triển khai cho vay trên địa bàn toàn huyện, tổng dư nợ đến hết tháng 2 là 263,228 tỷ đồng với 9.091 khách hàng còn dư nợ, chủ yếu ủy thác qua 4 tổ chức chính trị - xã hội. Nợ quá hạn toàn huyện là 381 triệu đồng, chiếm 0,14% tổng dư nợ; nợ khoanh 119 triệu đồng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục