(HBĐT) - Trước diễn biến phức tạp của dịch Covid - 19, để phòng dịch bệnh, người dân tăng cường sử dụng thực phẩm chứa nhiều vitamin C nhằm tăng sức đề kháng. Vì vậy, từ đầu tháng 3, sản phẩm cam V2 - giống cam chín muộn được trồng nhiều tại thủ phủ cam Cao Phong được đông đảo người tiêu dùng miền Bắc lựa chọn, khiến giá cam tăng mạnh, thậm chí tăng từng ngày.


Tại các vườn cam thị trấn Cao Phong (Cao Phong) thời điểm này tấp nập tư thương đến mua cam V2.

Hiện tại, có nhiều loại hoa quả người dân có thể sử dụng để tăng sức đề kháng, tuy nhiên, thương hiệu cam Cao Phong đã khẳng định được vị trí đối với người tiêu dùng. Cam Cao Phong nói chung và cam V2 nói riêng có chất lượng tốt, đảm bảo an toàn thực phẩm, cam thơm, nhiều nước. Đặc biệt, giống cam V2 không có hạt, tép giòn được đánh giá là giống cam ngon nhất của huyện Cao Phong.

Cách đây 1 tuần, giá cam V2 được tư thương mua tại vườn với giá từ 25.000 - 30.000 đồng/kg. Tuy nhiên, đến thời điểm này, giá cam tại vườn đã tăng lên 35.000 - 40.000 đồng/kg. Giá bán lẻ tại các cửa hàng dọc quốc lộ 6 trên địa bàn huyện Cao Phong 45.000 đồng/kg, thậm chí 50.000 đồng/kg. So với năm ngoái, giá cam V2 tăng từ 5.000 - 10.000 đồng/kg. Người trồng cam tại thủ phủ cam Cao Phong phấn khởi vì cam được giá.

Chị Vũ Thị Lệ Thuỷ, Giám đốc HTX 3T nông sản Cao Phong cho biết: HTX có khoảng 13 - 15 ha cam V2. Những ngày này, các thành viên của HTX ai cũng vui mừng, phấn khởi vì giá cam V2 được giá hơn so với năm ngoái. Thời điểm này năm ngoái, cam V2 chỉ có giá dưới 30.000 đồng/kg, hiện lên tới 35.000 - 40.000 đồng/kg. Không khí sôi nổi, hăng hái cắt cam diễn ra khắp các vườn. Năm nay, thời tiết tương đối thuận lợi nên cam V2 ít quả bị bệnh, chất lượng quả tốt.

Từ đầu tháng 3, nhà vườn không phải lo lắng chờ tư thương đến mua cam. Khắp mọi nẻo đường xe tải tấp nập nối đuôi nhau vào vườn mua cam. Các cửa hàng bán cam tại chợ Bóp, dọc quốc lộ 6 thuộc địa phận huyện Cao Phong náo nhiệt. Chủ vườn và người bán hàng vui vẻ, phấn khởi vì cam được giá, lượng mua tăng mạnh.

Theo chia sẻ của các tiểu thương có ngày giá cam tăng tới 4 giá. Giá cam tăng mạnh nhưng để mua được cam không hề dễ. Nhiều nhà vườn không muốn bán vì muốn chờ giá cam tăng cao hơn. Chị Nguyễn Thị Tư, tiểu thương buôn cam tại thị trấn Cao Phong chia sẻ: Từ khi Hà Nội công bố dịch Covid-19, giá cam V2 tăng mạnh. Thị trường tiêu thụ cam chủ yếu là Hà Nội, Hải Dương, Hải Phòng, Ninh Bình... Tiểu thương chúng tôi vào vườn rất khó mua cam. Nhiều chủ vườn đóng cửa chờ giá lên cao. Thậm chí vừa cắt cam lúc sáng chiều vào chủ vườn đã đòi tăng 1 - 2 giá và yêu cầu cắt cuốn hết cây không được cắt chọn.

Theo thống kê của Phòng NN&PTNT huyện Cao Phong, hiện, toàn huyện có tổng diện tích cam V2 là 269,9 ha, trong đó, trong thời kỳ chăm sóc 120 ha, trong thời kỳ kinh doanh 142,9 ha, sản lượng thu hoạch khoảng 2.858 tấn. Tổng diện tích cam V2 trồng theo tiêu chuẩn VietGAP 142,9 ha. Đến giữa tháng 3, toàn huyện còn khoảng 72 ha cam V2 thuộc niên vụ 2019 - 2020 chưa bán với sản lượng khoảng 1.440 tấn.

Đồng chí Bùi Đăng Khoa, Trưởng Phòng NN&PTNT huyện cho biết: Cam V2 của huyện được trồng chủ yếu theo tiêu chuẩn VietGAP nên chất lượng tốt, đảm bảo an toàn thực phẩm, thị trường tiêu thụ ổn định. Tuy nhiên, do tác động của dịch Covid-19, người dân có nhu cầu ăn cam cao để tăng sức đề kháng nên giá cam tăng mạnh. Tuy nhiên, nhiều hộ trồng cam đang có tư tưởng găm hàng chờ giá cao hơn mới bán. Việc găm hàng sẽ có nhiều rủi ro, vì vậy, Phòng NN&PTNT huyện khuyến cáo người dân nên bán cam, không được găm hàng chờ giá lên cao. Đặc biệt, các nhà vườn, tiểu thương cần tăng cường các biện pháp phòng dịch Covid-19 như không tập trung đông người tại một vườn cam. Chủ vườn cần bố trí người cắt cam khắp vườn, không nên tập trung tại một vị trí. Đối với các cửa hàng bán lẻ cam trên quốc lộ 6 thuộc địa phận huyện cần thực hiện các biện pháp phòng dịch như đeo khẩu trang, rửa tay thường xuyên khi tiếp xúc với khách lạ.

Thu Thủy


Các tin khác


GNI mang khởi sắc cho nông nghiệp Mường Pa

(HBĐT) - Trở lại Mường Pa - một tên gọi khác của vùng các xã Xăm Khòe, Bao La (Mai Châu), chúng tôi không khỏi ngỡ ngàng trước "bức tranh" kinh tế nông nghiệp trên đà khởi sắc. Như lời đồng chí Hà Thanh Hoàn, Bí thư Đảng ủy xã Bao La thì nông nghiệp vùng Mường Pa đang có sự chuyển dịch tích cực, hộ sản xuất đã tiếp cận tư duy và cách làm mới. Điều này có được với sự can thiệp hỗ trợ của tổ chức Good neingbors (GNI) tại Việt Nam.

Xây dựng nông thôn mới đi vào chiều sâu

(HBĐT) - Đến hết năm 2019, toàn tỉnh có 88/191 xã đạt chuẩn nông thôn mới (NTM), bằng 46% tổng số xã, tăng 25 xã so với năm 2018. Bình quân đạt 15,1 tiêu chí/xã, tăng bình quân 1,76 tiêu chí so với năm 2018; không còn xã dưới 10 tiêu chí. Thành quả này là kết quả của sự vào cuộc đồng bộ, tập trung của cả hệ thống chính trị; sự chung tay, góp sức của nhiều tổ chức, cá nhân và sự nỗ lực, chủ động cao của người dân.

Lãi suất tiết kiệm liên tục giảm

Cách đây 4 tháng, khách gửi tiết kiệm từ 1 tháng đến dưới 6 tháng có thể được hưởng lãi lên tới 5,5%, nay chỉ được trả 3,95-4,75%.

Cam quà tặng cao cấp - sản phẩm OCOP 3 sao

(HBĐT) - Với quyết tâm sản phẩm cam phải thực sự khác biệt so với sản phẩm cam thông thường của Cao Phong, HTX 3T nông sản Cao Phong với 3 tiêu chí của trang trại là "3 tốt”: tốt đất, tốt giống, tốt từ tâm. Năm 2019, sản phẩm cam quả - quà tặng cao cấp của HTX đã tham gia thi sản phẩm OCOP và đạt chứng nhận 3 sao cấp tỉnh.

Khó khăn trong thực hiện Chương trình OCOP

(HBĐT) - Thực hiện Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) giai đoạn 2018 - 2020, huyện Đà Bắc đặt mục tiêu phấn đấu tiêu chuẩn hóa ít nhất 25% sản phẩm hiện có (khoảng 4 sản phẩm) được công nhận, triển khai thực hiện từ 1 - 2 làng, bản văn hóa du lịch. Tuy nhiên, đến nay, huyện chưa có sản phẩm nào đạt tiêu chuẩn OCOP. Hành trình đưa sản phẩm của huyện đạt tiêu chuẩn OCOP gặp nhiều khó khăn.

Tìm hướng gỡ khó thu ngân sách Nhà nước những tháng đầu năm

(HBĐT) - Năm 2020, dự toán HĐND tỉnh giao thu ngân sách Nhà nước (NSNN) trên địa bàn là 5.000 tỷ đồng; trong đó, thu nội địa 4.780 tỷ đồng; thu xuất, nhập khẩu 220 tỷ đồng. Ngay từ những tháng đầu năm, Ban chỉ đạo đôn đốc thu, nộp NSNN tỉnh đã tích cực rà soát, đánh giá những thuận lợi, khó khăn, dự kiến, lên kế hoạch cụ thể các khoản thu, sắc thuế. UBND các huyện, thành phố chủ động khai thác nguồn thu, thường xuyên quan tâm giải quyết những vướng mắc, khó khăn nhằm hoàn thành nhiệm vụ thu NSNN trên địa bàn.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục