Sau khi chuyến bay của Vietnam Airlines từ Đức hạ cánh xuống sân bay Vân Đồn vào sáng nay (25/3), các hãng hàng không Việt Nam sẽ tạm dừng khai thác tất cả các đường bay thương mại quốc tế thường lệ cho đến cuối tháng 4/2020.
Tàu bay của các hãng hàng không Việt Nam nằm dài trên sân đỗ tại Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất. ( Ảnh: Internet).
Sáng nay (25/3), chuyến bay mang số hiệu VN36 hành trình Frankfurt (Đức) – Hà Nội đã hạ cánh an toàn tại Cảng Hàng không Quốc tế Vân Đồn, tạm khép lại hoạt động khai thác mạng đường bay quốc tế của Vietnam Airlines từ nay cho đến hết tháng 4/2020. Hãng sẽ tập trung vào các đường bay nội địa với các biện pháp tăng cường, đảm bảo an toàn sức khoẻ cao nhất cho hành khách và người lao động.
Trong giai đoạn từ nay đến hết tháng 4/2020, Vietnam Airlines sẽ tập trung hoạt động khai thác trên các đường bay nội địa để đáp ứng nhu cầu đi lại của hành khách cũng như vận chuyển hàng hoá phục nhu cầu của khách hàng cùng với mục tiêu đảm bảo an toàn tối đa cho mỗi chuyến bay.
Hiện tại, Vietnam Airlines là hãng hàng không duy nhất tại Việt Nam thực hiện phun khử trùng toàn bộ đội tàu bay khai thác trong ngày. Từ 0h00 ngày 25/3, ngay sau mỗi chuyến bay hạ cánh tại Hà Nội, Đà Nẵng và TP.HCM, Vietnam Airlines sẽ thực hiện phun khử trùng và lau chùi vệ sinh toàn bộ tàu bay đó.
Trước đó, Vietjet và Jetstar Pacific cũng đã tạm dừng khai thác các đường bay thương mại quốc tế do tác động tiêu cực của dịch bệnh Covid 19.
Bamboo Airways cũng đã ra thông báo trước đó về việc lùi kế hoạch khai thác đường bay thẳng Hà Nội - Praha (Cộng hòa Séc) như dự kiến ban đầu là ngày 29/3 sang cuối tháng 4, cụ thể là ngày 26/4 do ảnh hưởng của dịch COVID-19. Các chuyến bay đi quốc tế của Hãng được thông báo tạm dừng khai thác.
Đại diện các hãng hàng không cho biết, hành khách trên các chuyến bay chịu ảnh hưởng do thay đổi kế hoạch khai thác trong giai đoạn dịch COVID-19 sẽ được miễn phí đổi ngày bay, đổi hành trình bay với thời gian bay ở giai đoạn sau khi dịch bệnh đã được kiểm soát và hỗ trợ khác theo chính sách dịch vụ của từng hãng.
Hàng không Việt Nam đang trải qua giai đoạn khó khăn nhất từ trước đến nay với thiệt hại ban đầu từ việc dừng các đường bay đến các thị trường trọng điểm hiện đã lên tới hơn 30.000 tỷ đồng. Vào trước dịch bệnh Covid - 19, các hãng hàng không Việt Nam đang khai thác thường lệ 138 đường bay quốc tế và 50 đường bay nội địa. Trong đó, Vietnam Airlines bay 60 đường quốc tế, 33 đường nội địa, Jetstar bay 13 đường quốc tế, 23 đường nội địa. Vietjet đang khai thác 96 đường bay quốc tế, 35 đường bay nội địa. Bamboo Airways chưa bay quốc tế và đang khai thác 22 đường bay nội địa. Vasco khai thác 9 đường bay nội địa.
Theo thông tin từ Cục Hàng không Việt Nam, trong tháng 3/2020, sản lượng hành khách qua các cảng hàng không trong nước chỉ đạt 5,7 triệu lượt, giảm 42% so với tháng 3/2019; trong đó khách quốc tế chỉ đạt 1 triệu lượt giảm 71% so với tháng 3/2019; khách nội địa đạt 4,7 triệu lượt, giảm 25% so với tháng 3/2019.
Trên cơ sở số liệu vận chuyển cập nhật, Cục Hàng không Việt Nam cũng đã đưa ra đánh giá, dự báo thị trường vận chuyển năm 2020 với 2 kịch bản.
Trong trường hợp khả quan nhất, dịch bệnh được kiểm soát trước tháng 4/2020, tổng thị trường hàng khong sẽ đạt 67 triệu khách, giảm 15,4% so 2019. Trong đó các hãng Việt Nam vận chuyển được 12,7 triệu khách quốc tế (giảm 28,3 %) và 35,3 triệu khách nội địa (giảm 5,5%), tổng vận chuyển chỉ đạt 48 triệu khách (giảm 9,2 % so cùng kỳ).
Trong trường hợp xấu hơn, dịch bệnh được kiểm soát trước tháng 6/2020, có tính đến hủy toàn bộ các chuyến bay đi, đến Hàn Quốc, tổng thị trường chỉ đạt 61,2 triệu khách, giảm 22,6 % so 2019 Trong đó các hãng Việt Nam vận chuyển được 10,4 triệu khách quốc tế (giảm 41,2 %) và 35,3 triệu khách nội địa (giảm 5,5%), tổng vận chuyển chỉ đạt 45,7 triệu khách (giảm 17 % so cùng kỳ).
Theo Baodautu
(HBĐT) - Những năm qua, được sự quan tâm, chỉ đạo của Hội Nông dân tỉnh cũng như chính quyền địa phương, các cấp Hội Nông dân huyện Yên Thủy không ngừng tăng cường công tác tuyên truyền, vận động, góp phần làm thay đổi nhận thức trong hội viên nông dân, đổi mới phương thức hoạt động, tạo sức mạnh lan tỏa trong nông dân về việc chủ động tham gia phát triển kinh tế hộ gia đình, đóng góp xây dựng NTM tại địa phương.
(HBĐT) - Theo đánh giá của Sở Công Thương, tình hình sản xuất công nghiệp trước, trong và sau Tết Nguyên đán ổn định. Các doanh nghiệp công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp bắt tay vào thực hiện kế hoạch sản xuất, kinh doanh ngay từ những tháng đầu năm với quyết tâm cao hoàn thành và hoàn thành vượt mức kế hoạch sản xuất, kinh doanh đã đề ra.
(HBĐT) - Sau khi sáp nhập thêm huyện Kỳ Sơn vào đơn vị hành chính, TP Hòa Bình đã xây dựng chỉ tiêu thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn năm 2020 là 529,1 tỷ đồng; thu ngân sách địa phương 896,321 tỷ đồng.
(HBĐT) - Tính đến hết quý I, toàn tỉnh ước trồng trên 200 nghìn cây phân tán và cây ăn quả các loại. Các địa phương tiếp tục gieo ươm, tích cực chăm sóc cây giống các loại, đảm bảo chất lượng phục vụ kế hoạch trồng rừng năm 2020; khai thác 230 ha rừng trồng tập chung, sản lượng 488 nghìn m3 gỗ; 31,3 nghìn ste củi; khai thác cây phân tán được 497 m3; 56,3 nghìn cây bương, tre, luồng; 2 tấn nhựa thông; 18,6 nghìn lá dong; 2,3 tấn măng, 25 tấn dược liệu....
Trong bối cảnh dịch Covid-19 vẫn đang diễn biến phức tạp, ảnh hưởng trực tiếp đến toàn bộ các ngành, lĩnh vực, việc tìm hướng duy trì ổn định, phát triển kinh tế - xã hội cần đặt ra với yêu cầu cấp bách và mạnh mẽ hơn. Trong đó, đẩy nhanh tiến độ các công trình trọng điểm từ nguồn vốn đầu tư công được mong chờ là một trong những đòn bẩy quan trọng, góp phần giữ vững đà tăng trưởng, giảm tác động từ dịch bệnh.