(HBĐT) - Tận dụng tiềm năng, lợi thế có 6/8 xóm tiếp giáp với vùng lòng hồ Hòa Bình, diện tích mặt nước khoảng 1.600 ha, xã Vầy Nưa (Đà Bắc) đã và đang tập trung đẩy mạnh phát triển nghề nuôi cá lồng, nhằm giảm nghèo bền vững. Đến nay, toàn xã có gần 600 lồng cá, với 320 hộ dân tham gia phát triển mô hình. Tuy nhiên, tính đến hết quý II/2020, sản lượng tiêu thụ cá chỉ đạt khoảng 70% so với cùng kỳ năm trước. Hiện, các hộ dân chăn nuôi thủy sản đang gặp khó trong việc liên kết tiêu thụ sản phẩm, loay hoay tìm đầu ra.


Hộ anh Lý Quang Hoàng, thôn Lau Bai, xã Vầy Nưa (Đà Bắc) chăm sóc, vệ sinh hệ thống lồng bè. 

Được thành lập năm 2019 với 15 thành viên, HTX Nông nghiệp Vầy Nưa tập hợp các hộ nuôi cá nhằm tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau trong sản xuất; liên kết tiêu thụ sản phẩm. Đến nay, HTX Nông nghiệp Vầy Nưa đã mở rộng quy mô lên 36 lồng, củ yếu là các giống cá: trắm cỏ, lăng, chiên… 

Từ đầu năm đến nay, HTX gặp rất nhiều khó khăn trong việc liên kết tiêu thụ sản phẩm, chưa ký kết và phối hợp được với các doanh nghiệp bao tiêu đầu ra. Phần lớn lượng khách hàng là tư thương nhỏ lẻ, nhà hàng, quán ăn… Giá thành sản phẩm cũng giảm hơn so với cùng kỳ năm trước từ 10.000 - 20.000 đồng/kg. Cụ thể, cá lăng đen có giá 50.000 đồng/kg, trong khi năm 2019 dao động từ 70.000 - 80.000 đồng/kg; trắm cỏ 65.000 - 70.000 đồng/kg, hiện bán giá 50.000 đồng/kg nhưng vẫn không có người hỏi mua.

Ông Bùi Văn Luân, Giám đốc HTX Nông nghiệp Vầy Nưa chia sẻ: "Hiện tại, HTX có trên 3 tấn cá lồng đến kỳ kinh doanh nhưng vẫn chưa tiêu thụ được. Nguyên nhân khó tiêu thụ do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19. Từ đầu năm đến nay, lượng khách du lịch đến hồ Hòa Bình giảm mạnh, việc cung cấp cá cho các nhà hàng kinh doanh dịch vụ ăn uống trên lòng hồ gặp nhiều khó khăn. Số lượng lồng cá tăng theo hàng năm, tuy nhiên, việc liên kết tiêu thụ sản phẩm chưa được mở rộng. Cá lồng Vầy Nưa chưa được quảng bá rộng rãi, nhiều doanh nghiệp chưa biết đến”.

Khảo sát thực tế tại các xóm Tham, Nưa, Lau Bai…, khu vực tập trung nhiều hộ phát triển nghề nuôi cá lồng, giống cá chủ lực được nuôi nhiều như chiên, lăng, trăm đen, diêu hồng... Hộ anh Lý Quang Hoàng, thôn Lau Bai phát triển mô hình nuôi cá lồng từ năm 2018. Qua chia sẻ được biết, vợ chồng anh Hoàng đã bỏ vốn gần 100 triệu đồng để lắp đặt hệ thống lồng bè, mua giống. Dự kiến trong năm 2020 có thể xuất bán cá lồng ra thị trường. 

Tuy nhiên, từ đầu năm đến nay, gia đình anh chỉ bán được khoảng 50 kg cá lăng với giá 60.000 đồng/kg, thấp hơn 20.000 đồng so với dự kiến. Anh Hoàng trăn trở: Hiện tại, gia đình gặp rất nhiều khó khăn khi không xuất bán được cá ra thị trường. Bán đắt thì không ai mua, rẻ quá thì lỗ vốn. Chính vì vậy, chúng tôi mong muốn chính quyền các cấp tạo mối liên kết với doanh nghiệp thu mua sản phẩm. Tạo điều kiện giúp người dân tiêu thụ sản phẩm cá lồng nhằm nâng cao thu nhập, cải thiện chất lượng cuộc sống.

Thực hiện Quyết định số 10/2015/QĐ-UBND về việc hỗ trợ khuyến khích phát triển nuôi cá lồng vùng hồ thủy điện Hòa Bình, xã Vầy Nưa đã được hỗ trợ đầu tư 389 lồng cá, kinh phí 3,9 tỷ đồng. Hàng năm, xã phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể sử dụng hiệu quả nguồn vốn hỗ trợ từ các chương trình, dự án lồng ghép để phát triển quy mô, chất lượng lồng cá. Bên cạnh đó, xã nhận ủy thác với Ngân hàng CSXH huyện tổng dư nợ trên 25 tỷ đồng, nhiều hộ dân đã sử dụng nguồn vốn để đầu tư, phát triển nghề nuôi cá lồng. Mỗi năm, xã tổ chức 3 - 4 buổi tập huấn, chuyển giao KHKT về chăn nuôi thủy sản.

Đồng chí Bùi Văn Kỳ, Chủ tịch UBND xã Vầy Nưa cho biết: Nghề nuôi cá lồng phát triển hiệu quả, giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người dân. Tuy nhiên, để bền vững cần có định hướng phát triển lâu dài, tích cực áp dụng KHKT vào quá trình nuôi trồng thủy sản. Mở rộng quy mô tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi liên kết, cung ứng cho các thành phố lớn, khu công nghiệp và hướng tới xuất khẩu. Qua đó, tiếp tục xây dựng thương hiệu cá lòng hồ sông Đà, tạo thu nhập ổn định cho Nhân dân, góp phần thúc đẩy phát triển KT - XH địa phương.

Đức Anh

Các tin khác


Kiểm tra tiến độ dự án đường liên kết vùng

Sáng 4/5, đoàn công tác của UBND tỉnh do đồng chí Quách Tất Liêm, Phó Chủ tịch UBND tỉnh làm trưởng đoàn đã kiểm tra tiến độ giải phóng mặt bằng (GPMB) dự án đường liên kết vùng Hòa Bình - Hà Nội và cao tốc Sơn La (Hòa Bình - Mộc Châu). 

Tiếp tục giãn, hoãn nợ cho doanh nghiệp

Ngân hàng Nhà nước vừa trình Chính phủ đề xuất: gia hạn thêm thời gian thực hiện Thông tư 02, về việc cơ cấu lại thời gian trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ thêm 6 tháng.

Lạc quan về triển vọng kinh tế Việt Nam

Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) đánh giá Việt Nam là một trong những nền kinh tế đóng góp phần lớn vào mức tăng trưởng tích cực của khu vực.

Điều kiện để trái bưởi tươi Việt Nam xuất khẩu vào Australia

Quả bưởi tươi của Việt Nam có thể được phép nhập khẩu vào thị trường Australia nếu sản phẩm đáp ứng các điều kiện an toàn sinh học.

Quyết liệt các giải pháp tăng nguồn thu ngân sách

Hiện đã qua 1/3 chặng đường thực hiện nhiệm vụ phát triển KT-XH năm 2024. Bằng việc triển khai đồng bộ, quyết liệt, linh hoạt các giải pháp nuôi dưỡng, phát triển nguồn thu, quản lý thu, tỉnh Hòa Bình đã đạt kết quả tích cực trong thu ngân sách nhà nước (NSNN).

Huyện Tân Lạc phòng chống dịch bệnh cho vật nuôi thời điểm nắng nóng

Thời điểm giao mùa, thời tiết thay đổi thất thường là môi trường thuận lợi cho các dịch bệnh bùng phát, lây lan trên đàn vật nuôi. Do đó, huyện Tân Lạc đã chỉ đạo các ngành chức năng và các xã, thị trấn phối hợp, hướng dẫn người chăn nuôi phương pháp chăm sóc, phòng, chống dịch bệnh cho đàn vật nuôi.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục