(HBĐT) - Đến hết tháng 11/2020, tổng dư nợ tín dụng chính sách trên địa bàn huyện Tân Lạc đạt hơn 403 tỷ đồng, với trên 12 nghìn khách hàng còn dư nợ. Doanh số cho vay tháng 11 đạt hơn 4 tỷ đồng, lũy kế từ đầu năm đạt gần 149 tỷ đồng.

Trong 11 tháng năm 2020, cho vay hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo là 3 chương trình có doanh số cho vay lớn nhất của huyện, tổng đạt trên 105 tỷ đồng, chiếm trên 70% doanh số cho vay.

Hiện, huyện đang triển khai trên 10 chương trình cho vay tín dụng chính sách, trong đó,  các chương trình có tổng dư nợ lớn, gồm: Cho vay hộ nghèo (118,4 tỷ đồng), cận nghèo (95,6 tỷ đồng), hộ sản xuất, kinh doanh vùng khó khăn (57,6 tỷ đồng), hộ mới thoát nghèo (gần 32,4 tỷ đồng).

11 tháng năm 2020, chất lượng tín dụng chính sách trên địa bàn huyện tiếp tục được nâng cao, toàn huyện không có nợ quá hạn, doanh số thu nợ đạt trên 107 tỷ đồng.

PV

Các tin khác


Quan tâm đầu tư phát triển thương mại

(HBĐT) - Ngày 28/12/2015, BTV Tỉnh ủy ban hành Nghị quyết số 03-NQ/TU về phát triển thương mại giai đoạn 2016 - 2020, định hướng đến năm 2025. Trên cơ sở các mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ của nghị quyết, UBND tỉnh ban hành kế hoạch để cụ thể hóa các nhiệm vụ, giải pháp, xác định những nhiệm vụ trọng tâm cần tập trung thực hiện, phân công rõ trách nhiệm của từng sở, ban, ngành, địa phương, đơn vị.

Vụ đông xuân 2020 - 2021, phấn đấu gieo trồng cây hàng năm 64 nghìn ha

(HBĐT) - Ngày 10/12, UBND tỉnh tổ chức hội nghị trực tuyến toàn tỉnh triển khai kế hoạch sản xuất vụ đông xuân 2020 - 2021. Đồng chí Đinh Công Sứ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì hội nghị. 

Nâng cao chất lượng giống cây ăn quả có múi

(HBĐT) - Những năm qua, diện tích trồng cây ăn quả có múi trên địa bàn tỉnh phát triển khá mạnh, hiện đạt khoảng 11.500 ha (cam 5.500 ha, quýt hơn 500 ha, bưởi 5.200 ha, chanh 375 ha). Trong đó, diện tích thời kỳ kinh doanh khoảng 7.400 ha, sản lượng ước đạt 150 nghìn tấn, giá trị thu nhập từ 300 - 500 triệu đồng/ha/năm. Với giá trị kinh tế từ cây ăn quả có múi, tỉnh tập trung chọn lọc, nâng cao chất lượng giống cây nhằm nâng cao số lượng, chất lượng quả.

Cam, bưởi sụt giá vẫn chật vật tiêu thụ

(HBĐT) - "Chưa năm nào giá rẻ mà lại khó bán như vậy". Đó là câu nói đầy ngao ngán của nhiều người trồng cam, bưởi trong tỉnh khi đang phải trải qua một vụ thu hoạch khó khăn.

Phát triển chăn nuôi gà thịt theo hướng sản phẩm OCOP

(HBĐT) - Giai đoạn 2015 - 2020, chăn nuôi gia cầm của tỉnh có sự chuyển biến tích cực từ chăn nuôi truyền thống nhỏ lẻ trong nông hộ sang phát triển theo hướng hàng hóa tập trung, nâng cao năng suất, chất lượng, giá trị gia tăng. Công tác phòng, chống dịch bệnh, chăn nuôi theo hướng an toàn sinh học được người dân quan tâm. Đặc biệt, việc xây dựng, phát triển liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị nông sản gắn với Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) phát triển, đem lại hiệu quả cao.

Hội Cựu chiến binh huyện Lương Sơn: Thi đua làm kinh tế giỏi

(HBĐT) - Tận dụng tiềm năng, lợi thế cửa ngõ vùng Tây Bắc, tiếp giáp Thủ đô Hà Nội, cán bộ, hội viên cựu chiến binh (CCB) huyện Lương Sơn sôi nổi thi đua làm kinh tế giỏi. Năng động, sáng tạo, tìm tòi phát triển các mô hình kinh tế phù hợp điều kiện thực tế tại địa phương. Đến nay, thu nhập bình quân đầu người đạt 46 triệu đồng/năm, tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 0,08%; hội viên CCB thu nhập khá, giàu chiếm 68,4%.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục