(HBĐT) - Thực hiện chủ trương của Chính phủ về hỗ trợ doanh nghiệp (DN), đặc biệt đối với DN nhỏ và vừa theo Luật DN nhỏ và vừa năm 2017; các nghị quyết, đề án của Chính phủ về cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia và hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo... những năm gần đây, UBND tỉnh đã ban hành một số chính sách, kế hoạch cụ thể để triển khai nhiệm vụ, làm cơ sở hỗ trợ DN đầu tư đổi mới công nghệ, nâng cao năng suất, chất lượng, năng lực cạnh tranh...


Công ty T&T 159 Hòa Bình (TP Hòa Bình) sản xuất đệm lót sinh học từ phế phụ phẩm nông nghiệp phục vụ chăn nuôi đại gia súc, nâng cao hiệu quả kinh tế tuần hoàn, bảo vệ môi trường.

Trong đó, phải kể đến Kế hoạch số 67/KH-UBND, ngày 6/6/2017 về hỗ trợ khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tỉnh giai đoạn 2017 - 2020; Quyết định số 01/QĐ-UBND, ngày 11/1/2018 về chính sách hỗ trợ DN phát triển KH&CN trên địa bàn tỉnh.

UBND tỉnh đã có quyết định giao quyền sử dụng kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ sử dụng NSNN cho Công ty CP Nghiên cứu phát triển dược liệu Hòa Bình sử dụng, đưa vào sản xuất thương mại hóa sản phẩm đối với đề tài cấp tỉnh "Nghiên cứu thành phần hóa học, đánh giá hoạt tính sinh học của một số hợp chất chính phân lập được từ cây xạ đen tại tỉnh Hòa Bình". Từ đề tài này đã góp phần nâng cao hiệu quả nghiên cứu, thúc đẩy chuyển giao ứng dụng kết quả nghiên cứu KH&CN vào SX-KD. Hiện, DN được Bộ KH&CN giao triển khai thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu ứng dụng cấp bộ.

Việc hỗ trợ DN đầu tư nghiên cứu KH&CN bằng nguồn vốn ngoài ngân sách được quan tâm. UBND tỉnh đã chỉ đạo Sở KH&CN thành lập Hội đồng khoa học, công nhận kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ đối với đề tài "Nghiên cứu sản xuất đệm lót sinh học từ phế phụ phẩm nông nghiệp phục vụ chăn nuôi đại gia súc quy mô công nghiệp", do Công ty T&T 159 Hòa Bình triển khai thực hiện bằng nguồn vốn tự có của DN. Từ đó, tiếp tục hỗ trợ DN thành lập DN KH&CN, nâng cao hiệu quả ứng dụng kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ vào SX-KD, chuyển giao công nghệ.

Mới đây, tại cuộc họp của UBND tỉnh đánh giá về hỗ trợ DN đầu tư đổi mới công nghệ, đồng chí Đỗ Hải Hồ, Giám đốc Sở KH&CN cho biết: Trên cơ sở Kế hoạch số 67/KH-UBND, các hoạt động về hỗ trợ khởi nghiệp đã được triển khai rộng khắp, góp phần tích cực hỗ trợ DN. Các dự án khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tiềm năng là cơ sở để hình thành các DN có khả năng gia tăng nhanh giá trị, bằng việc sử dụng công nghệ, tài sản trí tuệ. Trong các năm 2018 - 2020 đã hỗ trợ được 3 cuộc thi khởi nghiệp, lựa chọn trao thưởng cho hơn 10 dự án khởi nghiệp tiềm năng.

Hỗ trợ DN đổi mới công nghệ còn được thực hiện trực tiếp thông qua hỗ trợ kinh phí cho các DN tiếp cận, tham gia sự kiện về trình diễn, kết nối cung cầu công nghệ, hội nghị về hoạt động ứng dụng, chuyển giao công nghệ được tổ chức trong, ngoài nước. Nhờ vậy, tạo điều kiện cho các DN được tiếp cận trực tiếp với công nghệ mới, tiên tiến; tìm hiểu, lựa chọn các loại máy móc, công nghệ phù hợp để thúc đẩy việc ứng dụng, chuyển giao, đổi mới công nghệ trong DN. Hàng năm, trên cơ sở nắm bắt nhu cầu về công nghệ của các DN trên địa bàn, UBND tỉnh tổng hợp, gửi Bộ KH&CN để tham gia kết nối với đối tác cung cấp công nghệ trong, ngoài nước, giúp DN dễ dàng tiếp cận với các công nghệ mới tiên tiến. Đồng thời, thông qua triển khai ứng dụng kết quả nghiên cứu đề tài cấp tỉnh "Tăng cường quản trị rủi ro trong kinh doanh tại các DN tỉnh Hòa Bình trong điều kiện hội nhập" đã giúp các DN thấy được rủi ro có thể xảy ra, từ đó nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của đổi mới công nghệ, áp dụng hệ thống quản lý tiên tiến.

Bên cạnh đó, nhằm đẩy mạnh hỗ trợ DN nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, hàng hóa trong bối cảnh cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 và sản xuất thông minh ngày càng mạnh mẽ, những năm qua, UBND tỉnh chỉ đạo tiếp tục hỗ trợ DN áp dụng hệ thống quản lý tiên tiến, như: áp dụng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, hệ thống quản lý, công cụ cải tiến năng suất chất lượng, công cụ hỗ trợ cho sản xuất thông minh, dịch vụ thông minh... Đến nay, đã hỗ trợ 2 DN xây dựng hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến; 1 DN công bố hợp chuẩn, hợp quy đối với các sản phẩm đặc thù đòi hỏi yêu cầu cao về tiêu chuẩn kỹ thuật; hỗ trợ các DN tham dự Giải thưởng chất lượng quốc gia, có 2 DN (Công ty TNHH sản xuất hàng may mặc Esquel Việt Nam - Hòa Bình và Công ty CP liên danh và dược phẩm Essen - Đức) đoạt giải, được cấp giấy chứng nhận, cúp và bằng khen của Thủ tướng Chính phủ.

Ngoài ra, hướng dẫn và hỗ trợ 15 DN tiến hành tự xây dựng tiêu chuẩn và công bố tiêu chuẩn áp dụng cho các sản phẩm hàng hóa theo quy định. Hỗ trợ các DN kinh doanh xăng dầu ứng dụng công nghệ phục vụ cung cấp hóa đơn bán lẻ cho khách hàng...

Nhờ được hỗ trợ xây dựng, triển khai các hệ thống quản lý, công cụ cải tiến chất lượng và nhận biết thông tin về luật liên quan đến hàng rào kỹ thuật trong thương mại đã giúp các DN trong tỉnh nâng cao hiệu quả sản xuất, chất lượng sản phẩm, cải thiện hình ảnh, thương hiệu và tính cạnh tranh, dần khẳng định chỗ đứng của DN tỉnh trên thị trường trong và ngoài nước.


Bình Giang

Các tin khác


Thẩm định mô hình, điển hình tiên tiến tại huyện Kim Bôi, Cao Phong

Ngày 2/5, đoàn công tác do lãnh đạo Ban Thi đua - Khen thưởng (Sở Nội vụ) làm trưởng đoàn đã tổ chức thẩm tra các mô hình, điển hình tiên tiến năm 2024 trên địa bàn huyện Kim Bôi và Cao Phong.

Xử lý nghiêm tập thể, cá nhân làm chậm tiến độ triển khai dự án cao tốc Hòa Bình - Mộc Châu

Dự án cao tốc Hòa Bình - Mộc Châu (đoạn từ Km19+000 - Km53+000 trên địa bàn tỉnh) có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và khu vực Tây Bắc. Tuy nhiên tiến độ triển khai chậm, nhất là các thủ tục liên quan đến đất đai, chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa, chuyển mục đích sử dụng rừng, cắm mốc, trích đo, giải phóng mặt bằng (GPMB)...

Công khai người nộp thuế nợ thuế đến ngày 31/3/2024

Ngày 25/4, Cục Thuế tỉnh có Công văn số 1991/CTHBI-QLN về việc công khai người nộp thuế nợ thuế.

Khai thác tối đa tiềm năng, lợi thế cạnh tranh để phát triển

Văn phòng Chính phủ vừa ban hành Thông báo kết luận số 179/TB-VPCP, ngày 23/4/2024 về kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại buổi làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hòa Bình ngày 13/4/2024.

Gìn giữ và phát triển thương hiệu bột sắn dây Nhuận Trạch

Cuối năm 2023, sản phẩm tinh bột sắn dây của Hợp tác xã (HTX) liên kết dịch vụ nông nghiệp và chế biến tinh bột Nhuận Trạch ở thôn Đồng Sẽ, xã Nhuận Trạch (Lương Sơn) được chứng nhận sản phẩm OCOP 3 sao. Đối với người dân địa phương, sắn dây từng là cây trồng giúp bà con cải thiện thu nhập, xóa đói, giảm nghèo. Việc chứng nhận tinh bột sắn dây đạt tiêu chuẩn OCOP 3 sao là tiền đề để các hộ tiếp tục giữ gìn và phát triển, đưa sản phẩm vươn xa hơn trên thị trường.

Đồng hành cùng doanh nghiệp, tạo sức bật cho phát triển

Phát biểu tại Hội nghị gặp mặt doanh nghiệp (DN), nhà đầu tư, hợp tác xã Xuân Giáp Thìn, đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh Bùi Văn Khánh khẳng định: "Với phương châm chính quyền đồng hành cùng DN, Hòa Bình luôn xác định thành công của DN cũng là thành công của tỉnh; khó khăn, vướng mắc của các DN là trách nhiệm của cấp ủy, chính quyền các cấp”. Phương châm đó được thực hiện xuyên suốt, hiệu quả, tạo nên dấu ấn trong quá trình phát triển của tỉnh và cộng đồng DN trong tỉnh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục