(HBĐT) - Theo báo cáo của Phòng giao dịch Ngân hàng CSXH huyện Yên Thủy, doanh số cho vay tín dụng chính sách từ đầu năm đến hết tháng 11 đạt 99,34 tỷ đồng, riêng tháng 11 đạt hơn 3,5 tỷ đồng.
Trong đó, các chương trình có doanh số cho vay cao như: Cho vay hộ sản xuất, kinh doanh vùng khó khăn (24,4 tỷ đồng), hộ nghèo (20,8 tỷ đồng), NS&VSMTNT (16,5 tỷ đồng), hộ cận nghèo (16,1 tỷ đồng). Các xã có doanh số cho vay đạt cao trong 11 tháng là: Bảo Hiệu (21,3 tỷ đồng), Lạc Lương (15,9 tỷ đồng), Đa Phúc (13,1 tỷ đồng). Doanh số thu nợ đạt hơn 74 tỷ đồng, tháng 11 đạt gần 4 tỷ đồng; nợ quá hạn hiện còn 483 triệu đồng.
Đến nay, tổng dư nợ tín dụng chính sách trên địa bàn huyện đạt trên 287 tỷ đồng, với 7.926 lượt khách hàng còn dư nợ. Từ đầu năm đến nay, vốn chính sách được chuyển tải kịp thời đến các đối tượng thụ hưởng, tiếp tục góp phần quan trọng trong đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn.
P.V
(HBĐT) - Chiều 11/12, tại huyện Mai Châu, Hội Nông dân tỉnh tổ chức hội thảo truyền thông chia sẻ kết quả hoạt động các nhóm cộng đồng Dự án thúc đẩy công khai, minh bạch và sự tham gia của người dân vào quản lý NSNN giai đoạn 2. Tham dự hội thảo có lãnh đạo Hội Nông dân tỉnh; đại diện Trung tâm Hành động vì sự phát triển cộng đồng (ACDC); lãnh đạo Hội Nông dân huyện Mai Châu, Lương Sơn, Lạc Sơn, Lạc Thuỷ, Tân Lạc, Cao Phong, cùng thành viên nhóm cộng đồng của 9 xã tham gia dự án.
(HBĐT) - Ngày 28/12/2015, BTV Tỉnh ủy ban hành Nghị quyết số 03-NQ/TU về phát triển thương mại giai đoạn 2016 - 2020, định hướng đến năm 2025. Trên cơ sở các mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ của nghị quyết, UBND tỉnh ban hành kế hoạch để cụ thể hóa các nhiệm vụ, giải pháp, xác định những nhiệm vụ trọng tâm cần tập trung thực hiện, phân công rõ trách nhiệm của từng sở, ban, ngành, địa phương, đơn vị.
(HBĐT) - Ngày 10/12, UBND tỉnh tổ chức hội nghị trực tuyến toàn tỉnh triển khai kế hoạch sản xuất vụ đông xuân 2020 - 2021. Đồng chí Đinh Công Sứ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì hội nghị.
(HBĐT) - Những năm qua, diện tích trồng cây ăn quả có múi trên địa bàn tỉnh phát triển khá mạnh, hiện đạt khoảng 11.500 ha (cam 5.500 ha, quýt hơn 500 ha, bưởi 5.200 ha, chanh 375 ha). Trong đó, diện tích thời kỳ kinh doanh khoảng 7.400 ha, sản lượng ước đạt 150 nghìn tấn, giá trị thu nhập từ 300 - 500 triệu đồng/ha/năm. Với giá trị kinh tế từ cây ăn quả có múi, tỉnh tập trung chọn lọc, nâng cao chất lượng giống cây nhằm nâng cao số lượng, chất lượng quả.
(HBĐT) - "Chưa năm nào giá rẻ mà lại khó bán như vậy". Đó là câu nói đầy ngao ngán của nhiều người trồng cam, bưởi trong tỉnh khi đang phải trải qua một vụ thu hoạch khó khăn.
(HBĐT) - Giai đoạn 2015 - 2020, chăn nuôi gia cầm của tỉnh có sự chuyển biến tích cực từ chăn nuôi truyền thống nhỏ lẻ trong nông hộ sang phát triển theo hướng hàng hóa tập trung, nâng cao năng suất, chất lượng, giá trị gia tăng. Công tác phòng, chống dịch bệnh, chăn nuôi theo hướng an toàn sinh học được người dân quan tâm. Đặc biệt, việc xây dựng, phát triển liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị nông sản gắn với Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) phát triển, đem lại hiệu quả cao.