(HBĐT) - Theo kết quả công bố của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) của tỉnh năm 2021 thuộc nhóm điều hành thấp với tổng số 57,16 điểm, thấp hơn 5,64 điểm so với năm 2020, đứng ở vị trí thứ 62 so với cả nước và giảm 18 bậc so với năm trước. Trong đó, điểm số của chỉ số thành phần "Tiếp cận đất đai” được 5,93 điểm, giảm 0,35 điểm so với năm 2020, xếp hạng 62/63 tỉnh, thành phố và giảm 16 bậc so với năm 2020.


Những năm qua, huyện Lương Sơn dành nhiều quỹ đất cho phát triển đô thị. Ảnh: Khu dân cư Phố Chợ - trung tâm huyện Lương Sơn.

Theo thống kê, chỉ số Tiếp cận đất đai và ổn định trong sử dụng đất năm 2021 trên cả nước có sự cải thiện, điểm số của tỉnh trung vị đạt 7,06 điểm, điểm số của tỉnh thấp nhất đạt 5,71 điểm, cao hơn so với năm 2020 lần lượt là 0,4 điểm và 0,1 điểm. Điểm của tỉnh cao nhất đạt 7,85 điểm, xấp xỉ điểm số năm 2020 (chỉ kém 0,11 điểm).

Tuy nhiên, theo đánh giá chung, Tiếp cận đất đai còn nhiều trở ngại, cảm nhận của doanh nghiệp (DN) về rủi ro bị thu hồi đất tăng lên 55%. Tỷ lệ DN đồng ý với nhận định "DN sẽ được bồi thường thỏa đáng nếu bị thu hồi đất” khá thấp,  khoảng 29%; tỷ lệ DN cho biết họ có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCNQSDĐ) ở mức rất thấp; thủ tục hành chính (TTHC) thuê, chuyển nhượng đất đai còn quá phức tạp; quy hoạch đất đai của địa phương chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển của DN (39,3%); các địa phương "thiếu quỹ đất sạch”; giá đất theo quy định của Nhà nước tăng quá nhanh, công tác giải phóng mặt bằng (GPMB) chậm, việc cung cấp thông tin dữ liệu về đất đai không thuận lợi, việc xử lý hồ sơ về đất đai lâu hơn quy định. Những phiền hà liên quan đến thủ tục đất đai là nguyên nhân khiến 53,8% DN phải trì hoãn hoặc hủy bỏ kế hoạch kinh doanh. 
 
Đối với tỉnh ta, năm 2021, Chỉ số tiếp cận đất đai chỉ đạt 5,93 điểm, xếp thứ 62 cả nước, so với năm 2020 giảm 0,35 điểm và giảm 16 bậc. Trong 14 chỉ tiêu nhỏ, có đến 7 chỉ tiêu có thứ hạng từ 60 - 63, đó là: Thời gian chờ đợi để có GCNQSDĐ lâu nhất nước với 90 ngày (xếp thứ 63); 44% DN cho rằng công tác GPMB chậm (xếp thứ 63); 22% DN có nhu cầu được cấp GCNQSDĐ nhưng không có do TTHC rườm rà/lo ngại cán bộ nhũng nhiễu (xếp thứ 62); 44% DN phản ánh "việc cung cấp thông tin dữ liệu về đất đai không thuận lợi, nhanh chóng” xếp thứ 61; có 41% DN cho biết địa phương có tình trạng "thiếu quỹ đất sạch”, xếp thứ 61; có 39% DN cho biết cán bộ nhận hồ sơ và giải quyết TTHC về đất đai không hướng dẫn đầy đủ, chi tiết (xếp thứ 60); những phiền hà của thủ tục đất đai là nguyên nhân khiến 81% DN phải trì hoãn hoặc hủy bỏ kế hoạch kinh doanh (xếp thứ 61).

Có 4 chỉ tiêu có thứ hạng từ 43 - 45, cụ thể: Chỉ có 48% DN tư nhân cho biết không gặp cản trở về tiếp cận đất đai (xếp thứ 43); 65% DN đánh giá thời hạn giải quyết hồ sơ đất đai dài hơn so với thời hạn quy định (xếp thứ 44); 35% DN đánh giá mất nhiều thời gian để thực hiện thủ tục xác định giá trị quyền sử dụng đất (xếp thứ 43); chỉ có 15% DN cho rằng việc thực hiện các TTHC về đất đai trong vòng 2 năm qua không gặp bất kỳ khó khăn nào (xếp thứ 45).

Có 3 chỉ tiêu xếp trong tốp 30, cụ thể là cảm nhận của DN về rủi ro bị thu hồi đất ở mức trung bình với 1,73 điểm (xếp thứ 27), 30% DN đồng ý với nhận định "DN sẽ được bồi thường thỏa đáng nếu bị thu hồi đất” (xếp thứ 26), thấp hơn đáng kể so với mức 40% của năm 2020 (xếp thứ 7); 84% DN đánh giá là bảng giá đất của tỉnh phù hợp với sự thay đổi giá thị trường (xếp thứ 16).

Theo các cơ quan chức năng của tỉnh, những hạn chế, yếu kém chỉ số PCI năm 2021 của tỉnh bên cạnh nguyên nhân khách quan do dịch bệnh diễn biến phức tạp, các quy định của pháp luật chồng chéo, thiếu đồng bộ, là năm đầu thời kỳ lập các loại quy hoạch, sự phối hợp giữa các cơ quan có liên quan cũng như các địa phương trên địa bàn tỉnh chưa tốt còn do công tác quản lý đất đai của tỉnh hạn chế, giải quyết các thủ tục và cung cấp thông tin về đất đai còn chậm. Tỷ lệ bao phủ quy hoạch xây dựng thấp. Việc quản lý dự án sau quyết định chủ trương đầu tư chưa được thường xuyên, chưa cương quyết xử lý thu hồi các dự án chậm tiến độ. 

Trong nỗ lực cải thiện góp phần nâng cao chỉ số PCI của tỉnh năm 2022, kết luận của Chủ tịch UBND tỉnh tại cuộc họp Ban chỉ đạo cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh và nâng cao chỉ số cạnh tranh CPI của tỉnh mới đây chỉ đạo kịp thời làm rõ trách nhiệm của các sở, ngành, địa phương liên quan đối với việc tụt giảm thứ hạng các bộ chỉ số, bao gồm cả Tiếp cận đất đai. 

Theo các DN trên địa bàn tỉnh, dự kiến trong thời gian tới, với những động thái tích cực từ lãnh đạo tỉnh liên quan đến chỉ số Tiếp cận đất đai, việc công bố, công khai quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, các bộ TTHC về đất đai, tạo điều kiện thuận lợi cho DN có nhu cầu sử dụng đất lựa chọn vị trí mặt bằng, cũng như hoàn thiện hồ sơ về đất đai cho các dự án SXKD trên cơ sở phù hợp với quy hoạch sẽ được đẩy nhanh và mạnh hơn nữa. 

Ngoài ra, các chế độ, chính sách, cơ chế hỗ trợ về bồi thường GPMB cho các dự án trên địa bàn tỉnh; thẩm định giá thuê đất; giá đất… sẽ được điều chỉnh phù hợp hơn. Đồng thời, việc giải quyết TTHC tại Văn phòng Đăng ký đất đai tỉnh sẽ có những chuyển biến rõ nét, qua đó tạo niềm tin, tăng sự hài lòng đối với người dân, DN khi thực hiện các TTHC.


Hồng Trung


Các tin khác


Ngân hàng Nhà nước tỉnh: Triển khai các giải pháp cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh

(HBĐT) - Từ đầu năm đến nay, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) tỉnh triển khai kịp thời các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước và của ngành đến các ngân hàng, tổ chức tín dụng (TCTD) trên địa bàn tỉnh. Trong đó, thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp thuộc phạm vi quản lý của ngành về cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh của tỉnh.

Xã Cao Sơn phát triển rừng bền vững gắn với lợi ích của nhân dân

(HBĐT) - Là xã có diện tích rừng và đất lâm nghiệp lớn nhất huyện, trải dài trên 17 xóm, những năm qua, xã Cao Sơn (Lương Sơn) đã có nhiều giải pháp đẩy mạnh phong trào trồng, chăm sóc, bảo vệ rừng (BVR), phòng cháy, chữa cháy rừng (PCCCR). Nhờ đó, phát huy hiệu quả tài nguyên đất rừng, tích cực phủ xanh đất trống, đồi núi trọc, cải thiện môi trường sinh thái; từng bước nâng cao thu nhập cho người dân gắn bó với rừng, tạo động lực cho kinh tế lâm nghiệp phát triển.

Cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh: Không để tiếp tục rơi tự do

Bài 3 - Hướng tới sự hài lòng của doanh nghiệp, nhà đầu tư
(HBĐT) - "Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII đề ra là phải cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh (MTĐTKD), Chỉ số PCI mỗi năm tối thiểu tăng 3 bậc. Từ thực tế đang diễn ra, nếu không có sự quyết tâm thay đổi thì sẽ không thể hoàn thành chỉ tiêu hết sức quan trọng này. Do vậy, mỗi sở, ban, ngành, huyện, thành phố, mỗi cá nhân các đồng chí lãnh đạo và qua các đồng chí truyền tải đến cán bộ, công chức, viên chức (CB, CC, VC) của mình phải suy nghĩ, từ đó đổi mới tư duy, cách làm. Mong doanh nghiệp (DN), nhà đầu tư (NĐT) bày tỏ tâm tư, nguyện vọng, thẳng thắn góp ý trên tinh thần xây dựng. Các sở, ngành không nên buồn mà chịu khó lắng nghe đóng góp của người dân, DN để tiến bộ hơn, cùng nhau đưa chất lượng dịch vụ công của tỉnh trong thời gian tới tốt hơn, giúp tỉnh có được MTĐTKD tốt, vì sự hài lòng của DN, NĐT. Mục tiêu cuối cùng là phát triển KT-XH để Nhân dân tỉnh Hòa Bình được hưởng cuộc sống ấm no, hạnh phúc, được hưởng thành quả của sự phát triển" - Ủy viên BCH T.Ư Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Ngô Văn Tuấn chỉ đạo.

Sớm giải quyết dứt điểm tồn tại ở dự án trồng rừng của Công ty D&G Hòa Bình

(HBĐT) - Hầu hết các dự án trồng rừng, trong đó có dự án trồng rừng nguyên liệu của Công ty TNHH MTV D&G Hoà Bình triển khai trên địa bàn 2 huyện Đà Bắc, Cao Phong ảnh hưởng đến sản xuất, đời sống của người dân. Nhân dân đã nhiều lần kiến nghị có giải pháp khắc phục những bất cập, trả lại đất cho người dân.

Quyết tâm hoàn thành chỉ tiêu về hóa đơn điện tử theo đúng lộ trình

(HBĐT) - Thực hiện Quyết định số 206/ QĐ-BTC, ngày 24/2/2022 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc triển khai áp dụng hóa đơn điện tử (HĐĐT) tại 57 tỉnh, thành phố trực thuộc T.Ư, Cục Thuế tỉnh đã ban hành Công văn số 1798/CTHBI-TTHT, ngày 20/4/2022 về việc giao chỉ tiêu đăng ký sử dụng HĐĐT đến từng đơn vị, công chức thuế.

Cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh: Không để tiếp tục rơi tự do

Bài 2 - Cần gỡ điểm nghẽn "bài toán con người"
(HBĐT) - Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy: "Cán bộ là gốc của mọi công việc, muôn việc thành công hay thất bại đều do cán bộ tốt hay kém". Với kết quả Chỉ số PCI của tỉnh năm 2021, ngoài nguyên nhân khách quan, Tỉnh ủy, UBND tỉnh xác định chủ yếu vẫn là do nguyên nhân chủ quan, mà ở đây chính là "bài toán con người". "Chúng ta phải đưa ra phương châm tự soi, tự sửa, phê bình thẳng thắn, chân thành nhưng phải đoàn kết, xây dựng. Có nghiêm túc, có cầu thị thì mới tiến bộ được". Đó là chỉ đạo, cũng là sự trải lòng của đồng chí Ngô Văn Tuấn, UVBCH T.Ư Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh với lãnh đạo các sở, ban, ngành, các huyện, thành phố và nhiều doanh nghiệp (DN), nhà đầu tư (NĐT) tại hội nghị đánh giá kết quả xếp hạng Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp huyện và các sở, ngành (DDCI) áp dụng thử nghiệm năm 2021 được tổ chức mới đây.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục