Trong phiên thảo luận tại hội trường của Quốc hội, chiều 1/6, nhiều ý kiến các đại biểu đề xuất cần tiếp tục có các giải pháp để kiềm chế giá xăng dầu tăng cao, trong đó có giảm các loại thuế đối với mặt hàng xăng dầu, nhằm hạn chế tác động xấu đến phát triển kinh tế và đời sống của người dân.


Quang cảnh phiên họp của Quốc hội, chiều 1/6. (Ảnh: LINH NGUYÊN)

Bình ổn giá xăng dầu, hạn chế nguy cơ lạm phát

Bày tỏ sự đồng tình, thống nhất cao với các báo cáo của Chính phủ và báo cáo thẩm tra của các Ủy ban của Quốc hội, đại biểu Ma Thị Thúy (Tuyên Quang) đánh giá, việc thực hiện đồng bộ, kịp thời các giải pháp, chính sách về miễn, giảm, gia hạn thuế, phí, lệ phí, hỗ trợ tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp và người dân bị ảnh hưởng của dịch bệnh, cùng các cơ chế, chính sách của chương trình phục hồi phát triển kinh tế-xã hội và chính sách mở cửa du lịch từ 15/3 đã tác động rõ nét đến hoạt động kinh tế-xã hội của đất nước, giúp nền kinh tế phục hồi và tăng trưởng tích cực, ổn định vĩ mô được giữ vững, tốc độ tăng trưởng quý I/2022 đạt 5,03%.
Linh hoạt các giải pháp kiềm chế giá xăng dầu tăng cao -0

Đại biểu Ma Thị Thúy phát biểu tại phiên thảo luận của Quốc hội, chiều 1/6. (Ảnh: KHOA LINH)

Phân tích những diễn biến bất lợi từ tình hình phức tạp, khó lường trên thế giới, trực tiếp là giá nhiên liệu, năng lượng, lương thực, thức ăn chăn nuôi, phân bón tăng cao, kéo theo lạm phát toàn cầu có xu hướng tăng, đại biểu đề xuất một số giải pháp với Chính phủ và các bộ, ngành, trong đó tập trung vào nhóm biện pháp bảo đảm an ninh năng lượng, nhất là kiềm chế, bình ổn giá xăng, dầu để hạn chế nguy cơ lạm phát.

Theo đó, đại biểu Ma Thị Thúy kiến nghị theo dõi chặt chẽ thị trường, giá cả hàng hóa, đặc biệt là vật tư, nguyên liệu đầu vào cho sản xuất công nghiệp, nông nghiệp để có chính sách, giải pháp kịp thời, bảo đảm cân đối cung, cầu, bên cạnh việc điều hành bình ổn giá phù hợp, bảo đảm cung ứng các nguồn năng lượng trong nước và các cân đối lớn của nền kinh tế, nhất là cân đối về điện, than, xăng, dầu.

Giảm thuế đối với xăng, dầu

Đóng góp ý kiến tại phiên thảo luận, đại biểu Bùi Mạnh Khoa (Thanh Hóa) nhận định, hiện nay Chính phủ đang điều hành giá xăng dầu trong nước theo giá thế giới trong bối cảnh tình hình thế giới diễn biến phức tạp, dự báo giá xăng dầu sẽ tiếp tục tăng hoặc giữ ở mức cao, làm tăng giá thành các loại sản phẩm, gây ảnh hưởng đến thu nhập, đời sống của người dân.

Linh hoạt các giải pháp kiềm chế giá xăng dầu tăng cao -0

Đại biểu Bùi Mạnh Khoa phát biểu ý kiến tại phiên thảo luận, chiều 1/6. (Ảnh: NGUYÊN LINH)

Đại biểu phân tích, vừa qua, căn cứ quy định của Luật Thuế bảo vệ môi trường, trên cơ sở đề nghị của Chính phủ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã quyết định giảm 50% thuế bảo vệ môi trường đối với mặt hàng xăng dầu. Tuy nhiên, hiện nay mặt hàng này đang chịu thuế tiêu thụ đặc biệt và mức thuế suất này do Quốc hội quyết định.

Để bảo đảm linh hoạt trong kiềm chế giá xăng dầu tăng cao, ảnh hưởng đến thu nhập và chi tiêu của người dân, kiềm chế lạm phát, đại biểu Bùi Mạnh Khoa đề nghị ngay tại kỳ họp này, Quốc hội giao cho Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định điều chỉnh thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế giá trị gia tăng đối với giá xăng dầu trong năm 2022, tương tự như đối với thuế bảo vệ môi trường trên cơ sở đề nghị của Chính phủ.

Theo đại biểu, việc giảm thuế có thể ảnh hưởng tới nguồn thu ngân sách nhà nước, tuy nhiên, với giá dầu thô tăng, mà Việt Nam lại xuất khẩu dầu thô, nên có thể bù đắp thu ngân sách nhà nước từ nguồn này.

Tăng sản lượng khai thác và lọc hóa dầu

Linh hoạt các giải pháp kiềm chế giá xăng dầu tăng cao -0

Đại biểu Hoàng Văn Cường phát biểu trong phiên thảo luận tại hội trường, chiều 1/6. (Ảnh: NGUYÊN KHOA)

Đóng góp kiến nghị liên quan bình ổn giá xăng dầu, đại biểu Hoàng Văn Cường (Hà Nội) cho rằng, trong bối cảnh giá dầu thế giới đang tăng cao hiện nay thì việc tăng sản lượng khai thác và lọc hóa dầu trong nước không chỉ tăng hiệu quả gấp 2-3 lần so thời điểm khai thác giá dầu thấp, mà còn tạo nguồn cung trong nước ổn định, là cơ sở để bình ổn giá xăng dầu trong nước, không quá nhạy cảm với biến động của xăng dầu thế giới khi phải nhập khẩu, đồng thời nguồn thu từ xăng dầu cũng tăng lên.

Do đó, đại biểu đề nghị Chính phủ tiếp tục đề xuất với Quốc hội có giải pháp tiếp tục giảm các loại thuế xăng dầu để bình ổn giá xăng dầu, tránh được những tác động giá đẩy từ xăng dầu sang các mặt hàng khác.


                                                          
Theo báo Nhân Dân


Các tin khác


Thông tin chính thức về Dự án khu du lịch nghỉ dưỡng sinh thái cao cấp Đồi Thung

(HBĐT) - Thời gian gần đây, dư luận ở một số xóm thuộc xã Quý Hoà (Lạc Sơn) dấy lên thông tin liên quan đến việc áp giá đền bù giải phóng mặt bằng (GPMB) và di dân Dự án khu du lịch sinh thái nghỉ dưỡng cao cấp Đồi Thung. Phóng viên Báo Hoà Bình đã tìm hiểu thực tế để làm rõ những thông tin gây hoang mang, nhiễu loạn này.

Tổ chức xét tặng, tôn vinh danh hiệu "Doanh nghiệp, doanh nhân tiêu biểu tỉnh Hòa Bình" lần V

(HBĐT) - UBND tỉnh ban hành Kế hoạch số 90/KH-UBND, ngày 24/5/2022 về việc tổ chức xét tặng, tôn vinh danh hiệu "Doanh nghiệp (DN), doanh nhân tiêu biểu tỉnh Hòa Bình" lần V, năm 2022.

Ban Kinh tế - Ngân sách: Giám sát việc thực hiện các chính sách hỗ trợ phát triển hợp tác xã 

(HBĐT) - Ngày 31/5, Ban KT-NS (HĐND tỉnh) đã giám sát tình hình thực hiện các chính sách hỗ trợ phát triển hợp tác xã (HTX) trên địa bàn tỉnh tại Sở KH&ĐT. Đồng chí Nguyễn Tiến Sinh, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Tỉnh uỷ, Trưởng ban KT-NS chủ trì hội nghị giám sát. Cùng dự có đồng chí Võ Ngọc Kiên, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh.

Cải thiện, nâng cao chỉ số Tiếp cận đất đai

(HBĐT) - Theo kết quả công bố của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) của tỉnh năm 2021 thuộc nhóm điều hành thấp với tổng số 57,16 điểm, thấp hơn 5,64 điểm so với năm 2020, đứng ở vị trí thứ 62 so với cả nước và giảm 18 bậc so với năm trước. Trong đó, điểm số của chỉ số thành phần "Tiếp cận đất đai” được 5,93 điểm, giảm 0,35 điểm so với năm 2020, xếp hạng 62/63 tỉnh, thành phố và giảm 16 bậc so với năm 2020.

Hỗ trợ lãi suất các khoản vay tại Ngân hàng CSXH tối đa 3.000 tỷ đồng

Chính phủ vừa ban hành Nghị định 36/2022/NĐ-CP ngày 30/5/2022 về hỗ trợ lãi suất đối với các khoản vay tại Ngân hàng Chính sách xã hội, nguồn vốn cho vay, cấp bù lãi suất và phí quản lý để Ngân hàng Chính sách xã hội cho vay theo Nghị quyết số 43/2022/QH15 ngày 11/1/2022 của Quốc hội về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội.

Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thu và quản lý thu ngân sách Nhà nước

(HBĐT) - Ban Thường vụ (BTV) Tỉnh ủy vừa ban hành Chỉ thị số 23-CT/TU về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thu và quản lý thu NSNN năm 2022.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục