(HBĐT) - Vụ xuân năm 2022, ngành nông nghiệp huyện Lạc Sơn đã nỗ lực vượt khó để đảm bảo kế hoạch đề ra. Hiện, huyện tập trung chỉ đạo các xã, thị trấn và nông dân đẩy nhanh tiến độ thu hoạch lúa, hoa màu vụ xuân; tích cực, chủ động chuẩn bị mọi nguồn lực để đảm bảo các điều kiện tốt nhất cho sản xuất vụ mùa, hè thu sắp tới, bởi đây là vụ được dự báo đối mặt với nhiều khó khăn do thời tiết thường diễn biến bất lợi, sâu bệnh.
Nông dân xã Vũ Bình (Lạc Sơn) chăm sóc các diện tích lúa trà muộn.
Vụ chiêm xuân năm 2022 tại huyện bước đầu đạt được một số kết quả khả quan. Cụ thể: Sản lượng lương thực cây có hạt và tổng diện tích gieo trồng cây hàng năm vượt kế hoạch đề ra; tổng sản lượng lương thực cây có hạt 6 tháng đầu năm ước đạt ước đạt 37.178 tấn. Diện tích cấy lúa toàn huyện 3.765,2 ha (đạt 107,6% kế hoạch), năng suất bình quân ước đạt 58 tạ/ha, sản lượng trên 21.800 tấn; diện tích trồng ngô trên 3.954 ha (đạt 116,31% kế hoạch), năng suất bình quân ước đạt 41 tạ/ha, sản lượng trên 16.200 tấn; ngô 3.960 ha, năng suất bình quân ước đạt 41 tạ/ha, sản lượng trên 16.200 tấn… Thời điểm này, nông dân toàn huyện tích cực đẩy nhanh tiến độ thu hoạch lúa và các loại cây màu vụ xuân. Chị Bùi Thị Hồng, xóm Khao, xã Tân Mỹ cho biết: So với vụ xuân thì vụ mùa, hè thu có thể năng suất thấp hơn, bởi ảnh hưởng của thời tiết. Ở vụ xuân này, để đảm bảo năng suất lúa, tôi thường xuyên cập nhật thông tin, làm đúng hướng dẫn của cán bộ chuyên môn địa phương khuyến cáo về lịch xuống giống. Ngay sau khi thu hoạch hết lúa xuân sẽ cày ải đất, vệ sinh kỹ đồng ruộng để sạch tàn dư mới tiến hành xuống giống. Như vậy lúa ít nguy cơ bị bệnh và phát triển tốt hơn.
Theo kế hoạch, vụ mùa, hè thu năm 2022, tổng diện tích gieo trồng cây lương thực toàn huyện 7.810 ha, trong đó, lúa 5.050 ha, ngô 1.400 ha. Theo dự báo, tình hình thời tiết vụ mùa, hè thu diễn biến ngày càng phức tạp, mực nước các hồ thủy lợi xuống thấp... dẫn đến nguy cơ tiềm ẩn về dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi có thể xảy ra bất cứ lúc nào.
Công tác thông tin, tuyên truyền về tình hình hạn hán, hướng dẫn nông dân sử dụng tiết kiệm nước trước khi vào vụ sản xuất được các xã, thị trấn thực hiện bằng nhiều hình thức; bên cạnh đó, tăng cường kiểm tra kênh mương, điều tiết nước hợp lý, không để lãng phí nguồn nước; đảm bảo nước tưới, nhất là nước tưới cho các chu kỳ sinh trưởng của cây lúa.
Chủ động thực hiện phương châm "xanh nhà hơn già đồng”, cán bộ chuyên môn tại các xã, thị trấn đã, đang tăng cường bám sát đồng ruộng, hướng dẫn nông dân thu hoạch lúa đến đâu tiến hành vệ sinh đồng ruộng ngay đến đó. Vừa cày ải, vừa phơi ruộng để cải tạo đất và hạn chế nguồn sâu bệnh, kết hợp diệt chuột, ốc bươu vàng ngay từ đầu vụ. Các địa phương cũng được khuyến cáo sử dụng giống lúa ngắn và trung ngày, đẩy mạnh áp dụng kỹ thuật để nâng cao năng suất. Cùng với đó, huyện chỉ đạo, khuyến khích các HTX đẩy mạnh thực hiện và phát triển hình thức hợp tác, liên kết sản xuất, tiêu thụ nông sản theo chuỗi giá trị.
Đồng chí Bùi Văn Huân, Trưởng phòng NN&PTNT huyện cho biết: Trước nhiều yếu tố bất lợi cho sản xuất vụ mùa, hè thu, để chủ động sản xuất đạt kết quả cao cả về diện tích, cơ cấu cây trồng và tăng giá trị thu nhập trên cùng diện tích canh tác, huyện tích cực, tập trung chỉ đạo đẩy mạnh sản xuất vụ mùa, hè thu, mở rộng diện tích các loại cây trồng, không để đất trống. Các xã, thị trấn cần có kế hoạch chủ động về số lượng, loại giống, nhất là giống lúa, ngô, lạc, đậu, rau các loại... bảo đảm cung ứng kịp thời về giống, vật tư nông nghiệp... để gieo trồng đúng thời vụ. Bên cạnh đó, yêu cầu các đơn vị chuyên môn tăng cường chỉ đạo cán bộ hướng dẫn nông dân trong việc chăm sóc, thâm canh cây trồng để nâng cao năng suất, sản lượng đảm bảo đạt kế hoạch đề ra; tận dụng triệt để diện tích bưa bãi, đồi thấp để tăng diện tích gieo trồng ngô, các loại cây màu, rau, đậu...
Thu Hằng
(HBĐT) - Sau hơn 1 tháng giải ngân, nguồn vốn ưu đãi từ chương trình cho vay phục hồi và phát triển KT-XH theo Nghị quyết số 11/NQ-CP của Chính phủ đã đến tay hàng nghìn hộ dân trong tỉnh. Đây thực sự là "đòn bẩy” quan trọng để người dân vượt qua khó khăn do dịch Covid-19 gây ra, từng bước khôi phục sản xuất, ổn định cuộc sống.
(HBĐT) - Hòa Bình có nhiều tiềm năng, lợi thế về sản xuất nông nghiệp nói chung và trồng trọt nói riêng do điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng đa dạng thích nghi, có khả năng phát triển nhiều loại nông, lâm, thủy sản. Tỉnh cũng có thị trường tiêu thụ khá thuận lợi khi gần Thủ đô Hà Nội và các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ. Đặc biệt, khi Việt Nam hội nhập sâu vào nhiều thị trường lớn trên thế giới theo các Hiệp định thương mại ký kết đã mở ra cơ hội lớn về hàng hóa xuất khẩu cho những địa phương có nhiều nông sản đặc trưng như tỉnh.
Giá gas bán lẻ trong nước tháng 6 sẽ tiếp tục giảm 31.000 đồng với bình 12 kg và 124.100 đồng với bình công nghiệp 48 kg.
(HBĐT) - Thời gian gần đây, dư luận ở một số xóm thuộc xã Quý Hoà (Lạc Sơn) dấy lên thông tin liên quan đến việc áp giá đền bù giải phóng mặt bằng (GPMB) và di dân Dự án khu du lịch sinh thái nghỉ dưỡng cao cấp Đồi Thung. Phóng viên Báo Hoà Bình đã tìm hiểu thực tế để làm rõ những thông tin gây hoang mang, nhiễu loạn này.
(HBĐT) - UBND tỉnh ban hành Kế hoạch số 90/KH-UBND, ngày 24/5/2022 về việc tổ chức xét tặng, tôn vinh danh hiệu "Doanh nghiệp (DN), doanh nhân tiêu biểu tỉnh Hòa Bình" lần V, năm 2022.
(HBĐT) - Ngày 31/5, Ban KT-NS (HĐND tỉnh) đã giám sát tình hình thực hiện các chính sách hỗ trợ phát triển hợp tác xã (HTX) trên địa bàn tỉnh tại Sở KH&ĐT. Đồng chí Nguyễn Tiến Sinh, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Tỉnh uỷ, Trưởng ban KT-NS chủ trì hội nghị giám sát. Cùng dự có đồng chí Võ Ngọc Kiên, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh.