(HBĐT) -Sản xuất nông nghiệp hữu cơ (NNHC) đang là hướng đi ngành nông nghiệp cả nước nói chung và tỉnh nói riêng hướng đến. Việc áp dụng sản xuất hữu cơ (SXHC) không chỉ tạo ra sản phẩm sạch, an toàn cho sức khỏe người tiêu dùng mà còn giúp nông dân đảm bảo được giá thành đầu ra của sản phẩm. Đặc biệt, trong điều kiện giá cả đầu vào các loại phân bón vô cơ liên tục gia tăng như hiện nay, sản xuất NNHC còn giúp nông dân giảm bớt chi phí sản xuất.


Nông dân xã Ngọc Lương (Yên Thủy) trồng, chăm sóc bưởi theo phương pháp hữu cơ.

PGS là hệ thống giám sát có sự tham gia của tổ chức cộng đồng, giúp các hộ sản xuất quy mô nhỏ tiếp cận quy trình sản xuất an toàn và bền vững, từ đó cung ứng ra thị trường những sản phẩm rau đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP). Tại huyện Lương Sơn - địa phương áp dụng hệ thống PGS sớm nhất trong tỉnh, liên nhóm NNHC áp dụng hệ thống này được huyện thành lập từ tháng 3/2009, hoạt động lồng ghép trong tổ chức Hội Nông dân huyện và chịu sự giám sát của Hội. Đồng chí Phùng Đức Chinh, Chủ tịch Hội Nông dân huyện, Trưởng liên nhóm sản xuất rau hữu cơ huyện cho biết: Hiện nay, liên nhóm có 18 nhóm, 1 hộ chăn nuôi hữu cơ, sản xuất rau các loại với diện tích 15,4 ha, sản lượng 200 tấn. Các sản phẩm của liên nhóm được tiêu thụ tốt, chủ yếu là thị trường trong tỉnh và thành phố Hà Nội, giá thành từ 18.000 - 20.000 đồng/kg.

Theo Sở NN&PTNT, thời gian qua, trên địa bàn tỉnh có nhiều mô hình SXHC mang lại hiệu quả kinh tế cao, từng bước khẳng định xu thế phát triển của nông nghiệp tỉnh. Điển hình như: Mô hình sản xuất chuối tiêu của HTX chuối Viba, xã Liên Sơn (Lương Sơn) với giá ổn định, cho doanh thu từ 6 - gần 9 tỷ đồng/năm; mô hình trồng bưởi của HTX trồng bưởi hữu cơ và dịch vụ Tân Đông, xã Đông Lai (Tân Lạc) cho thu nhập từ 300 - trên 400 triệu đồng/ha sau khi đã trừ chi phí... Đến nay, toàn tỉnh có 8 cơ sở được chứng nhận tiêu chuẩn hữu cơ Việt Nam, 1 HTX và 1 liên nhóm chứng nhận theo tiêu chuẩn PGS trong trồng trọt, 1 doanh nghiệp chăn nuôi chứng nhận theo tiêu chuẩn hữu cơ của Nhật Bản. Diện tích sản xuất trồng trọt hữu cơ được chứng nhận theo tiêu chuẩn của Việt Nam và chứng nhận PGS của tỉnh tăng từ 9,8 ha (năm 2018) đến nay lên hơn 66,3 ha. Các sản phẩm NNHC được tiêu thụ tương đối tốt, chủ yếu tại thị trường Hà Nội và thông qua các hợp đồng. Trong đó, sản phẩm thịt lợn giá bán từ 250.000 - 300.000 đồng/kg; rau hữu cơ có giá từ 18.000 - 20.000 đồng/kg, sản phẩm quả có múi hữu cơ (bưởi đỏ Tân Lạc, cam) giá từ 25.000 - 35.000 đồng/kg...

Đồng chí Vương Đắc Hùng, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT cho biết: Tỉnh có lợi thế là vùng có điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng phù hợp với sinh trưởng, phát triển một số loại cây trồng, vật nuôi đặc sản có thế mạnh mang tính bản địa. Nhiều khu vực, vùng sản xuất có đất đai màu mỡ, nguồn đất, nước không bị ô nhiễm, cách biệt với nguồn ô nhiễm từ bên ngoài, đảm bảo sản xuất canh tác hữu cơ. Vì vậy, để tiếp tục duy trì diện tích SXHC hiện có, mở rộng và chứng nhận diện tích SXHC mới đáp ứng các tiêu chuẩn hiện hành, tỉnh đã xác định xây dựng mục tiêu phát triển cụ thể 3 nhóm sản phẩm trong cơ cấu lại ngành, gồm: Nhóm sản phẩm nằm trong danh mục sản phẩm chủ lực quốc gia; nhóm sản phẩm chủ lực cấp tỉnh; nhóm sản phẩm đặc sản địa phương và lợi thế vùng miền. Trong đó, cây ăn quả có múi tổng diện tích 10.700 ha, diện tích kinh doanh 7.400 ha, sản lượng 150.000 tấn; cây rau tổng diện tích 12.878 ha, năng suất 5,34 tấn/ha, sản lượng 191.650 tấn/năm; mía ăn tươi tổng diện tích 5.342 ha, năng suất 69 tấn/ha, sản lượng 369.615 tấn...

Với mục tiêu phát triển nông nghiệp theo hướng an toàn, hiệu quả, sản xuất hàng hóa lớn gắn với thị trường tiêu thụ, gắn kết chặt chẽ với công nghiệp chế biến, du lịch, bảo vệ môi trường sinh thái, thích ứng với biến đổi khí hậu. Tỉnh đã phê duyệt Đề án phát triển NNHC đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. Đồng thời ban hành đề án điều tra, xây dựng bản đồ thổ nhưỡng, phân tích thích nghi đất đai sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh với 127.616 ha đã khảo sát, phân tích. Ban hành các quy hoạch, đề án phát triển sản xuất cây trồng chủ lực, thế mạnh của tỉnh; rà soát, xác định vùng, khu vực có khả năng đáp ứng để SXHC trong trồng trọt tại 7 huyện, thành phố với tổng diện tích đề xuất trên 93.197 ha. 

Sở NN&PTNT cũng tiếp tục tham mưu cho tỉnh thực hiện Đề án phát triển NNHC tỉnh đến năm 2025, định hướng đến năm 2030; tiếp tục duy trì diện tích SXHC, mở rộng và chứng nhận diện tích SXHC mới, tập trung các cây trồng chủ lực có thế mạnh của tỉnh. Xây dựng chính sách hỗ trợ các tổ chức, cá nhân đầu tư vào sản xuất NNHC; thu hút doanh nghiệp đầu tư lĩnh vực nông nghiệp; ban hành các tiêu chuẩn cơ sở sản xuất trồng trọt hữu cơ đối với cây trồng chưa ban hành tiêu chuẩn quốc gia; tăng cường quảng bá, giới thiệu nông sản, đặc sản của địa phương đến các tỉnh, thành phố và quốc tế. Đặc biệt, Sở tiếp tục nghiên cứu, điều chỉnh để tham mưu cho tỉnh trong việc phối hợp Hiệp hội Hữu cơ Việt Nam thực hiện dự án tăng cường năng lực cho nông dân quy mô nhỏ thông qua việc thống nhất mạng lưới hữu cơ tại Việt Nam (ESUP).

 Thu Hằng

Các tin khác


Tích cực hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất

Thực hiện Đề án số 01-ĐA/TU, ngày 6/8/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về "Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với Hội Nông dân các cấp trong xây dựng tổ chức Hội vững mạnh, tham gia hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất, tiêu thụ sản phẩm góp phần xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025", huyện Lạc Thủy quan tâm đầu tư, hỗ trợ kinh phí để nông dân phát triển sản xuất, tiêu thụ sản phẩm.

Thủ tướng chủ trì Hội nghị về phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn

Chiều 24/4, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị về phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn.

Huyện Lạc Sơn: Vượt khó thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội

Phát huy những kết quả đã đạt được trong năm 2023, ngay từ quý I/2024, huyện Lạc Sơn tiếp tục nỗ lực vượt khó, quyết tâm thực hiện đạt và vượt các chỉ tiêu kinh tế - xã hội (KT-XH) quan trọng.

Huyện Tân Lạc: Tỷ lệ tưới, tiêu chủ động đạt 80% diện tích canh tác

Theo báo cáo của UBND huyện Tân Lạc, trong giai đoạn 2021 - 2023, huyện đã ưu tiên đầu tư, nâng cấp sửa chữa, xây dựng mới nhiều công trình hạ tầng thủy lợi, giao thông nội đồng.

Đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản

Căn cứ Quyết định số 482/QĐ-UBND, ngày 28/3/2024 của UBND tỉnh về ban hành Kế hoạch hành động đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản tỉnh Hòa Bình năm 2024, Sở NN&PTNT ban hành Kế hoạch hành động số 262/KH-SNN, ngày 15/4/2024 về đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản năm 2024.

Tín hiệu kinh tế khởi sắc ở huyện Cao Phong

Những ngày trung tuần tháng 4, trên các vườn mía xã Hợp Phong (Cao Phong), nông dân tập trung thu hoạch mía bán cho tiểu thương. Anh Bùi Văn Biện cùng một vài người dân vác từng bó mía từ vườn ra trục đường lớn. Mồ hôi nhễ nhại nhưng trên gương mặt anh toát lên tinh thần lao động hăng say. Anh Biện cho biết, vụ mía năm nay giá bán thấp hơn cuối năm trước từ 2.500 - 3.000 đồng/cây. Tuy nhiên, cây mía phát triển tốt nên được tiểu thương đánh giá cao về chất lượng và tiêu thụ nhanh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục