(HBĐT) - UBND tỉnh có Công văn số 1466/UBND-KTN, ngày 23/8/2022 về các giải pháp đẩy nhanh tiến độ thực hiện và giải ngân các dự án sử dụng vốn ODA.


Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu các sở, ban, ngành, chủ đầu tư (CĐT) dự án sử dụng vốn ODA thực hiện một số giải pháp sau:

(1) Nhóm giải pháp thúc đẩy việc triển khai thực hiện dự án để có khối lượng hoàn thành cho giải ngân. Đối với các sở, ban, ngành, CĐT: Tiếp tục quán triệt nghiêm túc các nghị quyết của Đảng, Quốc hội, Chính phủ và chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Tỉnh ủy, UBND tỉnh về đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công nói chung, vốn nước ngoài nói riêng; thực hiện kiểm tra, rà soát, giám sát, đôn đốc thực hiện kế hoạch vốn của các chủ dự án; kịp thời tháo gỡ ngay vướng mắc, khó khăn trong triển khai dự án và giải ngân; chỉ đạo tập trung đẩy mạnh giải ngân các dự án đầu tư có tiềm năng giải ngân, các dự án đã hoàn tất thủ tục đầu tư, công tác đấu thầu, phê duyệt hợp đồng. Phối hợp Bộ KH&ĐT, Bộ Tài chính để giải quyết các vướng mắc phát sinh.

Đối với các CĐT: Khẩn trương hoàn tất thủ tục về đầu tư, xây dựng, di dân tái định cư, đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc về đất đai, tài nguyên để triển khai thực hiện dự án; đẩy nhanh tiến độ thi công, chủ động điều phối, giám sát chặt chẽ công tác thực hiện dự án của các bên liên quan theo các nguồn vốn, bảo đảm việc thực hiện thông suốt; kịp thời phát hiện các vướng mắc để xử lý hoặc báo cáo UBND tỉnh xử lý theo thẩm quyền; xin ý kiến "không phản đối” của nhà tài trợ, đặc biệt là các tranh chấp hợp đồng (nếu có) để có khối lượng hoàn thành; chủ động báo cáo UBND tỉnh vướng mắc phát sinh trong từng khâu thực hiện dự án để có biện pháp xử lý kịp thời… 

 (2) Nhóm giải pháp liên quan đến điều chỉnh kế hoạch vốn đầu tư công: Các CĐT rà soát, đánh giá chi tiết, cụ thể về khả năng giải ngân của từng dự án, báo cáo UBND tỉnh để điều chuyển kế hoạch vốn giữa dự án chậm giải ngân sang dự án có tiến độ giải ngân tốt, còn thiếu vốn. Đối với trường hợp không có khả năng hoàn thành khối lượng, phải cắt giảm, điều chỉnh kế hoạch vốn được giao: tổng hợp chính xác số liệu, nêu rõ nguyên nhân của từng dự án điều chỉnh giảm, có văn bản báo cáo UBND tỉnh để báo cáo Bộ KH&ĐT, Bộ Tài chính. Người đứng đầu các CĐT chịu hoàn toàn trách nhiệm trước Chủ tịch UBND tỉnh đối với việc không giải ngân hết kế hoạch vốn đã được giao và cam kết giải ngân 100% phần kế hoạch vốn còn lại sau khi đã được điều chỉnh giảm.

(3) Nhóm giải pháp về điều chỉnh chủ trương đầu tư, điều chỉnh hiệp định vay. Đối với chương trình, dự án cần điều chỉnh chủ trương đầu tư: Các CĐT báo cáo UBND tỉnh để báo cáo cấp có thẩm quyền quyết định điều chỉnh chủ trương đầu tư, trên cơ sở đó phối hợp Bộ Tài chính để thực hiện thủ tục điều chỉnh thời hạn giải ngân, điều chỉnh phân bổ vốn theo các hiệp định vay đã ký (nếu có). Đối với dự án đề xuất sử dụng vốn dư: Khẩn trương hoàn thành thủ tục để giải ngân phần vốn dư sau khi được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

(4) Nhóm giải pháp kiểm soát chi, giải ngân. Các CĐT hoàn thiện hồ sơ thanh toán gửi Kho bạc Nhà nước để kiểm soát chi ngay sau khi có khối lượng hoàn thành, bảo đảm chi trong dự toán được phân bổ, chi đúng chế độ quy định; phối hợp Bộ Tài chính trong việc giải ngân đối với khối lượng đã được kiểm soát chi, không để tồn đọng, đặc biệt là các khoản hoàn chứng từ tài khoản đặc biệt. Các CĐT khẩn trương gửi đề nghị rút vốn đối với khối lượng đã được kiểm soát chi tới Bộ Tài chính để giải ngân theo quy định…


H.N (TH)

Các tin khác


Chuyển mình mạnh mẽ vùng cửa ngõ Thủ đô

(HBĐT) - Huyện Lương Sơn có vị trí thuận lợi, tiếp giáp với Thủ đô Hà Nội, có các tuyến đường quan trọng như đường Hồ Chí Minh, QL6, QL21 chạy qua. Thời gian qua, Lương Sơn từng bước chuyển mình mạnh mẽ, trở thành địa bàn trọng điểm về phát triển kinh tế, thu hút đầu tư của tỉnh.

Phát sinh nhiều rào cản "làm khó" môi trường kinh doanh

Cộng đồng doanh nghiệp đang gặp nhiều rào cản trước tình trạng cơ quan quản lý muốn khôi phục lại các điều kiện kinh doanh đã được bãi bỏ, hoặc ban hành mới các chính sách, trong đó "cài cắm" những quy định bất hợp lý, gây khó khăn trong hoạt động… Nản lòng hơn nữa là sự thờ ơ của một bộ phận không nhỏ cán bộ, công chức.

Nông sản Việt thích ứng tiêu chuẩn xuất khẩu mới

Từ đầu năm 2022, Trung Quốc chính thức thực hiện các yêu cầu, quy định mới đối với doanh nghiệp và các mặt hàng nông sản xuất khẩu vào thị trường này. Để không bỏ lỡ thị trường lớn bậc nhất thế giới, nhiều ngành hàng sản xuất và chế biến nông sản, thực phẩm trong nước đang có bước chuyển mình mạnh mẽ nhằm nâng cao chất lượng, giữ vững và mở rộng thị phần xuất khẩu.

Xây dựng, phát huy vai trò đội ngũ doanh nhân

(HBĐT) - Sau 10 năm thực hiện Nghị quyết số 09-NQ/TW, ngày 9/12/2011 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát huy vai trò của đội ngũ doanh nhân Việt Nam trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa hóa và hội nhập quốc tế, đội ngũ doanh nhân tỉnh không ngừng phát triển về số lượng, chất lượng, lũy kế đến ngày 31/12/2021, toàn tỉnh có 3.860 doanh nghiệp với tổng số vốn đăng ký 55.139 tỷ đồng; gần 850 chi nhánh, văn phòng đại diện hoạt động trên địa bàn; trong đó có 2.990 doanh nghiệp đang hoạt động (chiếm khoảng 77,5%), 870 doanh nghiệp gặp khó khăn, tạm ngừng, chờ giải thể.

Thị trường tiền tệ ổn định góp phần hỗ trợ hoạt động sản xuất, kinh doanh

(HBĐT)- Trong thời gian qua, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) tỉnh triển khai kịp thời các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước và của ngành đến các ngân hàng, tổ chức tín dụng (TCTD) trên địa bàn. Theo đó, diễn biến thị trường tiền tệ cơ bản ổn định, tạo điều kiện cho các hoạt động sản xuất, kinh doanh (SXKD).

Tiếp tục cải cách thủ tục hành chính, tăng cường đối thoại theo chuyên đề

(HBĐT) - Theo Hiệp hội Doanh nghiệp (DN) tỉnh, trong thời gian qua, cộng đồng DN, các nhà đầu tư (NĐT) trên địa bàn tỉnh đánh giá rất cao sự nỗ lực của các cấp, các ngành, đặc biệt là sự chỉ đạo quyết liệt của Tỉnh ủy, UBND tỉnh trong việc cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh. Tỉnh đã tạo điều kiện thuận lợi cho các DN, NĐT yên tâm hoạt động sản xuất - kinh doanh; kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc, nhất là triển khai các giải pháp hỗ trợ DN chịu ảnh hưởng nặng nề của đại dịch Covid-19.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục