(HBĐT) - Quy hoạch tỉnh (QHT) giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 là 1 trong 4 khâu đột phá chiến lược thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII, được kỳ vọng sẽ tiếp tục phát huy thế mạnh, cải thiện điểm yếu, tận dụng cơ hội, đẩy lùi thách thức để thúc đẩy sự phát triển toàn diện của tỉnh. Trong quá trình xây dựng quy hoạch cần đặc biệt quan tâm bảo tồn các giá trị văn hóa của Nhân dân các dân tộc trong tỉnh, tập trung đầu tư hệ thống hạ tầng giao thông trọng điểm, thu hút đầu tư phát triển các lĩnh vực có tiềm năng, lợi thế du lịch, công nghiệp, đô thị theo quy hoạch, lựa chọn những dự án thân thiện môi trường, phát triển bền vững, mục tiêu phải cải thiện và nâng cao chất lượng cuộc sống người dân - đồng chí Nguyễn Phi Long, Ủy viên dự khuyết BCH T.Ư Đảng, Bí thư Tỉnh ủy lưu ý.


Huyện Lạc Sơn chú trọng thu hút đầu tư chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn sang công nghiệp, dịch vụ. Ảnh: Công ty TNHH nhựa Lạc Sơn giải quyết việc làm cho lao động địa phương.

Sau khi nhiệm vụ QHT được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 925/QĐ-TTg, ngày 30/6/2020, đầu tháng 4/2021, BTV Tỉnh ủy đã thành lập Ban Chỉ đạo (BCĐ) lập QHT thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 do đồng chí Bí thư Tỉnh ủy là Trưởng ban; Phó Trưởng ban Thường trực là đồng chí Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; Phó Trưởng ban là đồng chí Phó Bí thư TT Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh và đồng chí Phó Chủ tịch TT HĐND tỉnh; thành viên gồm các đồng chí Ủy viên BTV Tỉnh ủy, các đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Giám đốc các sở, ban, ngành, bí thư huyện ủy, Chủ tịch UBND các huyện, thành phố. Chủ tịch UBND tỉnh quyết định thành lập Tổ giúp việc BCĐ. Sở KH&ĐT được giao nhiệm vụ là cơ quan lập quy hoạch, trực tiếp ký hợp đồng với đơn vị tư vấn lập QHT là Công ty TNHH McKinsey & Company Việt Nam. Kinh phí lập quy hoạch được tài trợ bởi Công ty CP đầu tư Infinity Group dưới hình thức nhà tài trợ trả tiền trực tiếp cho đơn vị tư vấn, địa phương nhận sản phẩm quy hoạch.

Theo Sở KH&ĐT: Công tác lập QHT được phân thành 5 giai đoạn, đến nay, tỉnh đang hoàn thiện các bước thuộc giai đoạn 4, cụ thể là: Lấy ý kiến QHT theo quy định tại Điều 32, Nghị định số 37/2019/NĐ-CP, ngày 7/5/2019 của Chính phủ; đồng thời xin ý kiến đối với các địa phương trong vùng, các tỉnh lân cận về QHT (thời hạn lấy ý kiến kết thúc vào ngày 10/10/2022). Theo kế hoạch, báo cáo QHT sẽ được hoàn thành để làm cơ sở trình Hội đồng thẩm định thẩm định QHT trong tháng 11/2022 và trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt QHT thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 trong tháng 12/2022.

Quy hoạch phân tích, đánh giá thực trạng; các yếu tố, điều kiện, thực trạng phát triển; tổng hợp, đánh giá các lợi thế; cơ hội, khó khăn, thách thức đối với tỉnh; định hướng, quan điểm không gian phát triển tổng thể, cũng như các ngành, lĩnh vực; lựa chọn phương án, kịch bản tăng trưởng... phù hợp với các chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII bảo đảm tính khả thi, cơ cấu ngành chuyển dịch mạnh sang lợi thế công nghệ và dịch vụ, phát triển bảo đảm tính bền vững, hiệu quả.

Quy hoạch đặt mục tiêu phấn đấu đến năm 2030, kinh tế tỉnh thuộc nhóm dẫn đầu trong vùng trung du và miền núi phía Bắc; đến năm 2050, Hòa Bình trở thành tỉnh phát triển của cả nước.

Quy hoạch xác định những khâu đột phá và các nhiệm vụ trọng tâm như: Đột phá về hạ tầng, môi trường kinh doanh, phát triển nguồn nhân lực...; tạo bước đột phá về phát triển kinh tế, tập trung vào 4 lĩnh vực: Du lịch, công nghiệp chế biến - chế tạo, sân golf với các dự án bất động sản nghỉ dưỡng và nhà ở vệ tinh. Tập trung vốn đầu tư cho các dự án hạ tầng trọng yếu, cấp bách, nhất là các trục giao thông chính của tỉnh, kết nối tỉnh Hòa Bình với Hà Nội. Khai thác hiệu quả tiềm năng du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, đặc biệt tận dụng thế mạnh gần Hà Nội, cửa ngõ kết nối Thủ đô với vùng Tây Bắc để phát triển du lịch theo hướng bền vững. Phát triển ngành công nghiệp chế biến, chế tạo bền vững, hiệu quả, trở thành động lực thúc đẩy phát triển KT-XH; đầu tư phát triển hạ tầng đồng bộ các khu, cụm công nghiệp và phát triển mô hình công nghiệp - đô thị - dịch vụ; vận động, thu hút các doanh nghiệp lớn, sử dụng công nghệ cao để tạo bước đột phá, mang lại hiệu ứng lan tỏa cho các lĩnh vực KT-XH khác.

Tập trung đầu tư hạ tầng đô thị, phát triển các dự án bất động sản nghỉ dưỡng, dự án bất động sản "ngôi nhà thứ hai” theo hướng xanh, thông minh, hiện đại, kết nối giao thông thuận tiện. Tập trung phát triển nông nghiệp hiệu quả cao, đưa Hòa Bình trở thành "nhà bếp cung cấp thực phẩm sạch chất lượng cao” cho khu vực Thủ đô Hà Nội. Phát triển vùng kinh tế động lực của tỉnh, trọng tâm là TP Hòa Bình, huyện Lương Sơn để vùng này thực sự trở thành đầu tàu tăng trưởng, có vai trò lan tỏa đến các vùng khác của tỉnh. Quản lý, sử dụng hiệu quả tài nguyên thiên nhiên, chú trọng bảo vệ môi trường và bảo vệ tài nguyên nước.

Theo chỉ đạo của Thường trực Tỉnh ủy, các ngành chức năng, đơn vị tư vấn khẩn trương xây dựng, hoàn thiện quy hoạch tỉnh bảo đảm khoa học, chất lượng; trên cơ sở đó trình cấp có thẩm quyền phê duyệt làm căn cứ để quản lý tốt quy hoạch, huy động các nguồn lực đầu tư, khai thác hiệu quả tiềm năng, thế mạnh, mở ra cơ hội phát triển mới bền vững của tỉnh.


Lê Chung


Các tin khác


Hiệu quả chuyển đổi cơ cấu cây trồng ở xã Mai Hạ

Khai thác tốt tiềm năng, lợi thế của địa phương, thời gian qua, xã Mai Hạ (Mai Châu) khuyến khích nhân dân tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, từ cây lương thực kém hiệu quả, vùng canh tác không chủ động nước tưới sang trồng các loại cây chịu hạn, cây có hiệu quả kinh tế cao nhằm nâng cao giá trị sử dụng đất.

Quý I/2024, chỉ số sản xuất công nghiệp ước tăng 5,5% so với cùng kỳ

Trong quý I/2024, chỉ số sản xuất công nghiệp của tỉnh ước tăng 5,5% so với cùng kỳ năm trước.

Hội Nông dân huyện Lương Sơn: Đồng hành, hỗ trợ hội viên trong sản xuất, kinh doanh

Phát huy vai trò là cầu nối, chỗ dựa tin cậy của hội viên, thời gian qua, Hội Nông dân (HND) huyện Lương Sơn luôn đồng hành, hỗ trợ hội viên triển khai hiệu quả nhiều hoạt động, cách làm, mô hình mới giúp hội viên nông dân (HVND) phát triển kinh tế, vươn lên làm giàu chính đáng.

Sản lượng sơ chế, chế biến thủy sản hàng năm đạt khoảng 850 tấn

Theo Chi cục Thuỷ sản, hiện nay trên địa bàn tỉnh có 10 cơ sở sơ chế, chế biến và bảo quản sản phẩm thủy sản, gồm 3 doanh nghiệp, 1 hợp tác xã và 6 hộ kinh doanh.

Bảo vệ thuỷ sản mùa nắng nóng, mưa lũ

Nắng nóng, mưa lũ làm cho các yếu tố môi trường thay đổi dễ gây bất lợi cho sinh trưởng và phát triển của thủy sản nuôi trồng. Do đó, ngành chức năng khuyến cáo người chăn nuôi cần chủ động các giải pháp để bảo vệ cá nuôi, hạn chế thiệt hại.

Giá vàng sáng 22/4

Tính đến 6 giờ 15 phút sáng 22/4, giá vàng SJC, vàng nhẫn niêm yết tại các công ty kinh doanh vàng như sau:

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục