(HBĐT) - Năm 2018, Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ KH&CN) cấp nhãn hiệu chứng nhận "Mật ong Hòa Bình” cho Sở NN&PTNT. Nhằm phát triển thương hiệu, các hộ, HTX nuôi ong tuân thủ đúng quy định về sử dụng nhãn hiệu chứng nhận; tích cực học hỏi kinh nghiệm chăm sóc, khai thác mật ong. Để nâng tầm thương hiệu, mở rộng thị trường tiêu thụ, một số hộ sản xuất, HTX đã nỗ lực chuẩn hóa sản phẩm mật ong đạt tiêu chuẩn OCOP cấp tỉnh.


HTX Green Life, xã Hợp Tiến (Kim Bôi) thực hiện quy trình quay mật đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, chất lượng mật vàng sánh, thơm.

Hòa Bình có diện tích rừng lớn, tạo môi trường sinh sống lý tưởng cho các loài ong. Mật ong Hòa Bình mang hương vị đặc biệt của nhiều loài hoa rừng, cùng với sự tỉ mỉ trong từng công đoạn nên mật ong giữ được hương thơm, vị ngọt tự nhiên và hoàn toàn nguyên chất. Nghề nuôi ong lấy mật tập trung tại huyện các huyện: Lương Sơn, Kim Bôi, Yên Thủy, Lạc Thủy, TP Hòa Bình. Thực hiện Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), các huyện, thành phố đã khảo sát, hỗ trợ các chủ thể chuẩn hóa sản phẩm theo tiêu chuẩn OCOP.

Đến nay, toàn tỉnh có 9 sản phẩm mật ong được công nhận sản phẩm OCOP cấp tỉnh, gồm: mật ong Văn Tiến - HTX nuôi ong Văn Tiến, phường Kỳ Sơn (TP Hòa Bình); mật ong Khoan Dụ - HTX nuôi ong Khoan Dụ, xã Khoan Dụ (Lạc Thủy); mật ong Lạc Lương - HTX Yên Tân, xã Lạc Lương, mật ong Đoàn Kết - HTX dịch vụ nông nghiệp Đại Lợi, xã Đoàn Kết, mật ong Lạc Sỹ - HTX nông nghiệp Lạc Sỹ (Yên Thủy); mật ong Lâm Sơn - HTX ong mật Lâm Sơn, xã Lâm Sơn (Lương Sơn); mật ong Thành An - HTX nông nghiệp và dịch vụ tổng hợp Thành An, xã Mỹ Thành (Lạc Sơn); mật ong rừng Hợp Tiến - HTX Green Life và mật ong Thượng Tiến - HTX dịch vụ nông nghiệp Thượng Tiến, xã Hợp Tiến (Kim Bôi).

Xã Hợp Tiến nổi tiếng với khu rừng đặc dụng rộng hơn 5.000 ha, nơi đây còn trồng nhiều cây xạ đen - loại cây dược liệu quý. Tận dụng thế mạnh của địa phương, HTX Green Life đã liên kết với 6 hộ nuôi ong để tạo ra sản phẩm mật ong rừng Hợp Tiến. Năm 2022, sản phẩm mật ong rừng Hợp Tiến được xếp hạng 3 sao OCOP cấp tỉnh. Anh Đinh Công Thuần, Chủ tịch HĐQT kiêm Giám đốc HTX Green Life cho biết: Bằng sự kết hợp giữa những chú ong thợ với hoa xạ đen, HTX Green Life đã làm nên sản phẩm mật ong rừng Hợp Tiến. Thành viên HTX cùng các hộ dân liên kết đã thuần hóa và nhân rộng giống ong rừng. Việc quay lấy mật thực hiện theo đúng quy trình vệ sinh an toàn thực phẩm (ATTP), đảm bảo chất lượng. Trung bình sản lượng mật ong của HTX đạt 15 nghìn lít/năm, tổng thu nhập trên 1,8 tỷ đồng/năm. Sản phẩm được gắn nhãn mác, tem truy xuất nguồn gốc, đóng lọ thủy tinh với thể tích 500 ml. Mẫu mã, hình thức đẹp mắt, sang trọng. Hiện, mật ong được tiêu thụ tại 6 cửa hàng thực phẩm sạch ở TP Hòa Bình, Hà Nội.

Cũng được xếp hạng 3 sao OCOP cấp tỉnh, mật ong Thành An đang là sản phẩm mũi nhọn của HTX nông nghiệp và dịch vụ tổng hợp Thành An, xã Mỹ Thành. Điều kiện về địa lý, thời tiết, khí hậu tạo động lực thúc đẩy nghề nuôi ong rừng phát triển. HTX nông nghiệp và dịch vụ tổng hợp Thành An liên kết với hộ nuôi ong trong xã nhằm giúp bà con lấy mật đúng quy trình, đảm bảo vệ sinh ATTP, bảo vệ môi trường tự nhiên, môi trường sống và thúc đẩy phát triển kinh tế bằng nghề nuôi ong. Sản phẩm mật ong Thành An được hoàn thiện mẫu mã, logo, tem truy xuất nguồn gốc tạo cơ hội mở rộng thị trường, quảng bá sản phẩm tại các sàn thương mại điện tử, hội chợ triển lãm trong và ngoài tỉnh.

Đồng chí Hoàng Văn Tuân, Phó Chánh Văn phòng điều phối Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới tỉnh cho rằng, phát triển dòng sản phẩm mật ong là thế mạnh của một số địa phương khi tham gia Chương trình OCOP. Các địa phương cùng chủ thể cần tiếp tục nâng cao chất lượng, mẫu mã, bao bì sản phẩm. Bên cạnh việc giữ gìn các giống ong tự nhiên thì hộ sản xuất, HTX cần áp dụng máy móc hiện đại trong quy trình lấy mật, đảm bảo vệ sinh ATTP, bảo vệ môi trường, thúc đẩy nghề nuôi ong trở thành ngành sản xuất hàng hóa có khả năng cạnh tranh cao. Ngoài ra, chủ thể cần tích cực đưa sản phẩm lên sàn thương mại điện tử, tham gia các hội chợ quảng bá, giới thiệu sản phẩm để tìm kiếm đối tác, tiến tới ký hợp đồng hợp tác dài hạn.


Thu Thủy


Các tin khác


Huyện Lương Sơn: Hiệu quả bước đầu từ mô hình trồng cỏ ngọt

Được triển khai thực hiện tháng 9/2023 với quy mô diện tích khoảng 2ha tại xóm Trại Hòa, xã Cao Sơn (Lương Sơn), đến nay, mô hình trồng cây cỏ ngọt bước đầu cho thấy hiệu quả. Cây cỏ ngọt sinh trưởng, phát triển tốt, phù hợp điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng của địa phương, được kỳ vọng là loại cây trồng giúp nhiều nông dân phát triển kinh tế hiệu quả.

Xây dựng thương hiệu gà Quyết Thắng

Là một trong những "thủ phủ” chăn nuôi gà ri lớn nhất của huyện Lạc Sơn, xã Quyết Thắng quyết liệt triển khai nhiều giải pháp nhằm xây dựng gà ri trở thành sản phẩm OCOP đặc trưng của địa phương, đưa chăn nuôi gà ri thành ngành kinh tế mũi nhọn, giúp người dân cải thiện thu nhập, giảm nghèo bền vững. Đồng thời giải quyết việc làm cho lao động địa phương, làm giàu trên chính mảnh đất quê hương.

Quý I, tổng Quỹ Hỗ trợ nông dân đạt trên 63,5 tỷ đồng

Trong quý I/2024, Quỹ Hỗ trợ nông dân tỉnh tích cực phối hợp với Hội Nông dân các huyện, thành phố tổ chức giải ngân vốn vay Quỹ Hỗ trợ nông dân từ nguồn ngân sách của tỉnh cấp năm 2024.

3 tháng, thu ngân sách nhà nước ước đạt 1.306 tỷ đồng

Theo số liệu báo cáo của UBND tỉnh, thu ngân sách Nhà nước của tỉnh ước thực hiện hết tháng 3/2024 đạt 1.306 tỷ đồng, bằng 32% so với dự toán Thủ tướng Chính phủ giao, bằng 23% so với chỉ tiêu Nghị quyết Hội đồng nhân dân (HĐND) tỉnh và bằng 153% so với cùng kỳ.

Toàn tỉnh có gần 5 nghìn lồng nuôi cá

Theo Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn, từ đầu năm đến nay, tình hình sản xuất thủy sản trong tỉnh ổn định. Hiện toàn tỉnh có diện tích nuôi cá ao, nuôi cá ruộng là 2.695 ha (nuôi kết hợp ở các hồ thủy lợi 1,2 nghìn ha); số lồng nuôi cá có 4.987 lồng. Trong 3 tháng đầu năm 2024, sản lượng nuôi trồng thủy sản ước đạt 2.472 tấn; các cơ sở sản xuất được 9 triệu con cá giống các loại phục vụ cho sản xuất.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục