(HBĐT) - Đảm bảo an toàn sinh học là "chìa khóa” để phát triển chăn nuôi bền vững. Tuy nhiên, còn nhiều người chăn nuôi trên địa bàn tỉnh chưa biết đến khái niệm này, hoặc đã nghe nhưng chưa biết làm thế nào để điều kiện, môi trường chăn nuôi của họ "đảm bảo an toàn sinh học”.


Hiện nay, chuồng trại chăn nuôi của nhiều hộ dân còn sơ sài, chưa đảm bảo vệ sinh nên tiềm ẩn nguy cơ bùng phát dịch bệnh. Ảnh chụp tại xóm Thín, xã Vầy Nưa (Đà Bắc).

Những năm qua, ngành chăn nuôi trên địa bàn tỉnh phát triển mạnh, đem lại giá trị kinh tế cao. Ngành chăn nuôi chiếm tỷ trọng không nhỏ trong cơ cấu của ngành nông nghiệp. Đã có nhiều sản phẩm chăn nuôi của tỉnh có thương hiệu, đem lại thu nhập cao cho người dân. Hiện nay, trên địa bàn tỉnh đã và đang phát triển các loại vật nuôi chủ lực như: trâu, bò, lợn, dê và một số giống gà bản địa. Mặc dù những năm qua, chăn nuôi tập trung quy mô trang trại, gia trại phát triển nhưng chăn nuôi ở quy mô nông hộ, nhỏ lẻ vẫn chiếm đa số. Theo Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh, nếu ở các trang trại chăn nuôi tập trung áp dụng tốt các biện pháp để đảm bảo an toàn sinh học thì ở quy mô nông hộ vẫn chưa được chú trọng. Đó là một trong những nguyên nhân chính khiến một số loại bệnh nguy hiểm như dịch tả lợn châu Phi, cúm gia cầm hay mới đây là bệnh viêm da nổi cục trên trâu, bò vẫn xảy ra và nguy cơ tái bùng phát bất cứ lúc nào.

Dịch bệnh là rủi ro số một đối với người chăn nuôi trên địa bàn tỉnh, nhưng nếu điều kiện chăn nuôi "đảm bảo an toàn sinh học” thì dịch bệnh sẽ được kiểm soát, đẩy lùi. Thực tế, những năm qua, khi dịch tả lợn Châu Phi càn quét khiến nhiều hộ chăn nuôi thiệt hại nặng nề thì các trang trại chăn nuôi tập trung lại không bị ảnh hưởng. Nguyên nhân chính là họ đã tuân thủ áp dụng các biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học. Chăn nuôi an toàn sinh học được hiểu là việc áp dụng tổng hợp, đồng bộ các biện pháp kỹ thuật và quản lý nhằm ngăn ngừa sự tiếp xúc giữa vật nuôi và mầm bệnh. Từ đó bảo đảm cho đàn vật nuôi được hoàn toàn khỏe mạnh và không bị dịch bệnh. Quá trình này bao gồm việc chăn nuôi sạch bệnh, đồng thời cách ly vùng nuôi, cách ly nhà máy chế biến ra khỏi mọi nguy cơ nhiễm dịch bệnh.

Tuy nhiên, theo ngành chức năng, đối với chăn nuôi nông hộ, nhỏ lẻ thì việc áp dụng tổng hợp và đồng hộ các biện pháp chăn nuôi đảm bảo an toàn sinh học là bất khả thi, vì cần kinh phí đầu tư rất lớn. Nhưng người chăn nuôi vẫn có thể phòng ngừa, hạn chế được mầm bệnh nếu như quan tâm hơn đến việc đảm bảo chuồng trại chăn nuôi sạch sẽ. Theo đó, cần vệ sinh chuồng trại thường xuyên, phun tiêu độc, khử trùng, rắc vôi bột xung quanh khu vực nuôi để tiêu diệt mầm bệnh. Thức ăn, nước uống cho vật nuôi đảm bảo vệ sinh. Bên cạnh đó, cần hạn chế người ra, vào khu vực chăn nuôi để tránh đưa mầm bệnh từ bên ngoài vào. Con giống được nhập về từ các cơ sở có nguồn gốc rõ ràng, khỏe mạnh, sạch bềnh và được tiêm phòng đầy đủ.

Ngoài ra, thực tế cho thấy, hiện nay chuồng trại chăn nuôi của nhiều hộ dân còn tạm bợ, gần khu vực dân cư nên gây ô nhiễm, nhất là ở các khu vực vùng cao. Do đó, khi xảy ra dịch bệnh rất dễ lây lan, khó kiểm soát. Việc quan tâm xây dựng chuồng trại chăn nuôi tách biệt khỏi khu vực dân cư cũng là giải pháp để đảm bảo môi trường chăn nuôi khỏi các loại dịch bệnh. Qua đó, giúp người chăn nuôi hạn chế được rủi ro, phát triển chăn nuôi đem lại hiệu quả kinh tế bền vững hơn.


Viết Đào

Các tin khác


Báo cáo tóm tắt tình hình thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, dự toán ngân sách nhà nước năm 2022; Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2023

(HBĐT) - Tại Kỳ họp thứ 12 (Kỳ họp thường lệ cuối năm 2022), HĐND tỉnh khóa XVII, nhiệm kỳ 2021 - 2026, đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh trình bày Báo cáo tóm tắt tình hình thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, dự toán ngân sách nhà nước năm 2022; Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2023. Báo Hòa Bình đăng toàn văn bài phát biểu.

Kinh tế tập thể, hợp tác xã phục hồi và phát triển

(HBĐT) - Theo thống kê của Liên minh HTX tỉnh, năm 2022, toàn tỉnh có 50 HTX và 16 THT được thành lập mới (so với năm 2021, số lượng HTX thành lập mới tăng 35%, THT thành lập mới tăng 14%). Lũy kế đến nay, toàn tỉnh có 485 HTX, 4 Quỹ tín dụng nhân dân (QTDND) và 209 THT.

Thu ngân sách Nhà nước từ thuỷ điện Hòa Bình ước đạt 601 tỷ đồng

(HBĐT) - Theo thống kê từ Cục Thuế tỉnh, tính đến tháng 11/2022, thu ngân sách Nhà nước từ Công ty Thủy điện Hòa Bình đạt 701 tỷ đồng, trong đó năm 2021, Công ty nộp thừa 100 tỷ đồng, do vậy lũy kế 11 tháng năm nay, ước nộp ngân sách Nhà nước của Công ty Thủy điện Hòa Bình đạt 601 tỷ đồng.

Quản lý chặt chẽ hoạt động kinh doanh xăng dầu

(HBĐT) - Tính đến thời điểm hiện tại, trên địa bàn tỉnh không có thương nhân sản xuất, nhập khẩu xăng dầu. Toàn tỉnh có 35 thương nhân cung ứng xăng dầu, trong đó có 3 thương nhân cung ứng đóng trên địa bàn tỉnh (đã được Bộ Công Thương cấp giấy chứng nhận thương nhân phân phối); 6 đại lý bán lẻ xăng dầu và 180 cửa hàng bán lẻ xăng dầu đang hoạt động (bao gồm các cửa hàng thuộc hệ thống của thương nhân phân phối, thương nhân đại lý bán lẻ xăng dầu và các thương nhân nhận quyền thương mại bán lẻ xăng dầu).

Hành tăm muối Yên Thủy - quà tặng quê hương

(HBĐT) - Năm 2022, sản phẩm hành tăm muối Yên Thủy của HTX nông nghiệp Phú Lai (Yên Thủy) đạt tiêu chuẩn OCOP cấp tỉnh, hạng 3 sao. Được gắn sao OCOP góp phần nâng cao giá trị món ăn truyền thống của quê hương.

Nâng tầm thương hiệu “Mật ong Hòa Bình”

(HBĐT) - Năm 2018, Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ KH&CN) cấp nhãn hiệu chứng nhận "Mật ong Hòa Bình” cho Sở NN&PTNT. Nhằm phát triển thương hiệu, các hộ, HTX nuôi ong tuân thủ đúng quy định về sử dụng nhãn hiệu chứng nhận; tích cực học hỏi kinh nghiệm chăm sóc, khai thác mật ong. Để nâng tầm thương hiệu, mở rộng thị trường tiêu thụ, một số hộ sản xuất, HTX đã nỗ lực chuẩn hóa sản phẩm mật ong đạt tiêu chuẩn OCOP cấp tỉnh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục