(HBĐT) - Tháng 11 vừa qua, UBND tỉnh tổ chức Hội chợ Nông nghiệp và triển lãm sản phẩm OCOP vùng Trung du miền núi phía Bắc (Hội chợ). Hội chợ thu hút nhiều doanh nghiệp, đơn vị sản xuất của 18 tỉnh, thành phố tham gia với quy mô 232 gian hàng. Tại đây, các đơn vị, HTX, doanh nghiệp (DN) có cơ hội để kết nối, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm.


Gian hàng trưng bày sản phẩm nón làng Chuông (TP Hà Nội) tại Hội chợ được khách hàng quan tâm mua sắm.

Làng Chuông, xã Phương Trung, huyện Thanh Oai (Hà Nội) nổi tiếng với nghề làm nón khắp vùng Bắc Bộ xưa. Trải qua nhiều đổi thay, thăng trầm lịch sử, hiện tại, sản phẩm nón Chuông vẫn đứng vững và ngày càng phát triển, được du khách trong nước và quốc tế biết đến. Đến với Hội chợ tại Hòa Bình, những người con của làng Chuông mang đến những chiếc nón được làm thủ công tỉ mỉ với nhiều kiểu dáng, mẫu mã độc đáo, thu hút sự chú ý của nhiều người tiêu dùng. Nghệ nhân Tạ Thu Hương, làng nghề nón làng Chuông cho biết: Nón làng Chuông được nhiều thế hệ biết đến và tin dùng bởi sự chắc chắn, bền bỉ và kiểu dáng đẹp, mẫu mã phong phú, đa dạng. Làng Chuông có 6 sản phẩm OCOP được công nhận 4 sao từ năm 2000 gồm: nón lá trắng kỹ đẹp, nón quai thao, nón lá già ghép sống, nón bóng kỹ đẹp, nón Thái, nón lá trên lụa. Từ khi tham gia chương trình OCOP, các sản phẩm nón lá làng Chuông đã được mời tham dự nhiều hội chợ ở các tỉnh, thành phố. Vì vậy, được có mặt tại Hội chợ này là cơ hội lớn để quảng bá các sản phẩm nón lá làng Chuông tới khách hàng.

Tham gia hội chợ, các DN, trang trại, cơ sở sản xuất khu vực Trung du miền núi phía Bắc và người tiêu dùng được mua bán, trao đổi, giao dịch trực tiếp với các DN thu mua, chế biến hàng nông, lâm sản trong cả nước. Qua đó góp phần tuyên truyền, hưởng ứng Chương trình "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” và phục vụ nhu cầu tiêu dùng, mua sắm hàng hóa của Nhân dân trên địa bàn tỉnh.

Bên cạnh đó, việc tổ chức Hội chợ cũng góp phần quảng bá, thúc đẩy phát triển các sản phẩm nông nghiệp nói chung, sản phẩm OCOP nói riêng; tạo cơ hội giao lưu, xúc tiến thương mại, xúc tiến đầu tư cho các sản phẩm, dự án nông nghiệp; tìm kiếm cơ hội liên kết vùng cho các địa phương, thúc đẩy sự phát triển chung của ngành NN&PTNT. Hiện toàn tỉnh có 123 sản phẩm OCOP 3 - 4 sao. Tham gia Hội chợ, các địa phương, đơn vị sản xuất trên địa bàn tỉnh trưng bày các gian hàng sản phẩm hữu cơ, OCOP thế mạnh như: cam Cao Phong, bưởi đỏ Tân Lạc, gà bản địa, mía tím, rau hữu cơ, cá lồng lòng hồ sông Đà, măng Kim Bôi...

Bà Hoàng Thị Thúy, Giám đốc kinh doanh chi nhánh chăm sóc sức khỏe cộng đồng Triệu Hòa, tiểu khu 9, thị trấn Lương Sơn (Lương Sơn) cho biết: Các sản phẩm nam dược Triệu Hòa được sản xuất từ các loại dược liệu thiên nhiên, hoàn toàn không có tác dụng phụ. Vì vậy, thông qua Hội chợ này, đơn vị mong muốn lan tỏa những sản phẩm tốt để góp phần bảo vệ sức khỏe cho nhiều người tiêu dùng hơn nữa.

Không chỉ thúc đẩy phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm giai đoạn 2022 - 2025, định hướng tới năm 2030 cho các địa phương trong khu vực, Hội chợ còn góp phần hỗ trợ nông dân, DN, các HTX vùng Trung du miền núi phía Bắc trong liên kết tiêu thụ nông   sản, xây dựng thương hiệu. Đồng chí  Đỗ Đức Trường, Giám đốc Trung tâm Khuyến nông tỉnh cho biết: Với quy mô 232 gian hàng. Trong đó có 102 gian hàng nông nghiệp tiêu chuẩn, trưng bày giới thiệu và bán các sản phẩm OCOP, nông sản, thủ công mỹ nghệ của các địa phương trong tỉnh và 18 tỉnh phía Bắc, các sản phẩm được đánh giá có chất lượng tốt, mẫu mã đa dạng, hình thức bắt mắt. Hội chợ đã thành công tốt đẹp, đem lại hiệu quả ngay từ những ngày đầu khai mạc. Trong 5 ngày diễn ra, Hội chợ Nông nghiệp và triển lãm sản phẩm OCOP vùng Trung du miền núi phía Bắc đã thu hút 100.000 lượt người đến tham quan, mua sắm. Tuy nhiên, trên thực tế, hầu hết các DN, đại lý, cửa hàng kinh doanh các sản phẩm OCOP đều quan tâm tới khả năng cung cấp sản lượng, giá thành, cam kết về chất lượng của các tỉnh bạn. Chính vì thế, cần có sự hỗ trợ đắc lực hơn, vai trò cầu nối từ cơ quan xúc tiến để Hội chợ ngoài ý nghĩa thương mại còn thực sự là nơi kết nối, thiết lập các thỏa thuận, hợp đồng sau đó.


Thu Hằng

Các tin khác


Cao Phong - miền quê trù phú, giàu bản sắc

Cao Phong nổi tiếng với đặc sản mía, cam, bản sắc văn hóa độc đáo, đa dạng của các dân tộc anh em. Miền quê trù phú, giàu bản sắc đang trên đà phát triển, khẳng định thế mạnh và hướng đi đúng đắn trong phát triển KT-XH.

Thành phố Hòa Bình bắt nhịp đà tăng trưởng

Thành phố Hòa Bình đã và đang có những đổi thay mạnh mẽ về hệ thống hạ tầng, phát triển đô thị, tạo ra sức sống, diện mạo mới và đảm đương tốt vị trí đầu tàu về KT-XH của tỉnh.

Những người thực hiện hoài bão đưa nông sản “xuất ngoại”

Với lợi thế sẵn có về khí hậu, đất đai, nông sản phong phú, nhiều tiềm năng... ngành nông nghiệp tỉnh đã và đang nỗ lực thu hút các doanh nghiệp, tổ chức, HTX đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp và công nghiệp chế biến, từng bước khẳng định vị thế một số nông sản đặc trưng địa phương trên thị trường quốc tế. Trong đó, tín hiệu tích cực trong xuất khẩu nông sản những năm gần đây có sự đóng góp không nhỏ của những người "nặng lòng” với nông nghiệp địa phương.

Lương Sơn vùng đất anh hùng

Viết tiếp truyền thống vẻ vang trong 2 cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, trong suốt chiều dài lịch sử, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Lương Sơn luôn đoàn kết, năng động, sáng tạo dựng xây quê hương ngày một đổi mới.

Sức vươn Lạc Thuỷ

Trong những năm qua, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Lạc Thuỷ không ngừng nỗ lực, đạt được những bước phát triển mạnh mẽ. Huyện tập trung đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng đồng bộ, tạo môi trường thu hút nguồn lực đầu tư phát triển. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng, giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp, tăng tỷ trọng ngành công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp - xây dựng và dịch vụ thương mại.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục