Để hỗ trợ nền kinh tế, đến nay đã có 12 ngân hàng cam kết giảm tiền lãi với số tiền hơn 3.300 tỷ đồng hỗ trợ lãi suất cho DN, người dân với mức giảm từ 0,5 - 3%/năm.


Các ngân hàng cần đồng thuận giữ mặt bằng lãi suất ổn định để đảm bảo an toàn hệ thống và hỗ trợ giảm lãi suất cho vay. (Ảnh minh họa - Ảnh: Dân trí)

Tổng Thư ký Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam (VNBA) Nguyễn Quốc Hùng cho biết thông tin trên. Theo Tổng Thư ký Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam, trong bối cảnh hiện nay, nhằm tiếp tục ổn định thị trường tiền tệ, các ngân hàng cần đồng thuận giữ mặt bằng lãi suất ổn định để đảm bảo an toàn hệ thống và hỗ trợ giảm lãi suất cho vay doanh nghiệp, người dân cũng như hỗ trợ nhau nguồn lực để thanh khoản hệ thống thông suốt.

Bên cạnh đó, các ngân hàng cần trích lập dự phòng rủi ro đầy đủ, đẩy mạnh truyền thông để dư luận hiểu và chia sẻ hoạt động kinh doanh ngân hàng.

Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam đề xuất Ngân hàng Nhà nước tiếp tục hỗ trợ thanh khoản cho các ngân hàng qua tăng cường các công cụ thị trường mở (OMO), ưu tiên đáp ứng tối đa nhu cầu vốn của các ngân hàng qua kênh này. Giải pháp này kỳ vọng làm giảm áp lực dự phòng thanh khoản cao của ngân hàng, góp phần làm giảm lãi suất giao dịch liên ngân hàng cũng như giảm lãi suất huy động từ khách hàng.

Sau khi Ngân hàng Nhà nước tăng hạn mức tăng trưởng (room) tín dụng từ 1,5 - 2% cho toàn hệ thống tín dụng, tương đương 240.000 tỷ đồng được cung ứng thêm cho nền kinh tế, nhiều ngân hàng đã đồng loạt giảm lãi vay.

Mới đây, ABBank đã triển khai Chương trình "Hưởng vay ưu đãi - Vững lái kinh doanh" với lãi suất ưu đãi 5,5%/năm dành riêng cho các khách hàng có nhu cầu vay vốn ngắn hạn bằng VND phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh thuộc một số lĩnh vực, ngành nghề ưu tiên.

Từ nay tới ngày 31/12/2023 với tổng hạn mức 350 tỷ đồng, ABBank áp dụng đối với đối tượng khách hàng là doanh nghiệp, hộ kinh doanh cá thể, hợp tác xã… phát sinh hợp đồng vay vốn ngắn hạn bằng VND với mục đích vay bổ sung vốn phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh.

Đại diện ABBank cho biết, tháng 6/2022, ABBank đã rà soát kế hoạch tín dụng và đăng ký hạn mức tham gia hỗ trợ lãi suất 2%/năm cho khách hàng cá nhân, doanh nghiệp kinh doanh trong các lĩnh vực bị ảnh hưởng nặng nề bởi COVID-19 như: du lịch, dịch vụ lưu trú/ăn uống, vận tải kho bãi, nông - lâm nghiệp/thủy sản, công nghiệp chế biến - chế tạo… Đến cuối tháng 11/2022, đã có gần 100 khoản vay được hỗ trợ lãi suất 2%/năm tại ABBank với tổng dư nợ tín dụng được hỗ trợ trên 200 tỷ đồng.

Ngân hàng SHB đang triển khai chương trình hỗ trợ giảm lãi suất từ 1,5 - 2%/năm cho khách hàng cá nhân và doanh nghiệp. Đặc biệt, SHB ưu tiên hỗ trợ giảm lãi suất cho khách hàng hoạt động trong các lĩnh vực ưu tiên như: Nông nghiệp, nông thôn, doanh nghiệp nhỏ và vừa, dự án xanh… Các doanh nghiệp đang cần vốn để gấp rút sản xuất các mặt hàng thiết yếu, nhu yếu phẩm phục vụ nhu cầu cuối năm của người dân cũng được ngân hàng triển khai hỗ trợ.

Ngoài ra, SHB còn miễn, giảm phí trả nợ trước hạn, ưu đãi các phí dịch vụ, linh hoạt về thủ tục, hồ sơ vay vốn và đẩy nhanh tiến độ giải ngân nhằm tạo thuận lợi, giúp khách hàng tiếp cận nhanh chóng với nguồn vốn vay ưu đãi, kịp thời đáp ứng nhu cầu sản xuất dịp cận Tết…

Tương tự, VIB áp dụng chương trình giảm lãi suất đến 1,5% cho khách hàng trong thời gian từ 10/10/2022 - 30/06/2023 cho cả khách hàng cá nhân và doanh nghiệp nhỏ (MSME) vay kinh doanh tại VIB.

Trước đó, Vietcombank là ngân hàng đầu tiên công bố giảm đồng loạt lãi suất cho vay tới 1%/năm với các khoản vay bằng đồng Việt Nam cho khách hàng doanh nghiệp và cá nhân hiện hữu. Thời gian đến hết 31/12/2022.

Vietcombank sẽ chủ động giảm lãi suất mà khách hàng không cần phải đề nghị, tiết giảm tối đa chi phí và thời gian đi lại cho khách hàng, đồng thời tạo sự minh bạch trong việc áp dụng chính sách lãi suất đồng đều đến tất cả các khách hàng thuộc đối tượng được hỗ trợ. Đợt giảm lãi suất này sẽ có tác động đến khoảng 175.000 khách hàng với quy mô dư nợ khoảng 500.000 tỷ đồng, chiếm khoảng một nửa danh mục tín dụng của Vietcombank.

Khoảng 2,2 triệu khách hàng đang vay vốn của ngân hàng Agribank sẽ được giảm 20% trên mức lãi suất đang vay, tương đương với quy mô dư nợ khoảng 1 triệu tỷ đồng. Những khoản vay mới trong tháng 12/2022 cũng được giảm tối đa đến 20% tập trung chủ yếu cho nhóm doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh theo Nghị định 31 và nhóm khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 phục hồi sản xuất.

"Dự kiến đợt này có 1.000 tỷ đồng được trích từ lợi nhuận của ngân hàng để hỗ trợ cho khách hàng", đại diện Agribank cho biết.

Ngân hàng MB cũng có những gói ưu đãi riêng, giảm từ 0,5 - 1%/năm cho các lĩnh vực ưu tiên, sản xuất, xuất nhập khẩu... Đại diện MB cho biết, nhờ đẩy mạnh chuyển đổi số đã giúp ngân hàng tiết giảm chi phí, thu hút được lượng lớn tiền gửi không kỳ hạn, có lãi suất thấp, có điều kiện giảm lãi vay.

Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Đào Minh Tú cho biết, tăng trưởng tín dụng đến thời điểm này đã đạt 12,2% so với cuối năm 2021. Hạn mức tăng trưởng tín dụng (room) nếu tính theo mức phân bổ chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng 14% hồi đầu năm thì vẫn còn 1,8%, cộng gần 2% tăng thêm theo quyết định hôm 5/12 của Ngân hàng Nhà nước thì còn khoảng 3,8% room tín dụng cho thời gian cuối năm.

Ngân hàng Nhà nước sẽ tiếp tục theo dõi việc hướng dòng tiền sử dụng room tín dụng này và sẵn sàng tạo điều kiện các nguồn lực vốn dài hạn cho các ngân hàng thương mại, để có điều kiện có nguồn cung ứng vốn một cách ổn định, đảm bảo nhu cầu dự án rất cần thiết như hiện nay.


Theo VTV.vn

Các tin khác


Huyện Lạc Thủy phát triển nông nghiệp theo chiều sâu

(HBĐT) - Là địa phương có nhiều tiềm năng về đất đai và nguồn lao động, những năm qua, huyện Lạc Thuỷ đẩy mạnh cơ cấu lại nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới (NTM) đạt được nhiều kết quả. Qua đó góp phần đổi mới sản xuất, từng bước hình thành các vùng sản xuất tập trung, tăng cường liên kết giữa sản xuất với tiêu thụ sản phẩm và bảo vệ môi trường sinh thái, nâng cao thu nhập cho người dân, thúc đẩy phát triển KT-XH.

Đã hoàn thành giải phóng mặt bằng dự án tuyến cáp treo Hương Bình

(HBĐT) - Dự án tuyến cáp treo Hương Bình tại xã Phú Nghĩa (Lạc Thủy) do Công ty CP Tập đoàn Thái Bình Dương làm chủ đầu tư, được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định chủ trương đầu tư số 72/QĐ-UBND, ngày 18/11/2016 và được điều chỉnh tại Quyết định số 76/QĐ-UBND, ngày 14/12/2018 với tổng chiều dài toàn tuyến khoảng 2,965 km (địa phận Hoà Bình 1,486 km; địa phận Hà Nội 1,479 km).

Tận dụng lợi thế từ Hiệp định EVFTA để xuất khẩu sang thị trường ngách

Mặc dù bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 nhưng tổng kim ngạch thương mại hàng hóa giữa Việt Nam và EU vẫn ghi nhận sự tăng trưởng liên tục ở cả góc độ xuất khẩu và nhập khẩu.

Hàng Tết đủ nguồn cung, tăng giá nhẹ

Tết Nguyên đán năm nay rất gần Tết Dương lịch, chỉ cách nhau 20 ngày cho nên công tác chuẩn bị hàng hóa phục vụ Tết đã được tích cực triển khai từ sớm.

An toàn sinh học trong chăn nuôi

(HBĐT) - Đảm bảo an toàn sinh học là "chìa khóa” để phát triển chăn nuôi bền vững. Tuy nhiên, còn nhiều người chăn nuôi trên địa bàn tỉnh chưa biết đến khái niệm này, hoặc đã nghe nhưng chưa biết làm thế nào để điều kiện, môi trường chăn nuôi của họ "đảm bảo an toàn sinh học”.

Kênh tín dụng thiết thực, hiệu quả của nông dân

(HBĐT) - Những năm qua, Quỹ hỗ trợ nông dân đã phát huy hiệu quả và trở thành kênh tín dụng thiết thực giúp nông dân trong tỉnh vay vốn phát triển sản xuất, từng bước giảm nghèo, nâng cao thu nhập. Từ nguồn vốn này đã giúp nhiều hội viên nông dân (HVND) xây dựng, phát triển các mô hình trồng trọt, chăn nuôi, kinh doanh, dịch vụ. Qua đó góp phần tái cơ cấu ngành nông nghiệp, phát triển KT-XH địa phương.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục