(HBĐT) - Chiều 12/12, tại TP Hải Phòng, UBND tỉnh tổ chức hội nghị xúc tiến cung cầu và giới thiệu sản phẩm của tỉnh Hòa Bình. Dự hội nghị có các đồng chí: Nguyễn Ngọc Bảo, Chủ tịch Liên minh HTX Việt Nam; Đinh Công Sứ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hòa Bình, Trưởng Ban chỉ đạo Phát triển KTTT tỉnh; Lê Anh Quân, Phó Chủ tịch TT UBND thành phố, Trưởng Ban chỉ đạo Phát triển kinh tế tập thể (KTTT) TP Hải Phòng; lãnh đạo một số sở, ngành, địa phương của tỉnh và lãnh đạo Liên minh HTX các tỉnh, thành phố: Bắc Giang, Bắc Ninh, Thái Bình, Hải Dương, Nam Định, Hà Nội, Hải Phòng cùng các doanh nghiệp, HTX.
Các đồng chí: Nguyễn Ngọc Bảo, Chủ tịch Liên minh HTX Việt Nam; Đinh Công Sứ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và đại biểu thăm quan các sản phẩm tiêu biểu của tỉnh tại hội nghị.
Những năm gần đây, sản xuất và tiêu thụ các mặt hàng nông sản của tỉnh đạt được nhiều kết quả tích cực, sản phẩm nông nghiệp khẳng định vị thế trên thị trường. Nhiều diện tích trồng trọt được cấp mã số vùng trồng và canh tác theo tiêu chuẩn VietGap, GlobalGap, hữu cơ. Nhiều sản phẩm được cấp Chỉ dẫn địa lý, bảo hộ về nhãn hiệu tập thể như: Cam Cao Phong, rau hữu cơ Lương Sơn, bưởi đỏ Tân Lạc, tôm, cá sông Đà, gà Lạc Thủy… Toàn tỉnh có 123 sản phẩm đạt tiêu chuẩn OCOP cấp tỉnh, trong đó có 66 sản phẩm của 57 HTX, tổ hợp tác. Trong năm 2022, ước có khoảng 1.057 tấn nông sản được xuất khẩu như: nhãn Sơn Thủy sang thị trường EU; bưởi đỏ Tân Lạc sang thị trường Anh; mía sang thị trường Hàn Quốc, Mỹ, EU; bưởi Diễn Yên Thủy sang thị trường Anh; măng sang thị trường Nhật Bản.
Tại hội nghị đã trưng bày 12 gian hàng giới thiệu sản phẩm tiêu biểu, sản phẩm OCOP 3 và 4 sao của tỉnh như: gà, cam, bưởi, cá, mật ong, cao cà gai leo...
Các doanh nghiệp, HTX ký kết biên bản ghi nhớ, hợp tác tiêu thụ sản phẩm.
Phát biểu tại hội nghị, đồng chí Đinh Công Sứ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh nhấn mạnh: Hội nghị xúc tiến cung cầu và giới thiệu sản phẩm của tỉnh Hòa Bình tại TP Hải Phòng là cơ hội để tỉnh quảng bá các sản phẩm đặc hữu đến đông đảo người tiêu dùng TP Hải Phòng và các tỉnh, thành phố lân cận. Đây cũng là diễn đàn để các doanh nghiệp ngoài tỉnh tiếp cận, liên kết, hợp tác tiêu thụ sản phẩm, kết nối dịch vụ với các HTX của tỉnh. Thông qua chương trình, các doanh nghiệp, HTX có cơ hội quảng bá, giới thiệu tiềm năng, thế mạnh sản phẩm chủ lực; xây dựng mạng lưới liên kết giữa nhà sản xuất với doanh nghiệp phân phối, bán lẻ, tạo cơ hội ký kết hợp đồng mua bán sản phẩm hàng hóa, chuyển giao công nghệ, liên doanh liên kết giữa HTX, doanh nghiệp tại các tỉnh, thành phố. Qua đó góp phần xây dựng các mô hình HTX sản xuất gắn với chuỗi giá trị sản phẩm bền vững. Hòa Bình cam kết tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp hợp tác, đầu tư kinh doanh lâu dài tại tỉnh; đặc biệt là tham gia liên kết sản xuất, tiêu thụ và xuất khẩu sản phẩm, kết nối dịch vụ...
Thu Thủy
(HBĐT) - Phía Bắc huyện Lạc Thủy được xác định là vùng động lực kinh tế của tỉnh. Do vậy, việc thu hút doanh nghiệp đầu tư vào các cụm công nghiệp (CCN) được cấp ủy, chính quyền huyện chú trọng thực hiện. Từ đó, các CCN từng bước được đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng (GPMB), thu hút nhà đầu tư (NĐT) xây dựng nhà máy hoạt động.
(HBĐT) - Là địa phương có nhiều tiềm năng về đất đai và nguồn lao động, những năm qua, huyện Lạc Thuỷ đẩy mạnh cơ cấu lại nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới (NTM) đạt được nhiều kết quả. Qua đó góp phần đổi mới sản xuất, từng bước hình thành các vùng sản xuất tập trung, tăng cường liên kết giữa sản xuất với tiêu thụ sản phẩm và bảo vệ môi trường sinh thái, nâng cao thu nhập cho người dân, thúc đẩy phát triển KT-XH.
(HBĐT) - Dự án tuyến cáp treo Hương Bình tại xã Phú Nghĩa (Lạc Thủy) do Công ty CP Tập đoàn Thái Bình Dương làm chủ đầu tư, được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định chủ trương đầu tư số 72/QĐ-UBND, ngày 18/11/2016 và được điều chỉnh tại Quyết định số 76/QĐ-UBND, ngày 14/12/2018 với tổng chiều dài toàn tuyến khoảng 2,965 km (địa phận Hoà Bình 1,486 km; địa phận Hà Nội 1,479 km).
Mặc dù bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 nhưng tổng kim ngạch thương mại hàng hóa giữa Việt Nam và EU vẫn ghi nhận sự tăng trưởng liên tục ở cả góc độ xuất khẩu và nhập khẩu.
Tết Nguyên đán năm nay rất gần Tết Dương lịch, chỉ cách nhau 20 ngày cho nên công tác chuẩn bị hàng hóa phục vụ Tết đã được tích cực triển khai từ sớm.
(HBĐT) - Đảm bảo an toàn sinh học là "chìa khóa” để phát triển chăn nuôi bền vững. Tuy nhiên, còn nhiều người chăn nuôi trên địa bàn tỉnh chưa biết đến khái niệm này, hoặc đã nghe nhưng chưa biết làm thế nào để điều kiện, môi trường chăn nuôi của họ "đảm bảo an toàn sinh học”.