Diễn đàn Kinh tế Việt Nam lần thứ năm với chủ đề: "Kinh tế Việt Nam 2023: Ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm các cân đối lớn, vững vàng vượt qua thách thức” sẽ diễn ra vào ngày 17/12, tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia, Mễ Trì, Nam Từ Liêm, Hà Nội. Thủ tướng Phạm Minh Chính dự và chủ trì.


Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính phát biểu tại Diễn đàn Kinh tế Việt Nam lần thứ tư.

Trên cơ sở thỏa thuận hợp tác của Ban Cán sự đảng Chính phủ và Ban Kinh tế Trung ương, Chính phủ và Ban Kinh tế Trung ương đã phối hợp đồng chủ trì tổ chức Diễn đàn Kinh tế Việt Nam thường niên và đột xuất theo chuyên đề. Nội dung, chủ đề của các Diễn đàn đã nhận được sự hưởng ứng, quan tâm và đánh giá cao của các cơ quan hoạch định chủ trương, chính sách, các cơ quan quản lý và điều hành kinh tế vĩ mô, các địa phương, cũng như của cộng đồng doanh nghiệp và người dân.

Để góp phần triển khai cụ thể hóa các chỉ đạo của Hội nghị Trung ương 6 Khóa XIII về phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội năm 2023 và các nghị quyết, kết luận của Đảng; đồng thời, cung cấp thêm luận cứ cho Chính phủ trong xây dựng và triển khai Nghị quyết đầu năm 2023 về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội, Ban Kinh tế Trung ương phối hợp Chính phủ đồng chủ trì tổ chức Diễn đàn Kinh tế Việt Nam lần thứ năm.

Theo Ban Tổ chức, Diễn đàn sẽ thảo luận, làm rõ về bảo đảm các cân đối lớn, vững vàng vượt qua thách thức, lựa chọn chính sách cho phù hợp trong năm 2023 và những năm tiếp theo. Diễn đàn có quy mô bao gồm 1 phiên toàn thể do Thủ tướng Chính phủ và đồng chí Trưởng Ban Kinh tế Trung ương cùng đại diện lãnh đạo Quốc hội đồng chủ trì tổ chức vào buổi chiều ngày 17/12; 4 hội thảo chuyên đề do lãnh đạo các ban, bộ, ngành Trung ương đồng chủ trì tổ chức vào buổi sáng 17/12.

Diễn đàn được tổ chức kết hợp trực tiếp và trực tuyến với sự tham dự của hơn 1000 đại biểu là lãnh đạo các ban, bộ, ngành Trung ương và địa phương, đại diện các tổ chức quốc tế đa phương và đại sứ quán, lãnh sự quán một số nước, các doanh nghiệp, hiệp hội, trường đại học, viện nghiên cứu, chuyên gia trong nước và quốc tế.

Phiên toàn thể gồm 5 báo cáo chính: Tổng quan kinh tế Việt Nam 2022 và định hướng điều hành 2023; Triển vọng kinh tế thế giới 2023 và các gợi ý chính sách cho Việt Nam; Những vấn đề đặt ra đối với kinh tế Việt Nam 2023 qua đánh giá phản ứng chính sách vĩ mô của các nước và dự báo viễn cảnh kinh tế châu Á 2023; Ổn định tài chính, lành mạnh hóa thị trường tài chính và thị trường bất động sản Việt Nam tạo nền tảng vững chắc cho phát triển kinh tế 2023; Tăng tốc đầu tư công và khơi thông nguồn vốn cho doanh nghiệp để tạo bứt phá tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2023.

Tham gia phần thảo luận tại phiên toàn thể có đại diện lãnh đạo các ban, bộ, ngành Trung ương, địa phương, doanh nghiệp và đại diện một số tổ chức quốc tế…

Các diễn giả sẽ thảo luận, làm rõ kết quả tiêu biểu, bài học rút ra từ thực tiễn điều hành kinh tế vĩ mô năm 2022; nhận diện cơ hội, rủi ro và thách thức (trong nước và từ bên ngoài) nền kinh tế Việt Nam phải đối mặt trong năm 2023; dự báo các kịch bản tăng trưởng kinh tế và điều hành kinh tế vĩ mô năm 2023; đề xuất, kiến nghị các cơ chế, chính sách nhằm nắm bắt và cụ thể hóa cơ hội, vượt qua khó khăn, thách thức đưa nền kinh tế phát triển mạnh mẽ trong năm 2023.

Bốn hội thảo chuyên đề bao gồm: Kiến tạo không gian phát triển và các động lực tăng trưởng kinh tế mới; Lành mạnh hóa thị trường tài chính và thị trường bất động sản để phát triển kinh tế nhanh và bền vững; Đẩy nhanh tháo gỡ những điểm nghẽn về đầu tư công và nút thắt về vốn cho doanh nghiệp; Bảo đảm an sinh xã hội, phúc lợi và việc làm gắn với phát triển kinh tế năm 2023.


Theo Báo Nhân Dân

Các tin khác


Tận dụng lợi thế từ Hiệp định EVFTA để xuất khẩu sang thị trường ngách

Mặc dù bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 nhưng tổng kim ngạch thương mại hàng hóa giữa Việt Nam và EU vẫn ghi nhận sự tăng trưởng liên tục ở cả góc độ xuất khẩu và nhập khẩu.

Hàng Tết đủ nguồn cung, tăng giá nhẹ

Tết Nguyên đán năm nay rất gần Tết Dương lịch, chỉ cách nhau 20 ngày cho nên công tác chuẩn bị hàng hóa phục vụ Tết đã được tích cực triển khai từ sớm.

An toàn sinh học trong chăn nuôi

(HBĐT) - Đảm bảo an toàn sinh học là "chìa khóa” để phát triển chăn nuôi bền vững. Tuy nhiên, còn nhiều người chăn nuôi trên địa bàn tỉnh chưa biết đến khái niệm này, hoặc đã nghe nhưng chưa biết làm thế nào để điều kiện, môi trường chăn nuôi của họ "đảm bảo an toàn sinh học”.

Kênh tín dụng thiết thực, hiệu quả của nông dân

(HBĐT) - Những năm qua, Quỹ hỗ trợ nông dân đã phát huy hiệu quả và trở thành kênh tín dụng thiết thực giúp nông dân trong tỉnh vay vốn phát triển sản xuất, từng bước giảm nghèo, nâng cao thu nhập. Từ nguồn vốn này đã giúp nhiều hội viên nông dân (HVND) xây dựng, phát triển các mô hình trồng trọt, chăn nuôi, kinh doanh, dịch vụ. Qua đó góp phần tái cơ cấu ngành nông nghiệp, phát triển KT-XH địa phương.

Triển khai thực hiện Đề án phát triển cây ăn quả chủ lực đến năm 2025 và năm 2030

(HBĐT) - Ủy ban Nhân dân tỉnh ban hành Văn bản số 2114/UBND-KTN, ngày 1/12/2022 về việc triển khai thực hiện Đề án phát triển cây ăn quả chủ lực đến năm 2025 và năm 2030.

Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong mua sắm dịp cận Tết Nguyên đán

(HBĐT) - Chỉ còn hơn 1 tháng nữa là đến Tết Nguyên đán Quý Mão. Thời điểm này, các lực lượng chức năng trong toàn tỉnh tăng cường kiểm tra, kiểm soát thị trường. Qua đó kịp thời phát hiện, xử lý các trường hợp kinh doanh hàng hóa không đúng quy định của pháp luật nhằm bảo vệ lợi ích người tiêu dùng, đặc biệt là trong việc mua sắm hàng hóa, thực phẩm đón Tết.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục