Nhiều doanh nghiệp sản xuất, phân phối tiêu dùng đang rốt ráo chuẩn bị dự trữ hàng hoá để cung ứng ra thị trường dịp cận Tết. Theo số liệu của Bộ Công Thương, ước tính hàng hoá dự trữ Tết sẽ tăng khoảng 10 - 12% so với cùng kỳ năm trước và tập trung chủ yếu ở một số mặt hàng thiết yếu.


Doanh nghiệp tăng tuyển dụng, dự trữ hàng hoá dịp Tết 2023. Ảnh: Thu Giang

Rốt ráo triển khai kế hoạch     

Trong khi các nhà sản xuất và cung ứng đang lên kế hoạch dự trữ hàng hoá thì nhiều doanh nghiệp, hệ thống bán lẻ tại Việt Nam đã bước vào "cuộc đua" bán hàng Tết. Triển khai chương trình khuyến mại Tết từ ngày 8.12, đồng thời đưa lên kệ mẫu giỏ quà Tết, Saigon Co.op đã ước tính năm nay hệ thống này sẽ tuyển từ 1.000 - 2.000 nhân sự thời vụ để phục vụ những ngày cao điểm.

Tương tự, phía hệ thống siêu thị MM Mega Market cũng đã lên kế hoạch trưng bày hàng Tết từ ngày 15.12 để người tiêu dùng linh hoạt sắp xếp thời gian, mua sắm.

 MM Mega Market đã làm việc với nhà cung cấp để duy trì mức giá ổn định, dự trữ hàng hóa tăng 20-30% so với năm 2022 và 40-50% so với những tháng bình thường, riêng thực phẩm tươi sống và mặt hàng thiết yếu, bánh kẹo, mứt có thể tăng đến 100%.

Theo ông Lê Mạnh Phong - Giám đốc điều hành khối cửa hàng Big C (Go!) khu vực Hà Nội và miền Bắc, Tập đoàn Central Retail Việt Nam, doanh nghiệp này đã làm việc chặt chẽ với các nhà cung cấp để dự báo số lượng sản xuất từ quý II/2022 và công tác dự trữ hàng hóa Tết.

Bên cạnh kênh bán hàng tại điểm bán, doanh nghiệp còn đẩy mạnh cung cấp hàng hóa Tết qua kênh thương mại điện tử, qua các app bán hàng của Go, Big C, Tops.

Lên kế hoạch cung ứng hàng hoá, bám sát thông tin thị trường 

Tại Hội nghị về công tác chuẩn bị Tết, bình ổn thị trường dịp cuối năm 2022 và Tết Nguyên đán Quý Mão năm 2023, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên đánh giá, trong thời gian tới, thương mại toàn cầu sẽ tiếp tục chịu nhiều sức ép do căng thẳng địa chính trị và cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn, lạm phát tăng cao, đồng tiền bản địa mất giá so với đồng USD, thị trường xuất nhập khẩu thu hẹp, chính sách thắt chặt tiền tệ và phòng, chống dịch COVID-19 ở một số nước sẽ tác động mạnh mẽ đến thị trường hàng hóa trong nước và xuất khẩu của Việt Nam theo hướng bất lợi, đòi hỏi các cơ quan Nhà nước phải có các chính sách điều hành phù hợp, ứng phó kịp thời với những biến động của thị trường.

Theo Bộ trưởng Bộ Công Thương, năm nay, dịp Tết Nguyên đán rất gần với Tết dương lịch (cách nhau 20 ngày) nên công tác chuẩn bị hàng hóa phục vụ người dân đón Tết cần được tích cực triển khai từ sớm để đáp ứng tốt nhất nhu cầu của người dân. 

Tổ Điều hành thị trường trong nước (Bộ Công Thương) cho rằng, thị trường hàng hoá trong giai đoạn cuối năm và Tết Nguyên đán 2023 dự kiến sẽ sôi động hơn, dự trữ hàng hoá tại nhiều địa phương tăng khoảng 10 - 12% so với cùng kỳ năm trước, trong đó tập trung chủ yếu đối với một số mặt hàng thiết yếu như gạo, thực phẩm tươi sống, thực phẩm chế biến...

Bà Trần Thị Phương Lan - Quyền Giám đốc Sở Công Thương Hà Nội cũng thông tin, việc chuẩn bị hàng hóa các mặt hàng thiết yếu phục vụ Tết tại Hà Nội cũng đã hoàn tất, ước tính tổng giá trị hàng hóa Tết 2023 đạt khoảng 39.500 tỉ đồng, tăng 15% với kế hoạch phục vụ Tết năm 2021.

Cụ thể, dự trù lượng hàng hóa tính cho 3 tháng trước, trong và sau Tết như gạo 290.100 tấn, thịt lợn 57.900 tấn, thịt gà 19.200 tấn, thịt bò 16,050 tấn, trứng gia cầm 387 triệu quả, rau củ 322.500 tấn, thực phẩm chế biến 15.900 tấn, thủy hải sản 15.900 tấn, trái cây 156.000 tấn...

Bên cạnh đó, TP.Hà Nội cũng đang triển khai chương trình bình ổn thị trường các mặt hàng thiết yếu năm 2022 (thời gian thực hiện từ tháng 7.2022 đến hết tháng 5.2023) với sự tham gia của 32 đơn vị sản xuất, kinh doanh, thực hiện cung ứng hàng hóa tới hơn 12.000 điểm bán trên toàn Thủ đô Hà Nội.


Theo Báo Lao động

Các tin khác


Cao Phong - miền quê trù phú, giàu bản sắc

Cao Phong nổi tiếng với đặc sản mía, cam, bản sắc văn hóa độc đáo, đa dạng của các dân tộc anh em. Miền quê trù phú, giàu bản sắc đang trên đà phát triển, khẳng định thế mạnh và hướng đi đúng đắn trong phát triển KT-XH.

Thành phố Hòa Bình bắt nhịp đà tăng trưởng

Thành phố Hòa Bình đã và đang có những đổi thay mạnh mẽ về hệ thống hạ tầng, phát triển đô thị, tạo ra sức sống, diện mạo mới và đảm đương tốt vị trí đầu tàu về KT-XH của tỉnh.

Những người thực hiện hoài bão đưa nông sản “xuất ngoại”

Với lợi thế sẵn có về khí hậu, đất đai, nông sản phong phú, nhiều tiềm năng... ngành nông nghiệp tỉnh đã và đang nỗ lực thu hút các doanh nghiệp, tổ chức, HTX đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp và công nghiệp chế biến, từng bước khẳng định vị thế một số nông sản đặc trưng địa phương trên thị trường quốc tế. Trong đó, tín hiệu tích cực trong xuất khẩu nông sản những năm gần đây có sự đóng góp không nhỏ của những người "nặng lòng” với nông nghiệp địa phương.

Lương Sơn vùng đất anh hùng

Viết tiếp truyền thống vẻ vang trong 2 cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, trong suốt chiều dài lịch sử, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Lương Sơn luôn đoàn kết, năng động, sáng tạo dựng xây quê hương ngày một đổi mới.

Sức vươn Lạc Thuỷ

Trong những năm qua, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Lạc Thuỷ không ngừng nỗ lực, đạt được những bước phát triển mạnh mẽ. Huyện tập trung đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng đồng bộ, tạo môi trường thu hút nguồn lực đầu tư phát triển. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng, giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp, tăng tỷ trọng ngành công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp - xây dựng và dịch vụ thương mại.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục