(HBĐT) - Cùng với xây dựng nông thôn mới (NTM), những năm gần đây, phong trào xây dựng khu dân cư NTM kiểu mẫu và vườn mẫu, phát triển kinh tế vườn được nông dân xã Kim Lập (Kim Bôi) hưởng ứng mạnh mẽ. Vườn mẫu không những góp phần giúp diện mạo nông thôn khởi sắc mà còn mang lại thu nhập ổn định cho nhiều gia đình. Ông Quách Văn Hiến, xóm Mến, xã Kim Lập là một trong những nông dân điển hình của phong trào này.


Vườn cây ăn quả của gia đình ông Quách Văn Hiến là mô hình tiêu biểu trong phong trào xây dựng vườn mẫu tại xã Kim Lập (Kim Bôi). 

Đến thăm khu vườn mẫu, chúng tôi không khỏi ngạc nhiên khi một người nông dân lại có thể tự quy hoạch, thiết kế và tạo cảnh quan cho khu vườn kỳ công và đẹp đến vậy. Bước vào vườn mẫu rộng trên 3ha mà tưởng như đang ở một homestay nhỏ, vừa có hồ nước, vườn cây, vườn hoa, trên cao là ngôi nhà sàn bằng gỗ hướng về mặt hồ. Ở khu vực vườn đồi được trồng cam, bưởi, hệ thống tưới tiêu tự động lắp đặt hợp lý. Trong vườn, ngoài cây ăn quả, ông Hiến nuôi thêm vịt, gà, vừa cung cấp cho thị trường, vừa để gia đình có thực phẩm sạch, an toàn.

Ông Hiến cho biết: Hưởng ứng phong trào chuyển đổi cơ cấu cây trồng do địa phương và Hội Nông dân (HND) các cấp phát động, gia đình tôi đã đầu tư nguồn lực để cải tạo, chỉnh trang khu vườn. Cùng với đó, gia đình vay vốn đầu tư trồng 800 cây ăn quả có múi, gồm: bưởi đỏ Tân Lạc, cam V2, cam Canh, cam Vinh. Thông qua cầu nối là HND, tôi được tham gia các lớp chuyển giao KHKT về chăm sóc cây trồng, được tham quan mô hình phát triển kinh tế hiệu quả ở các địa phương, qua đó có thêm kinh nghiệm và kỹ thuật để áp dụng tại vườn mẫu của gia đình. 

Quá trình trồng, chăm sóc vườn cây, ông Hiến chỉ sử dụng các loại phân bón hữu cơ bằng cách kết hợp ủ phân chuồng và phân vi sinh, không dùng thuốc BVTV; bón phân chuồng hoai mục mỗi năm hai đợt, đồng thời chịu khó thăm vườn, kịp thời phát hiện sâu bệnh để phòng trừ ngay từ đầu. Nhờ đó cây trồng phát triển tốt, lại thêm phù hợp với thổ nhưỡng, khí hậu nên vụ thu hoạch nào cũng cho quả ngọt.

Đến nay, vườn cây có múi của gia đình ông Hiến đã bước vào năm thứ 8. Từ đầu vụ, cam, bưởi chín đến đâu là bán hết đến đó. Bởi có phương pháp canh tác an toàn nên gia đình tạo được niềm tin cho sản phẩm và có khá nhiều tư thương, khách quen tin tưởng, gắn bó đã vài năm nay. Mô hình vườn mẫu không chỉ góp phần tạo cảnh quan, diện mạo NTM cho khu dân cư mà còn mang lại nguồn thu nhập đáng kể cho gia đình ông Hiến. Trung bình mỗi năm, gia đình ông thu lợi nhuận trên 120 triệu đồng từ vườn mẫu. Quan trọng nhất, không gian sống trong lành, đẹp và bình yên cũng là nơi để cả gia đình ông quây quần dịp cuối tuần. 

Ông Quách Công Sỹ, Chủ tịch HND xã Kim Lập cho biết: Xây dựng vườn mẫu đã làm thay đổi thói quen của người dân từ sản xuất tự cung, tự cấp, sang sản xuất theo hướng hàng hóa, kết nối thị trường; khai thác, phát huy hiệu quả tiềm năng đất vườn. Đây cũng là chủ trương được chính quyền địa phương quan tâm chỉ đạo, coi là nhiệm vụ quan trọng nhằm xây dựng cảnh quan môi trường và nâng cao đời sống người dân. Bản thân ông Quách Văn Hiến là hội viên nông dân tiêu biểu, gương mẫu trong các phong trào thi đua của Hội. Vườn cây ăn quả của gia đình ông cũng là mô hình tiên phong về phong trào xây dựng vườn mẫu, phát triển kinh tế hộ gia đình nhằm chung tay thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM của nông dân địa phương.

Thu Hằng

Các tin khác


Tạo đột phá, rút ngắn lộ trình công nghiệp hóa: Bài 2 - Ưu tiên nguồn lực cho công nghiệp nền tảng

Công nghiệp nền tảng là những ngành tạo dựng cơ sở vật chất cho kinh tế-xã hội, đóng vai trò cung cấp đầu vào, công cụ máy móc, tư liệu sản xuất cho các ngành công nghiệp khác.

Triển khai kế hoạch tổ chức Hội chợ Công thương khu vực phía Bắc - Hòa Bình năm 2022

(HBĐT) - Chiều 13/12, UBND tỉnh tổ chức hội nghị triển khai thực hiện kế hoạch tổ chức hội chợ công thương khu vực phía Bắc - Hòa Bình năm 2022. Đồng chí Quách Tất Liêm, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban tổ chức hội chợ chủ trì hội nghị. 

Điểm hẹn kết nối giao thương, mở rộng thị trường tiêu thụ cho các sản phẩm OCOP

(HBĐT) - Tháng 11 vừa qua, UBND tỉnh tổ chức Hội chợ Nông nghiệp và triển lãm sản phẩm OCOP vùng Trung du miền núi phía Bắc (Hội chợ). Hội chợ thu hút nhiều doanh nghiệp, đơn vị sản xuất của 18 tỉnh, thành phố tham gia với quy mô 232 gian hàng. Tại đây, các đơn vị, HTX, doanh nghiệp (DN) có cơ hội để kết nối, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm.

Gỡ khó cho hợp tác xã phi nông nghiệp

(HBĐT) - Toàn tỉnh hiện có 119 hợp tác xã (HTX) hoạt động trong lĩnh vực phi nông nghiệp (chiếm 29,38%). Trong đó có 34 HTX công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, 7 HTX xây dựng, sản xuất vật liệu xây dựng, 13 HTX điện năng, 11 HTX giao thông vận tải, 5 HTX vệ sinh môi trường, 49 HTX thương mại - dịch vụ. Các HTX phi nông nghiệp đã nỗ lực khắc phục khó khăn để khôi phục sản xuất, tạo việc làm cho người lao động và thúc đẩy phát triển kinh tế ở khu vực nông thôn.

Hạt dổi Thạch Yên - "ngọc đen" của núi rừng

(HBĐT) - Hạt dổi từ xưa được đồng bào các dân tộc trong tỉnh sử dụng làm gia vị chấm hoặc tẩm ướp các món ăn. Ở xã Thạch Yên (Cao Phong), tại vùng đất canh tác của gia đình ông Bùi Văn Tiến, xóm Ngái có khoảng 100 cây dổi mọc tự nhiên. Nắm bắt cơ hội, ông Tiến đã dồn lực đầu tư, chăm sóc và nhân rộng diện tích trồng dổi với hy vọng biến sản phẩm thành đặc sản chất lượng cao cung cấp ra thị trường.

Hội Nông dân huyện Yên Thủy: Hỗ trợ nông dân xây dựng sản phẩm OCOP

(HBĐT) - Từ đầu năm đến nay, nhằm hỗ trợ, đồng hành với hội viên nông dân thực hiện hiệu quả Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), các cấp Hội Nông dân huyện Yên Thủy đã triển khai nhiều hoạt động. Trong đó trọng tâm là tham gia gian hàng trực tuyến đưa các sản phẩm OCOP lên sàn giao dịch thương mại điện tử Postmart; vận động, hướng dẫn hội viên phát triển các mô hình kinh tế tập thể, chủ động phối hợp với các ngành chức năng tổ chức tập huấn, chuyển giao KHKT...

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục