(HBĐT) - Từ năm 2008, Trung tâm Ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật (Sở KH&CN) đầu tư trồng 0,5 ha cây su su ở xã Quyết Chiến. Hợp đất nên cây sinh trưởng tốt, ít phải chăm sóc. Sau vài năm, diện tích cây su su ngày càng được mở rộng. Đây là loại cây dễ trồng, dễ chăm sóc, tốn ít công lao động mà cho hiệu quả kinh tế cao hơn so với trồng lúa, ngô. Bà con lại không phải phun thuốc trừ sâu. Đó là lý do nhiều người coi su su là rau sạch và được tiêu thụ tốt. Người vùng cao Tân Lạc coi đây là cây thoát nghèo. Để hỗ trợ bà con kỹ thuật, tiêu thụ và xây dựng thương hiệu su su Tân Lạc, có 2 hợp tác xã trên địa bàn xã đã ra đời. Cũng từ cây su su, nhiều hộ ở Quyết Chiến đã thoát nghèo. Đến nay, tỷ lệ hộ nghèo của xã còn 18%, thu nhập bình quân đầu người đạt 36,2 triệu đồng/năm.


Nhiều hộ ở xóm Biệng, xã Quyết Chiến (Tân Lạc) cải tạo đất trồng cây màu khác trên diện tích đã trồng su su.

Đồng chí Đinh Công Khoa, Chủ tịch UBND xã Quyết Chiến cho biết: Những năm gần đây, su su lấy ngọn là cây chủ lực của xã trong phát triển kinh tế. Tính đến tháng 6/2023, tổng diện tích cây su su đã đạt 83,5 ha, tăng 33,5 ha so với cùng kỳ năm 2022. Ước tính mỗi ha thu hoạch khoảng 60 tấn/năm. Cây su su có mặt ở thị trường miền Bắc và được nhiều người ưa chuộng. Tuy nhiên, 2 năm trở lại đây, nhiều diện tích su su bị bệnh. Cây sinh trưởng kém, không ra ngọn rồi chết. Hầu hết các diện tích này đều đã trồng từ nhiều năm. Nhiều hộ phá bỏ trồng lại vẫn bị bệnh.

Đến thăm vườn su su của anh Bùi Văn Thuận ở xóm Biệng, xã Quyết Chiến được biết, gia đình anh đã chuyển sang trồng ngô, lạc. Anh Thuận chia sẻ: Gia đình tôi có hơn 3.000 m2 trồng su su gần 10 năm nay. Cũng từ cây su su đã nuôi được gia đình. Cây ít chăm sóc nhưng ngày nào cũng cho thu hoạch. Từ năm ngoái, cây có hiện tượng chết héo. Mặc dù gia đình đã bón phân và tưới nước liên tục mong phục hồi nhưng không hiệu quả. Tôi đã tìm hiểu và đi nhiều nơi hỏi về bệnh của cây nhưng không có giải pháp nào chữa trị. Nhiều người bảo do canh tác cây su su lâu năm nên bị thế. Tôi đành bỏ su su và trồng ngô, đậu cải tạo đất.

Không chỉ gia đình anh Thuận mà nhiều hộ có diện tích su su trồng lâu năm cũng bị chết. Chị Bùi Thị Phiêu ở xóm Biệng cho biết: Từ năm ngoái tôi thấy cây yếu dần, ngọn ra kém, có chỗ không ra ngọn. Nhiều nhà cũng trồng lại nhưng cây vẫn bị thế. Mọi người bảo nhau là do cây trồng lâu năm nên bị bệnh. Tôi đã phá dỡ để trồng cây ngắn ngày cải tạo đất. Sau thời gian nữa sẽ trồng lại su su.

Trao đổi với chúng tôi, đồng chí Bùi Đức Hiển, Trưởng phòng NN&PTNT huyện Tân Lạc cho biết: Thời gian gần đây ở vùng trồng su su có hiện tượng cây chết hàng loạt. Qua kiểm tra được biết, đây là hiện tượng nấm gây bệnh, là tình trạng cây trồng canh tác lâu năm trên một diện tích. Giải pháp để bà con canh tác lâu dài với cây su su là luân canh. Với những diện tích đã trồng nhiều năm nên trồng cây màu khác để cải tạo đất. Nếu bà con tiếp tục trồng su su thì nên trồng trên đất chưa trồng su su lần nào. Như vậy bà con có thu nhập và để canh tác cây su su lâu dài.

Việt Lâm


Các tin khác


Cao Phong - miền quê trù phú, giàu bản sắc

Cao Phong nổi tiếng với đặc sản mía, cam, bản sắc văn hóa độc đáo, đa dạng của các dân tộc anh em. Miền quê trù phú, giàu bản sắc đang trên đà phát triển, khẳng định thế mạnh và hướng đi đúng đắn trong phát triển KT-XH.

Thành phố Hòa Bình bắt nhịp đà tăng trưởng

Thành phố Hòa Bình đã và đang có những đổi thay mạnh mẽ về hệ thống hạ tầng, phát triển đô thị, tạo ra sức sống, diện mạo mới và đảm đương tốt vị trí đầu tàu về KT-XH của tỉnh.

Những người thực hiện hoài bão đưa nông sản “xuất ngoại”

Với lợi thế sẵn có về khí hậu, đất đai, nông sản phong phú, nhiều tiềm năng... ngành nông nghiệp tỉnh đã và đang nỗ lực thu hút các doanh nghiệp, tổ chức, HTX đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp và công nghiệp chế biến, từng bước khẳng định vị thế một số nông sản đặc trưng địa phương trên thị trường quốc tế. Trong đó, tín hiệu tích cực trong xuất khẩu nông sản những năm gần đây có sự đóng góp không nhỏ của những người "nặng lòng” với nông nghiệp địa phương.

Lương Sơn vùng đất anh hùng

Viết tiếp truyền thống vẻ vang trong 2 cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, trong suốt chiều dài lịch sử, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Lương Sơn luôn đoàn kết, năng động, sáng tạo dựng xây quê hương ngày một đổi mới.

Sức vươn Lạc Thuỷ

Trong những năm qua, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Lạc Thuỷ không ngừng nỗ lực, đạt được những bước phát triển mạnh mẽ. Huyện tập trung đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng đồng bộ, tạo môi trường thu hút nguồn lực đầu tư phát triển. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng, giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp, tăng tỷ trọng ngành công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp - xây dựng và dịch vụ thương mại.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục