(HBĐT) - Chiều 18/9, UBND tỉnh tổ chức họp thống nhất công tác chuẩn bị tổ chức Phiên chợ vùng cao tỉnh Hòa Bình năm 2023. Đồng chí Nguyễn Văn Chương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì cuộc họp.
Các đại biểu tham dự hội nghị.
Dự kiến Phiên chợ vùng cao với chủ đề "Chợ phiên - nét đẹp vùng cao” sẽ được tổ chức từ ngày 3 - 7/10/2023 tại sân vận động huyện Mai Châu.
Phiên chợ được tổ chức với quy mô cấp tỉnh, có 10 khu vực được dàn dựng đảm bảo tính chất và yêu cầu tổ chức của Phiên chợ vùng cao, bao gồm: khu sân khấu; khu gian hàng giới thiệu các sản phẩm OCOP nông sản và sản phẩm hàng hóa tiêu biểu của tỉnh; khu gian hàng của Trung tâm Xúc tiến đầu tư, thương mại và du lịch quảng bá tiềm năng, thế mạnh của tỉnh đến với du khách, phục vụ hoạt động xúc tiến đầu tư, gian hàng của các huyện: Tân Lạc, Cao Phong, Lạc Sơn giới thiệu thành tựu kinh tế, văn hóa và các sản phẩm tiêu biểu của địa phương; khu vực gian hàng của huyện Mai Châu; khu vực ẩm thực; khu chợ quê; khu vui chơi ngoài trời; khu gian hàng thương mại và một số khu vực phụ trợ khác.
Tại phiên chợ sẽ tổ chức các hoạt động trình diễn nghề thủ công; giao lưu văn nghệ; giới thiệu văn hóa các địa phương; các trò chơi dân gian truyền thống; tổ chức các chương trình biểu diễn nghệ thuật….
Tại cuộc họp, các đại biểu đã thảo luận, thống nhất về công tác truyền thông hình ảnh Phiên chợ vùng cao đến với du khách trong và ngoài tỉnh; số lượng các gian hàng; công tác đảm bảo an ninh trật tự, phòng cháy chữa cháy và vệ sinh môi trường, an toàn thực phẩm…
Phát biểu kết luận, đồng chí Nguyễn Văn Chương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban tổ chức Phiên chợ vùng cao đề nghị: Trung tâm Xúc tiến đầu tư, thương mại và du lịch tỉnh phối hợp chặt chẽ với các sở, ngành, đơn vị làm tốt công tác chuẩn bị tổ chức Phiên chợ đảm bảo theo đúng kế hoạch đề ra. Đặc biệt quan tâm đến yếu tố bản sắc văn hóa dân tộc trong các tiết mục văn hóa văn nghệ, trò chơi dân gian, trình diễn nghề thủ công… tại phiên chợ. Ban Tổ chức sẽ tiến hành kiểm tra cụ thể công tác tổ chức trước khi khai mạc Phiên chợ.
P.V
(HBĐT)_Theo đánh giá của Ban Thường vụ (BTV) Tỉnh uỷ, thời gian qua, Nghị quyết Đại hội Đảng các cấp và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII đã được các cấp, các ngành triển khai đồng bộ, toàn diện và từng bước đi vào cuộc sống. Với tinh thần nỗ lực, quyết tâm cao của cả hệ thống chính trị, cộng đồng doanh nghiệp (DN) và nhân dân các dân tộc trong tỉnh, sau hơn 2 năm tổ chức triển khai thực hiện Nghị quyết, có 17 chỉ tiêu dự báo đến năm 2025 đạt và vượt kế hoạch. Tỉnh đã thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp nhằm cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI); công tác cải cách hành chính (CCHC), đặc biệt là cải cách thủ tục hành chính (TTHC) được đẩy mạnh.
(HBĐT) - Với tinh thần đổi mới, đoàn kết, linh hoạt, thời gian qua, Đảng bộ, chính quyền xã Tú Lý (Đà Bắc) đã nỗ lực khắc phục khó khăn, tập trung lãnh đạo, tổ chức thực hiện quyết liệt các mục tiêu, nhiệm vụ đề ra và đạt nhiều kết quả quan trọng. Qua nửa nhiệm kỳ thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ xã, Tú Lý đã đạt 9/16 chỉ tiêu nghị quyết; diện mạo nông thôn đổi thay; đời sống vật chất, tinh thần của người dân ngày càng được nâng lên.
(HBĐT) - Những năm qua, nguồn vốn tín dụng chính sách của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) huyện Mai Châu đã giúp nhiều hộ nghèo, đối tượng chính sách có thêm nguồn lực để nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống, từ đó thúc đẩy sản xuất nông nghiệp, nông thôn phát triển, góp phần thực hiện công tác giảm nghèo, đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn.
Chương trình phối hợp hoạt động giữa Bộ Khoa học và Công nghệ và Hội Nông dân Việt Nam đã tác động tới hội viên, nông dân cả nước trong việc tích cực ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ để nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, góp phần phát triển kinh tế. Cũng từ đây, nhiều địa phương đã chuyển đổi mô hình canh tác lúa thông thường sang trồng lúa hữu cơ năng suất, chất lượng cao.
(HBĐT) - Theo báo cáo của UBND huyện Kim Bôi, tổng số vốn thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia (CTMTQG) trên địa bàn huyện năm 2023 và chuyển nguồn năm 2022 là 292.822 triệu đồng. Trong đó, nguồn vốn đầu tư 147.106 triệu đồng, vốn sự nghiệp 82.298 triệu đồng. Tính đến thời điểm này đã giải ngân 37.868,5 triệu đồng, đạt 12,9%.
(HBĐT) - Với xuất phát điểm là xã đặc biệt khó khăn, sau hơn 10 năm xây dựng nông thôn mới (NTM), bộ mặt làng quê ở xã Toàn Sơn (Đà Bắc) ngày càng "thay da đổi thịt”, thu nhập của người dân không ngừng được cải thiện.