(HBĐT) - Cho vay hỗ trợ giải quyết việc làm (GQVL), duy trì và mở rộng việc làm là chính sách thiết thực, ý nghĩa của Đảng, Nhà nước giúp người dân có thêm "cần câu” phát triển kinh tế, tạo việc làm cho người lao động (NLĐ). Những năm qua, Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) tỉnh đã tích cực phối hợp các tổ chức, hội, đoàn thể, sở, ngành triển khai có hiệu quả chương trình.



Hộ mới thoát nghèo xóm Cháu, xã Tú Lý (Đà Bắc) được vay vốn Ngân hàng chính sách xã hội để mở rộng quy mô phát triển kinh tế gia đình.

Đồng chí Phí Công Thành, Trưởng phòng Nghiệp vụ (Chi nhánh NHCSXH tỉnh) cho biết: Thực hiện cho vay GQVL căn cứ theo Luật Việc làm, các nghị định của Chính phủ và văn bản của Tổng Giám đốc NHCSXH Việt Nam, đến nay có 3 nguồn cho vay: Quỹ quốc gia về việc làm, NHCSXH huy động (trái phiếu) và nguồn vốn ủy thác đầu tư (ngân sách địa phương, tổ chức, cá nhân trong, ngoài nước).
Tính đến ngày 31/7/2023, Chi nhánh NHCSXH tỉnh đã giải quyết cho gần 12.700 khách hàng vay với tổng dư nợ 520,5 tỷ đồng. Đối tượng được vay vốn là NLĐ; cơ sở sản xuất, kinh doanh (SXKD), bao gồm: doanh nghiệp nhỏ và vừa, hợp tác xã, tổ hợp tác, hộ kinh doanh. Để được vay vốn, đối với cơ sở SXKD phải đáp ứng điều kiện: được thành lập và hoạt động hợp pháp; có dự án vay vốn khả thi tại địa phương, phù hợp với ngành nghề SXKD, duy trì hoặc thu hút thêm lao động vào làm việc ổn định; dự án vay vốn có xác nhận của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền nơi thực hiện dự án; có bảo đảm tiền vay theo quy định của pháp luật (nếu có). Điều kiện NLĐ cần đáp ứng là: có năng lực hành vi dân sự đầy đủ; có nhu cầu vay vốn để tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm, xác nhận của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền nơi thực hiện dự án; cư trú hợp pháp tại địa phương nơi thực hiện dự án. Theo quy định, mức cho vay áp dụng với cơ sở SXKD tối đa 2 tỷ đồng/dự án, không quá 100 triệu đồng/1 NLĐ. Những ưu đãi cơ sở SXKD, NLĐ được hưởng là lãi suất cho vay thấp, cụ thể 7,92%/năm, tương đương 0,66%/tháng. Đặc biệt, có 2 trường hợp được giảm tới 50% lãi suất: NLĐ là người khuyết tật, người dân tộc thiểu số đang sinh sống tại xóm, xã đặc biệt khó khăn; cơ sở SXKD sử dụng từ 30% tổng số lao động trở lên là người khuyết tật, người dân tộc thiểu số. Thời gian cho vay tối đa 120 tháng (10 năm), NLĐ không phải thực hiện bảo đảm tiền vay.
Theo đồng chí Trưởng phòng Nghiệp vụ (Chi nhánh NHCSXH tỉnh), hiện nay, tỉnh tập trung ưu tiên nguồn vốn cho vay xuất khẩu lao động (XKLĐ), tiếp sức để NLĐ đi làm việc ở nước ngoài. Nguồn vốn được cân đối từ ngân sách T.Ư và ngân sách địa phương cấp tỉnh, các huyện, thành phố ủy thác sang NHCSXH cho vay. Tính đến thời điểm này, Chi nhánh NHCSXH tỉnh đã cho 168 khách hàng vay với tổng dư nợ 10,4 tỷ đồng. Đối tượng vay vốn là NLĐ thuộc hộ nghèo, cận nghèo, hộ dân tộc thiểu số, NLĐ bị thu hồi đất, thân nhân người có công với cách mạng (theo Nghị định số 61/2015/NĐ-CP); NLĐ thường trú trên địa bàn tỉnh từ đủ 6 tháng trở lên không thuộc đối tượng thụ hưởng của Nghị định số 61/2015/NĐ-CP (theo Nghị quyết số 216/2022/NQ-HĐND, ngày 9/12/2022 của HĐND tỉnh). NLĐ thụ hưởng chương trình cho vay XKLĐ đáp ứng điều kiện có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, cư trú hợp pháp tại địa phương, có nhu cầu vay vốn và đã ký kết hợp đồng với doanh nghiệp đưa NLĐ đi làm việc ở nước ngoài, có bảo đảm tiền vay theo quy định của pháp luật. NLĐ đi XKLĐ theo Nghị định số 61/2015/NĐ-CP được vay tối đa bằng 100% cho phí hợp đồng, lãi suất cho vay 6,6%/năm; theo Nghị quyết số 216/2022/NQ-HĐND được vay tối đa 100 triệu đồng, lãi suất cho vay 7,92%/năm, thời gian cho vay tối đa bằng thời hạn đi XKLĐ.

Bùi Minh

Các tin khác


Cao Phong - miền quê trù phú, giàu bản sắc

Cao Phong nổi tiếng với đặc sản mía, cam, bản sắc văn hóa độc đáo, đa dạng của các dân tộc anh em. Miền quê trù phú, giàu bản sắc đang trên đà phát triển, khẳng định thế mạnh và hướng đi đúng đắn trong phát triển KT-XH.

Thành phố Hòa Bình bắt nhịp đà tăng trưởng

Thành phố Hòa Bình đã và đang có những đổi thay mạnh mẽ về hệ thống hạ tầng, phát triển đô thị, tạo ra sức sống, diện mạo mới và đảm đương tốt vị trí đầu tàu về KT-XH của tỉnh.

Những người thực hiện hoài bão đưa nông sản “xuất ngoại”

Với lợi thế sẵn có về khí hậu, đất đai, nông sản phong phú, nhiều tiềm năng... ngành nông nghiệp tỉnh đã và đang nỗ lực thu hút các doanh nghiệp, tổ chức, HTX đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp và công nghiệp chế biến, từng bước khẳng định vị thế một số nông sản đặc trưng địa phương trên thị trường quốc tế. Trong đó, tín hiệu tích cực trong xuất khẩu nông sản những năm gần đây có sự đóng góp không nhỏ của những người "nặng lòng” với nông nghiệp địa phương.

Lương Sơn vùng đất anh hùng

Viết tiếp truyền thống vẻ vang trong 2 cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, trong suốt chiều dài lịch sử, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Lương Sơn luôn đoàn kết, năng động, sáng tạo dựng xây quê hương ngày một đổi mới.

Sức vươn Lạc Thuỷ

Trong những năm qua, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Lạc Thuỷ không ngừng nỗ lực, đạt được những bước phát triển mạnh mẽ. Huyện tập trung đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng đồng bộ, tạo môi trường thu hút nguồn lực đầu tư phát triển. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng, giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp, tăng tỷ trọng ngành công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp - xây dựng và dịch vụ thương mại.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục