(HBĐT) - Sáng 18/10, đồng chí Đinh Công Sứ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh làm việc với Công ty Bio-Tech international (Cộng hòa Ireland) về đề án phát triển vùng trồng tập trung và nhà máy chế biến các sản phẩm từ cây chùm ngây trên địa bàn huyện Cao Phong và một số huyện tại tỉnh Hoà Bình.


Đồng chí Đinh Công Sứ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh làm việc với đối tác Ireland. 

Tại buổi làm việc, ngài Rory O'Driscoll, Giám đốc Bio-Tech international cho biết: Bio-Tech international đã phối hợp với Công ty CP xuất nhập khẩu Hoàng Hà Huy tiến hành nghiên cứu, xây dựng các chương trình phát triển vùng trồng cây dược liệu ứng dụng công nghệ cao và nhà máy sản xuất theo quy trình chiết xuất tiên tiến, phục vụ cung ứng cho thị trường châu Á và Bắc Mỹ. Tại tỉnh Hòa Bình, công ty dự kiến triển khai dự án phát triển vùng trồng tập trung và nhà máy chế biến các sản phẩm từ cây chùm ngây tại huyện Cao Phong và một số huyện trên địa bàn tỉnh.

Chùm ngây là loại cây chịu hạn tốt, ưa khô, có thể chịu được nhiều loại đất khác nhau, kể cả những nơi đất xấu, cằn cỗi. Cây phát triển tốt ở các vùng độ cao 2.000m trở xuống, nhiệt độ từ -1°C - 48°C (khoảng cực thuận từ 25°C - 40°C), lượng mưa hàng năm từ 750 - 2.200 mm, do đó, việc phát triển cây chùm ngây thuận lợi tại các vùng trung du miền núi phía Bắc. Với đặc tính sinh thái của cây chùm ngây cơ bản phù hợp với các loại đất sản xuất nông, lâm nghiệp trên địa bàn các huyện, thành phố.

Đại diện Công ty Bio-Tech international đề nghị UBND tỉnh cho phép khảo sát, tìm hiểu thông tin về việc phát triển vùng trồng cây chùm ngây ứng dụng công nghệ cao theo nguyên tắc, tiêu chuẩn thực hành tốt trồng trọt và thu hái dược liệu (GACP - WHO) trên cơ sở ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ cao. Quy mô vùng trồng tập trung cây chùm ngây từ 5.000 - 25.000 ha sẽ góp phần chống xói mòn, lở đất, bảo vệ môi trường sinh thái, giảm hiệu ứng nhà kính, tăng cường đa dạng sinh học, thúc đẩy sự phát triển công nghệ sinh học tại tỉnh Hòa Bình, ổn định mưu sinh cho đồng bào và phát triển kinh tế địa phương bền vững. Đồng thời, đầu tư 1 nhà máy phục vụ sản xuất, bảo quản, chế biến, chiết xuất có diện tích khoảng 10 ha xây dựng trong khu vực vùng trồng. Số lượng lao động địa phương tham gia dự án khoảng 8.000 -10.000 lao động sẽ được đào tạo về chuyên môn, nghề nghiệp.

Phát biểu tại buổi làm việc, đồng chí Đinh Công Sứ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh thông tin về tình hình KT-XH cũng như chủ trương phát triển của tỉnh. Trong đó, nhấn mạnh lĩnh vực nông nghiệp là một trong những thế mạnh của tỉnh với quan điểm phát triển xanh, sạch, bền vững. Tỉnh luôn hoan nghênh, chào đón các doanh nghiệp, tổ chức đến đầu tư, làm việc tại tỉnh, vì vậy sẽ tạo điều kiện, hỗ trợ các nhà đầu tư tiến hành khảo sát, đầu tư tại địa phương.

Đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh khẳng định đề xuất trồng cây chùm ngây, xây dựng nhà máy chế biến các sản phẩm từ cây chùm ngây là phù hợp với chủ trương, chính sách của Trung ương và của tỉnh Hòa Bình. Đồng chí giao nhiệm vụ cho Sở Kế hoạch và Đầu tư, Trung tâm Xúc tiến đầu tư, thương mại và du lịch tỉnh hướng dẫn, hỗ trợ công ty thực hiện các quy trình, thủ tục đầu tư, xây dựng, đất đai và nghiên cứu, khảo sát vùng trồng trên địa bàn tỉnh.


Đ.H


Các tin khác


Tiếp tục chấn chỉnh, tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính

Thủ tướng Phạm Minh Chính vừa có Công điện yêu cầu các Bộ ngành, địa phương tiếp tục chấn chỉnh, tăng cường kỷ luật, kỷ cương trong cơ quan hành chính nhà nước các cấp.

Tín dụng chính sách góp phần đảm bảo an sinh xã hội

(HBĐT) - Từ sự hỗ trợ đa dạng, đa chiều của tín dụng chính sách (TDCS) đã giúp hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách khác trên địa bàn tỉnh có vốn để phát triển kinh tế, nâng cao cao thu nhập và cải thiện chất lượng cuộc sống.

Huyện Cao Phong: Dư nợ tín dụng chính sách tăng gần 21 tỷ đồng

(HBĐT) - Theo Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Cao Phong, từ đầu năm đến nay, công tác tín dụng chính sách trên địa bàn huyện cơ bản hoàn thành các nhiệm vụ, kế hoạch đề ra.

Gần 80 tỷ đồng cho vay hộ mới thoát nghèo

(HBĐT) - Theo Chi nhánh Ngân hàng chính sách xã hội tỉnh, đến hết tháng 9/2023, dư nợ chương trình cho vay hộ mới thoát nghèo trên địa bàn tỉnh đạt 472,8 tỷ đồng/10.410 khách hàng còn dư nợ. Từ đầu năm đến nay, đây là một trong những chương trình có doanh số cho vay đạt cao. Cụ thể, trong 9 tháng, doanh số cho vay đạt 79,9 tỷ đồng, với 1.484 khách hàng được vay vốn.

Thị trường bất động sản mất thanh khoản, nhà đầu tư gặp khó

(HBĐT) - Thời gian qua, việc thanh khoản thị trường bất động sản (BĐS) bất ngờ giảm đột ngột khiến nhiều cá nhân, nhà đầu tư nhỏ lẻ, ngay cả doanh nghiệp cũng lao đao. Cùng với đó lãi suất ngân hàng luôn ở mức cao, nhiều người không chịu nổi áp lực, đăng bán BĐS nhiều tháng liền vẫn không có thanh khoản, phải xoay sở để trả lãi.

Huyện Yên Thủy: Cải thiện đời sống đồng bào dân tộc thiểu số

(HBĐT) - Huyện Yên Thủy có gần 70% dân số là người dân tộc thiểu số (DTTS), 1.165 hộ nghèo (chiếm 6,33%), trong đó có 1.021 hộ là người DTTS (chiếm 89,7% số hộ nghèo). Thời gian qua, thực hiện Nghị quyết số 03-NQ/TU, ngày 30/7/2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về lãnh đạo phát triển KT-XH vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 trên địa bàn tỉnh, huyện đã tập trung nguồn lực, thực hiện tốt các chính sách của Đảng và Nhà nước để cải thiện đời sống đồng bào DTTS.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục