(HBĐT) - Dự án Khu đô thị sinh thái, nghỉ dưỡng khoáng nóng cao cấp hồ Khả tại xã Quý Hòa, huyện Lạc Sơn (dự án hồ Khả) là 1 trong 3 dự án trọng điểm của tỉnh nhằm khai thác tiềm năng, lợi thế, tạo ra sản phẩm du lịch, dịch vụ chất lượng cao, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế bền vững của tỉnh. Tuy nhiên, công tác giải phóng mặt bằng (GPMB) đang gặp nhiều khó khăn, vướng mắc. Huyện Lạc Sơn đang phối hợp với các ngành liên quan, chủ đầu tư tháo gỡ khó khăn triển  khai dự án, phấn đấu khởi công vào cuối năm nay.


Quy hoạch khu tái định cư dự án hồ Khả, xã Quý Hòa (Lạc Sơn).

Dự án hồ Khả được UBND tỉnh chấp thuận Chủ trương đầu tư tại Quyết định số 43/QĐ-UBND, ngày 03/6/2022; chấp thuận nhà đầu tư thực hiện dự án tại Quyết định số 64/QĐ-UBND, ngày 18/8/2022 là Công ty TNHH Mặt Trời Hòa Bình. Dự án sử dụng 85,2 ha đất, vốn đầu tư 2.627 tỷ đồng và đã được UBND tỉnh phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 tại Quyết định số 234/QĐ-UBND, ngày 16/02/2023.

Ngày 16/6/2023, Sở Xây dựng đã lấy ý kiến các sở, ngành về quy hoạch chi tiết. Sau khi có ý kiến tham gia, ngày 16/6/2023, Sở Xây dựng đã ban hành Công văn số 1924/SXD-QHKT đề nghị Công ty TNHH Mặt Trời Hòa Bình bổ sung hoàn thiện hồ sơ theo ý kiến thẩm định của các sở, ngành, trình thẩm định theo quy định. Nhà đầu tư vẫn chưa trình lại hồ sơ để triển khai thực hiện.

UBND tỉnh đã chấp thuận phương án trồng rừng thay thế bằng hình thức nộp tiền vào Quỹ bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Hoà Bình tại Quyết định số 2896/QĐ-UBND, ngày 28/11/2022. Ngày 21/7/2023, UBND tỉnh có Tờ trình số 88/TTr-UBND về việc chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa để thực hiện dự án (23,1ha); UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 1133/QĐ-UBND, ngày 31/5/2023 để làm cơ sở triển khai thực hiện các thủ tục về đất đai thực hiện dự án.

Ở dự án này, công tác giải phóng mặt bằng cơ bản được người dân đồng thuận. Hiện nay đang chờ Thủ tướng Chính phủ cho phép chuyển đổi mục đích sử dụng đất lúa để có cơ sở pháp lý ra thông báo thu hồi đất, kiểm đếm giải phóng mặt bằng thực hiện dự án. Tuy nhiên, các hộ dân có ý kiến về đơn giá các loại đất trên địa bàn xã Quý Hoà hiện nay trong Bảng giá đất của tỉnh thấp hơn giá đất các xã liền kề như xã Tân Lập, Tuân Đạo và đề nghị xem xét điều chỉnh đơn giá. 

Đơn giá bồi thường tài sản mặc dù đã được UBND tỉnh quy định chi tiết, cụ thể nhưng qua kiểm đếm thực tế có nhiều loại tài sản của người dân lớn hơn định mức quy định. Qua thực tế kiểm đếm còn khó khăn như: Trong một đơn vị diện tích đất có nhiều loại cây ăn quả chồng tán lên nhau nhưng quy định tính tổng diện tích theo m2 tán cây không được vượt quá diện tích đất, do đó khi kiểm đếm người dân còn thắc mắc, kiến nghị. Nhiều hạng mục tài sản vẫn chưa có đơn giá quy định để áp giá bồi thường như cây hoa mai vàng, cây sim, cây chè rừng, có loại cây trồng vừa cho thu hoạch gỗ vừa cho thu hoạch quả nhưng trong bộ đơn giá mới chỉ tính là cho thu hoạch lấy gỗ (sấu, trám, dổi…) Kinh phí rà soát, kiểm đếm đã được Trung tâm Phát triển quỹ đất huyện thực hiện nhưng chưa có để chi trả.

Theo đồng chí Bùi Văn Lịnh, Chủ tịch UBND huyện Lạc Sơn: UBND huyện đã cơ bản kiểm đếm sơ bộ, xây dựng phương án đền bù cho các hộ dân trong khu vực dự án. Tiếp tục rà soát, kiểm đếm trước đối với hộ dân đã đồng thuận. Khi được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương chuyển đổi mục đích sử dụng đất lúa sẽ thực hiện ngay quy trình thông báo thu hồi đất, niêm yết và sớm phê duyệt phương án đền bù. Đối với các hộ chưa đồng thuận chủ trương thực hiện dự án: Tiếp tục tuyên truyền để người dân hiểu hơn về vai trò, ý nghĩa dự án mang lại cho người dân xã Quý Hoà nói riêng và  huyện Lạc Sơn nói chung. Đối với thành phần tuyên truyền, kích động người dân chống đối chủ trương thực hiện dự án, giao Công an huyện theo dõi, xử lý theo quy định. Về đơn giá, khối lượng, chủng loại tài sản bồi thường: Sau khi hoàn thành công tác kê khai, kiểm đếm, UBND huyện tổng hợp, phân loại để xử lý, trường hợp vượt quá thẩm quyền sẽ báo cáo xin ý kiến chỉ đạo của tỉnh.

Huyện Lạc Sơn đề nghị UBND tỉnh quan tâm chỉ đạo các sở, ngành liên quan hoàn thiện thủ tục trình Thủ tướng Chính phủ cho chuyển mục đích sử dụng đất lúa để làm cơ sở thu hồi đất; cân đối vốn để sớm triển khai Dự án hạ tầng kỹ thuật đầu tư khu tái định cư; quan tâm hỗ trợ triển khai các dự án bổ trợ. Đối với dự án khu nhà ở nhân viên phục vụ trong khu du lịch Đồi Thung và hồ Khả, đề nghị Sở Kế hoạch và Đầu tư, Tập đoàn Sungroup quan tâm sớm hoàn thiện thủ tục để trình UBND tỉnh có chủ trương để đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án. Đề nghị Công ty Mặt Trời Hoà Bình ứng kinh phí cho Trung tâm Phát triển quỹ đất huyện để thực hiện công tác kiểm đếm, đo đạc giải phóng mặt bằng.

Huyện đã chỉ đạo các cơ quan chuyên môn phối hợp với nhà đầu tư thực hiện công tác trích đo, kiểm đếm, xây dựng phương án thực hiện giải phóng mặt bằng khi có đủ các điều kiện; chỉ đạo Phòng Lao động-TB&XH ưu tiên mở các lớp đào tạo về lĩnh vực du lịch cho học viên là con em xã Quý Hoà. Tập đoàn Sungroup đã tổ chức đào tạo nghề cho 34 học viên là con em của xã Quý Hoà và dự kiến tiếp tục mở lớp đào tạo.

L.C

Các tin khác


Công bố danh sách 1.000 doanh nghiệp nộp thuế lớn nhất Việt Nam

Tổng cục Thuế vừa ban hành Công văn số 4586/TCT-KK công khai danh sách 1.000 doanh nghiệp nộp thuế thu nhập doanh nghiệp lớn nhất (V.1000) trong năm 2022.

Huyện Kim Bôi huy động nguồn lực xây dựng nông thôn mới

(HBĐT) - Cán bộ và Nhân dân huyện Kim Bôi đang nỗ lực thi đua thực hiện các tiêu chí xây dựng nông thôn mới (NTM) theo kế hoạch, hướng tới mục tiêu cải thiện tốt hơn đời sống người dân.

Huyện Tân Lạc: Phát triển sản xuất tạo thêm động lực xây dựng nông thôn mới

(HBĐT) - Không chỉ có cây ngô, su su lấy ngọn mà giờ đây, nhiều hộ gia đình ở xã vùng cao Quyết Chiến (Tân Lạc) đã mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng, đưa nhiều loại giống mới vào sản xuất đem lại hiệu quả kinh tế cao.

Tiếp tục chấn chỉnh, tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính

Thủ tướng Phạm Minh Chính vừa có Công điện yêu cầu các Bộ ngành, địa phương tiếp tục chấn chỉnh, tăng cường kỷ luật, kỷ cương trong cơ quan hành chính nhà nước các cấp.

Tín dụng chính sách góp phần đảm bảo an sinh xã hội

(HBĐT) - Từ sự hỗ trợ đa dạng, đa chiều của tín dụng chính sách (TDCS) đã giúp hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách khác trên địa bàn tỉnh có vốn để phát triển kinh tế, nâng cao cao thu nhập và cải thiện chất lượng cuộc sống.

Huyện Cao Phong: Dư nợ tín dụng chính sách tăng gần 21 tỷ đồng

(HBĐT) - Theo Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Cao Phong, từ đầu năm đến nay, công tác tín dụng chính sách trên địa bàn huyện cơ bản hoàn thành các nhiệm vụ, kế hoạch đề ra.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục