Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, 10 tháng qua, Việt Nam xuất siêu lập kỷ lục 24,6 tỷ USD, cao gấp 2,6 lần so với cùng kỳ năm trước.
Trong đó, ngành nông nghiệp đang đóng góp tới 38% con số trên. Hiện nay, nhiều doanh nghiệp nông sản đang đẩy mạnh sản xuất, đa dạng hóa thị trường, tạo sức bật đối với những mặt hàng thế mạnh để bứt phá ở những tháng cuối năm.
Theo các chuyên gia, thời điểm cuối năm là thời điểm mà nhiều quốc gia sẽ tăng cường nhập khẩu nông sản để đón năm mới.
Chị Nguyễn Thị Huyền, Tổng giám đốc Vinasamex, cho biết: "Với chúng tôi 2 quý cuối năm là có tín hiệu tích cực vì mùa vụ chính sản phẩm quế hồi thu hoạch vào vụ thu. Thời điểm khách hàng đặt nhiều hơn so với nửa đầu của năm. Khi có lễ hội hoặc dịp kỷ niệm thì họ nấu món ăn đặc trưng đặc biệt là châu Âu thì họ mua quế hồi làm món ăn, trang trí cổng nhà. Dựa trên sự cần thiết của khách hàng thì chúng tôi tập trung năng lực vào thời gian cuối năm".
Bộ Công Thương nhận định, trong thời gian tới bên cạnh sự tăng trưởng 2 con số của thị trường Trung Quốc, thị trường châu Âu và Bắc Mỹ có sự hồi phục
Ông Trần Thanh Hải, Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu, Bộ Công Thương, cho biết: "Theo dự báo của các tổ chức quốc tế, thị trường cuối năm đặc biệt Châu Âu Bắc Mỹ có sự hồi phục trước mùa mua sắm cuối năm, tín hiệu để các nhà phân phối đẩy mạnh nhập hàng cũng như dự trữ hàng. Từ tháng 9 tăng trưởng nhập khẩu khá rõ. Mặt khác, chúng ta thúc đẩy xuất khẩu nhóm hàng nông sản sang trung quốc rất tốt, giúp gia tăng giá trị xuất khẩu trong những tháng cuối năm".
Tính riêng tháng 10 năm nay, xuất khẩu nông sản đạt 4,81 tỷ USD, tăng hơn 7% so với tháng 9 và tăng 12% so với cùng kỳ năm ngoái. Để tiếp tục đà tăng trưởng trong 2 tháng cuối năm, Bộ NN&PTNT và Bộ Công Thương sẽ tập trung xúc tiến thương mại với các sản phẩm lợi thế, đồng thời đẩy mạnh đàm phán để đa dạng hóa hàng nông sản được xuất khẩu chính ngạch sang nhiều thị trường.
Theo VTV.VN
Chính phủ nỗ lực phấn đấu đạt mức cao nhất các chỉ tiêu kế hoạch năm 2023, trong đó tăng trưởng GDP đạt trên 5%, tạo đà cho việc thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2024.
Theo báo cáo của Bộ Tài chính về tình hình thị trường trái phiếu doanh nghiệp (TPDN), các giải pháp để tiếp tục ổn định thị trường và việc xử lý các vi phạm, trên thị trường TDPN riêng lẻ 10 tháng đầu năm, có 70 doanh nghiệp phát hành với khối lượng 180,4 nghìn tỷ đồng (giảm 45,1% so cùng kỳ năm 2022); khối lượng mua lại trước hạn là 190,7 nghìn tỷ đồng (tăng 30,2% so cùng kỳ năm 2022).
Ngày 13/11, Ban Tổ chức (BTC) Hội chợ xuân Hòa Bình năm 2023 tổ chức họp thống nhất phân công nhiệm vụ các thành viên BTC. Đồng chí Nguyễn Văn Chương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng BTC chủ trì cuộc họp.
Hòa Bình là 1 trong 5 tỉnh có tiềm năng cao nhất cả nước về nuôi trồng thủy sản hồ chứa. Thực tế, nghề nuôi cá lồng đã phát triển hàng chục năm qua, tập trung nhiều nhất trên hồ thủy điện Hòa Bình đã giúp hàng nghìn hộ dân cải thiện sinh kế, thu nhập. Tuy nhiên, vẫn còn những khó khăn để phát triển thuỷ sản hồ chứa tương xứng tiềm năng, thế mạnh.
Dân số trên địa bàn huyện Tân Lạc hiện có gần 90 nghìn người với nhiều dân tộc cùng chung sống. Trong đó, dân tộc Mường chiếm 85%, dân tộc Kinh chiếm 14,5%, còn lại là các dân tộc Thái, Tày, Nùng, Dao... Những năm qua, huyện luôn quan tâm nâng cao đời sống vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS), qua đó làm thay đổi rõ nét diện mạo nông thôn và đời sống vật chất và tinh thần của người dân.
Phòng Dân tộc huyện Lạc Thủy đã tham mưu UBND huyện phê duyệt danh mục dự án hỗ trợ phát triển sản xuất cộng đồng trên địa bàn các xã: Thống Nhất, Hưng Thi, Phú Thành, thị trấn Ba Hàng Đồi.