Những năm qua, việc sử dụng hiệu quả vốn vay ưu đãi từ Ngân hàng chính sách xã hội (NHCSXH) được xem như "chìa khoá” cho hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác trên địa bàn huyện vùng cao Đà Bắc cải thiện thu nhập, nâng cao chất lượng cuộc sống để giảm nghèo bền vững.


Cán bộ NHCSXH huyện Đà Bắc phối hợp với tổ chức nhận uỷ thác nắm bắt nhu cầu sử dụng vốn của người dân trên địa bàn huyện. 

Là huyện nghèo duy nhất của tỉnh nên đời sống của người dân còn nhiều khó khăn. Do đó, nhu cầu được tiếp cận với các chương trình tín dụng chính sách (TDCS) của người dân còn rất lớn. Thực tế, những năm qua, Đà Bắc luôn là một trong những địa phương có dư nợ TDCS cao nhất tỉnh. Hiện nay, tổng dư nợ TDCS trên địa bàn huyện đạt trên 546 tỷ đồng, với gần 14 nghìn khách hàng. Trong 10 tháng qua, đã có 1.896 lượt hộ nghèo và các đối tượng chính sách trên địa bàn huyện được vay vốn chính sách, doanh số cho vay đạt 75,5 tỷ đồng. Vốn ưu đãi được truyền tải kịp thời đã giúp người dân tiếp tục đầu tư phát triển kinh tế để vượt lên đói, nghèo. 

Sau thực hiện sáp nhập 2 xã Tu Lý và Hào Lý cũ, thành xã Tú Lý, hiện đây là xã có dư nợ TDCS cao nhất huyện Đà Bắc, với 56,7 tỷ đồng/1.039 hộ vay. Từ đầu năm đến nay, trên địa bàn xã Tú Lý có 240 hộ được vay vốn chính sách. Theo lãnh đạo UBND xã, vốn vay ưu đãi từ NHCSXH là kênh quan trọng, giúp người dân phát triển kinh tế để xoá đói, giảm nghèo, cũng như góp phần xây dựng NTM. Từ vốn chính sách, nhiều hộ ở xã Tú Lý đã thoát nghèo. Tiêu biểu như gia đình ông Hà Văn Nghị, xóm Quyết Chiến, trước đây thuộc hộ nghèo, đã được vay vốn để trồng luồng và chăn nuôi trâu, bò. Sau khi thoát diện hộ nghèo, gia đình ông Nghị được vay thêm 50 triệu đồng vốn hộ cận nghèo để chăn nuôi trâu. Tiếp đó là khoản vay 12 triệu đồng chương trình cho vay nước sạch và vệ sinh môi trường. Nhờ sử dụng hiệu quả vốn vay ưu đãi từ các chương trình của NHCSXH mà gia đình ông Nghị đã phát triển kinh tế, thoát nghèo. 

Hiền Lương là một trong những xã thuộc vùng lòng hồ thuỷ điện Hoà Bình. Mặc dù đã được công nhận về đích NTM nhưng đời sống của bà con vẫn gặp khó khăn. Theo Phó Chủ tịch UBND xã Xa Văn Hoè, việc phát huy hiệu quả vốn vay từ NHCSXH là động lực quan trọng để người dân phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập. Vốn vay được các hộ sử dụng chủ yếu để phát triển chăn nuôi, trồng rừng. Bên cạnh đó, đã có những hộ đầu tư nuôi cá lồng và có được nguồn thu nhập ổn định. Điển hình như gia đình anh    Xa Văn Huy, xóm Doi, từ 100 triệu đồng vốn cho vay giải quyết việc làm đã đầu tư hàng chục lồng nuôi cá. Đến nay, mô hình nuôi cá lồng đã giúp gia đình anh Huy có nguồn thu nhập ổn định.

Theo thống kê của UBND xã Hiền Lương, hiện dư nợ TDCS trên địa bàn xã đạt gần 22 tỷ đồng. 10 tháng qua, có 116 hộ trong xã được vay vốn chính sách. Qua đó giúp 11 lao động được tạo việc làm, gần 140 công trình nước sạch và vệ sinh môi trường quy mô hộ gia đình được cải tạo, xây dựng. "Vốn chính sách không chỉ giúp người dân có nguồn lực đầu tư phát triển kinh tế, cải thiện thu nhập mà còn góp phần quan trọng trong xây dựng NTM và NTM nâng cao", đồng chí Phó Chủ tịch UBND xã Hiền Lương nhấn mạnh. 

Đồng chí Nguyễn Bình Nam, Giám đốc NHCSXH huyện Đà Bắc cho biết: Từ đầu năm đến nay, đơn vị đã tập trung thực hiện công tác TDCS đảm bảo kịp thời, đúng đối tượng thụ hưởng, đồng vốn sử dụng đúng mục đích. Là địa bàn còn nhiều khó khăn nên trong thời gian tới, đơn vị tiếp tục huy động nguồn lực để đáp ứng nhu cầu vay vốn của người dân. Phối hợp với các tổ chức nhận uỷ thác, tổ tiết kiệm và vay vốn nắm bắt nhu cầu vay vốn, đảm bảo 100% hộ nghèo và các đối tượng chính sách có nhu cầu và đủ điều kiện đều được vay vốn. Qua đó, góp phần thực hiện tốt mục tiêu phát triển KT-XH, giảm nghèo và đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn huyện.


Viết Đào

Các tin khác


Thành phố Hòa Bình tháo gỡ vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ giải ngân

Là trung tâm kinh tế - xã hội của tỉnh, nhu cầu về nguồn lực đầu tư kết cấu hạ tầng lớn, với nhiều dự án, công trình trọng điểm được triển khai, thời gian qua, Thành ủy, UBND thành phố Hòa Bình đã tập trung chỉ đạo các giải pháp đẩy nhanh tiến độ giải ngân nguồn vốn, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

Tích cực hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất

Thực hiện Đề án số 01-ĐA/TU, ngày 6/8/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về "Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với Hội Nông dân các cấp trong xây dựng tổ chức Hội vững mạnh, tham gia hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất, tiêu thụ sản phẩm góp phần xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025", huyện Lạc Thủy quan tâm đầu tư, hỗ trợ kinh phí để nông dân phát triển sản xuất, tiêu thụ sản phẩm.

Thủ tướng chủ trì Hội nghị về phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn

Chiều 24/4, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị về phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn.

Huyện Lạc Sơn: Vượt khó thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội

Phát huy những kết quả đã đạt được trong năm 2023, ngay từ quý I/2024, huyện Lạc Sơn tiếp tục nỗ lực vượt khó, quyết tâm thực hiện đạt và vượt các chỉ tiêu kinh tế - xã hội (KT-XH) quan trọng.

Huyện Tân Lạc: Tỷ lệ tưới, tiêu chủ động đạt 80% diện tích canh tác

Theo báo cáo của UBND huyện Tân Lạc, trong giai đoạn 2021 - 2023, huyện đã ưu tiên đầu tư, nâng cấp sửa chữa, xây dựng mới nhiều công trình hạ tầng thủy lợi, giao thông nội đồng.

Đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản

Căn cứ Quyết định số 482/QĐ-UBND, ngày 28/3/2024 của UBND tỉnh về ban hành Kế hoạch hành động đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản tỉnh Hòa Bình năm 2024, Sở NN&PTNT ban hành Kế hoạch hành động số 262/KH-SNN, ngày 15/4/2024 về đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản năm 2024.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục