Kinh tế tuần hoàn được xem là giải pháp trọng tâm để đổi mới mô hình tăng trưởng bền vững, góp phần thực hiện các cam kết phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050.

Kinh tế tuần hoàn là biến rác thải của ngành này thành nguồn tài nguyên của ngành khác. Đây là một khái niệm tương đối mới, nhưng đang trở thành xu hướng, được xem là giải pháp trọng tâm để đổi mới mô hình tăng trưởng bền vững, góp phần thực hiện các cam kết phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050. Vậy làm như thế nào để xây dựng Kế hoạch hành động quốc gia thực hiện kinh tế tuần hoàn? Đây là chủ để Diễn đàn kinh tế tuần hoàn VIệt Nam 2023 diễn ra sáng nay (16/11).

Mô hình VAC (vườn - ao - chuồng) trong nông nghiệp được xem là mô hình kinh doanh theo hướng tuần hoàn đơn giản, sơ khai với người nông dân Việt Nam. Tuy nhiên trong bối cảnh hiện nay, mô hình phát triển tuần hoàn cần phải được ứng dụng sâu rộng hơn, đặc biệt trong vấn đề xử lý, tái chế rác thải nhựa; cũng như trong nhiều lĩnh vực như công nghiệp gồm sản xuất chế tạo, năng lượng, xây dựng…, hay dịch vụ gồm vận chuyển kho bãi, du lịch.

Trên thực tế, Dự thảo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch hành động quốc gia thực hiện kinh tế tuần hoàn đến năm 2030 đang lấy ý kiến hoàn thiện. Nếu được thông qua vào cuối năm nay, Việt Nam sẽ trở thành quốc gia đầu tiên trong khu vực ASEAN thiết lập một khung thể chế, pháp luật toàn diện cho kinh tế tuần hoàn. Do vậy diễn đàn hôm nay là cơ hội để trao đổi, thảo luận về cách tiếp cận phù hợp và cơ chế tài chính để thúc đẩy kinh tế tuần hoàn.


Ước tính Việt Nam lãng phí gần 3 tỷ USD mỗi năm vì không tái chế hết rác thải nhựa từ sinh hoạt. (Ảnh minh họa - Ảnh: Dân trí)

"Yêu cầu của kinh tế tuần hoàn hiện nay trong Kế hoạch hành động quốc gia tập trung 3 trụ cột: trụ cột thứ nhất là theo dòng thải, tập trung ưu tiên là rác thải nhựa; trụ cột thứ hai là theo ngành sản phẩm, cũng ưu tiên các ngành liên quan đến nhựa, đó là sản xuất lương thực thực phẩm; cuối cùng là thực hiện cam kết NDC (đóng góp do quốc gia tự quyết định) tại thỏa thuận Paris 2015 liên quan đến năng lượng, giao thông vận tải, như chuyển từ xe xăng sang xe điện", PGS. TS. Nguyễn Đình Thọ, Viện trưởng Viện Chiến lược, Chính sách Tài Nguyên Môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường, cho biết.

Theo báo cáo của Tổ chức Tài chính quốc tế (IFC) và Ngân hàng Thế giới (WB), ước tính Việt Nam lãng phí gần 3 tỷ USD mỗi năm vì không tái chế hết rác thải nhựa từ sinh hoạt. Còn chất thải hữu cơ ước tính lãng phí hơn 30 tỷ USD mỗi năm khi gần 70% không được tái chế.

Với doanh nghiệp, do phát triển kinh tế tuần hoàn đi liền với đổi mới và áp dụng công nghệ hiện đại, doanh nghiệp phải mua sắm máy móc, thiết bị mới theo tiêu chuẩn tiết kiệm năng lượng hoặc sử dụng nguyên liệu sạch, trong khi đó năng lực tài chính hạn chế. Đây là trở ngại lớn trong quá trình chuyển đổi.

"UNDP đang hỗ trợ Việt Nam tính toán ngân sách dành cho Kế hoạch hành động quốc gia về kinh tế tuần hoàn. Nguồn ngân sách này không chỉ bao gồm ngân sách nhà nước mà cần phải huy động từ các nguồn hỗn hợp như trái phiếu xanh và tài chính xanh và cả nguồn tài chính của khu vực tư nhân", bà Ramla Khalidi, Đại diện thường trú, Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP), cho hay.

Tại diễn đàn, các cơ chế tài chính như thúc đẩy thị trường carbon, huy động sự tham gia của tư nhân trong hoạt động quản lý chất thải cũng được xác định là một trong những nguồn lực quan trọng để thúc đẩy kinh tế tuần hoàn trong thời gian tới.

Theo VTV.VN

Các tin khác


Công bố Quy hoạch tỉnh Bắc Kạn thời kỳ 2021 - 2030 tầm nhìn đến năm 2050

Chiều 30/11, tỉnh Bắc Kạn long trọng tổ chức Hội nghị công bố Quy hoạch tỉnh Bắc Kạn thời kỳ 2021 - 2030 tầm nhìn đến năm 2050. Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà dự và trao Quyết định của Thủ tướng Chính phủ cho tỉnh Bắc Kạn.

Xúc tiến đầu tư, kết nối tiêu thụ sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Tối 29/11, tại sân vận động xã Phong Phú, huyện Tân Lạc, Trung tâm Xúc tiến đầu tư, thương mại và du lịch phối hợp với UBND huyện Tân Lạc tổ chức Chương trình Xúc tiến đầu tư, kết nối tiêu thụ sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Đây là hoạt động thực hiện Tiểu dự án 2 thuộc Dự án 3 của Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tỉnh năm 2023.

Thành phố Hòa Bình thành lập mới 6 hợp tác xã

Xác định tiêu chí số 13 (hình thức sản xuất) là một trong những tiêu chí quan trọng, có vai trò thúc đẩy phát triển KT-XH, làm nền tảng hoàn thành các tiêu chí về thu nhập, tỷ lệ hộ nghèo trong xây dựng nông thôn mới, thời gian qua, TP Hòa Bình tập trung xây dựng, củng cố, nhân rộng mô hình hợp tác xã (HTX) kiểu mới hoạt động hiệu quả.

Dồn sức đưa Thung Nai về đích nông thôn mới

Năm 2023, huyện Cao Phong đề ra mục tiêu: tập trung chỉ đạo, phấn đấu đưa Thung Nai trở thành xã nông thôn mới (NTM). Quyết tâm về đích đúng lộ trình, thời điểm này, cấp ủy, chính quyền và nhân dân trong xã đang dồn sức hoàn thiện các tiêu chí.

Toàn tỉnh có 28 xã đạt nông thôn mới nâng cao

Toàn tỉnh hiện có 73/129 xã đạt chuẩn nông thôn mới (NTM), trong đó có 28 xã đạt chuẩn NTM nâng cao, 1 xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu; có 60 khu dân cư, 174 vườn mẫu; 3 đơn vị hành chính cấp huyện được công nhận đạt chuẩn NTM là: TP Hòa Bình, huyện Lương Sơn và huyện Lạc Thủy.

Ivory Villas & Resort hút khách xuống tiền cuối năm nhờ sở hữu nhiều ưu điểm vượt trội

Sở hữu trọn vẹn những lợi thế của một sản phẩm bất động sản nghỉ dưỡng tại vùng đất còn nhiều dư địa, tiềm năng tăng giá vượt trội trong tương lai, Ivory Villas & Resort là lựa chọn đầu tư hấp dẫn…

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục