Những năm qua, Đảng ủy, UBND xã Hưng Thi (Lạc Thủy) tập trung lãnh đạo nhân dân phát triển kinh tế, đầu tư cơ sở hạ tầng, thực hiện các giải pháp xóa đói, giảm nghèo, nâng cao thu nhập cho người dân. Đến nay, thu nhập bình quân toàn xã đạt 51,1 triệu đồng/ người/năm, tỷ lệ hộ nghèo còn 18%.


Mô hình nuôi ong mật của ông Đỗ Minh Hồng, thôn Tám, xã Hưng Thi (Lạc Thủy) cho thu nhập từ 60 - 70 triệu đồng/năm.

Đồng chí Lương Văn Đông, Chủ tịch UBND xã Hưng Thi cho biết: "Thời gian qua, xã tích cực tuyên truyền, vận động nhân dân đẩy mạnh sản xuất, cải tạo vườn tạp, chuyển đổi các loại cây trồng, vật nuôi theo hướng hiệu quả, bền vững, gắn với tiềm năng, thế mạnh của địa phương. Bên cạnh đó, xã triển khai các chương trình tín dụng, xây dựng và hoàn thiện cơ sở hạ tầng, đường giao thông, công trình thủy lợi nhằm hỗ trợ sản xuất, giảm nghèo, nâng cao thu nhập cho người dân".

Xã Hưng Thi có 10 thôn, xóm, 971 hộ với 3.965 nhân khẩu. Nông - lâm nghiệp chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu kinh tế với các loại cây trồng truyền thống làm chủ lực như: lúa, ngô, sắn, mía... Nhằm đẩy mạnh sản xuất, xã xây dựng các kế hoạch, giải pháp tăng năng suất, sản lượng cây trồng, đưa vào các loại cây trồng có hiệu quả kinh tế cao. Tổ chức các lớp tập huấn, áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, đổi mới phương thức canh tác. Hàng năm, xã vận động người dân cải tạo vườn tạp, nâng cao hiệu quả sử dụng đất. Tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo hướng sản xuất hàng hóa, phát triển 70,5 ha cây ăn quả: cam, bưởi, mít… Toàn xã có 6 trang trại cho thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm. Trên địa bàn có 11 hợp tác xã sản xuất, bao tiêu sản phẩm nông nghiệp, chăn nuôi hoạt động ổn định; câu lạc bộ nuôi ong mật xã Hưng Thi gồm 18 thành viên, nuôi hơn 800 đàn ong, cung cấp ra thị trường mỗi năm trên 11 tấn mật. Trong năm 2023, xã đã hoàn thiện hồ sơ đề nghị UBND tỉnh công nhận 2 sản phẩm OCOP của địa phương là mật ong và tinh dầu sả, hứa hẹn đem lại giá trị cao, nguồn thu nhập cho người dân. 

Thăm mô hình nuôi ong mật của ông Đỗ Minh Hồng, thôn Tám, ông cho biết: "Gia đình tôi nuôi 80 đàn ong, lúc cao điểm có thể tăng số lượng lên 150 đàn. Nguồn thức ăn cho ong từ các loại hoa trong vườn của gia đình như: nhãn, keo, táo. Bình quân mỗi năm gia đình cung cấp cho thị trường trên 1,5 tấn mật, giá bán từ 120.000 - 150.000 đồng/lít, trong đó mật ong nhãn với hương vị đặc biệt, vị ngọt sánh quyện được nhiều người ưa chuộng, bán được giá hơn, đầu ra ổn định, chủ yếu thị trường trong huyện. Mô hình nuôi ong đem lại cho gia đình thu nhập 60 - 70 triệu đồng/năm”.

Xã Hưng Thi có diện tích gieo trồng lúa 61 ha, 102 ha ngô, 180 ha rau màu..., có 3 trang trại cây ăn quả. Đẩy mạnh phát triển chăn nuôi với 877 con trâu, bò, 1.700 con lợn, 26.000 con gia cầm, 754 con dê. Ngoài ra, các cơ sở công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp được khuyến khích mở rộng như: chế biến lâm sản, sản xuất gạch không nung, cơ khí... tạo việc làm cho nhiều lao động nông thôn. Trên địa bàn có 2 công ty thực phẩm, chăn nuôi, tạo việc làm cho gần 300 lao động, tạo nguồn thu cho địa phương. 

Bên cạnh đó, để hỗ trợ bà con phát triển sản xuất, xã triển khai các chương trình tín dụng ưu đãi, chú trọng đầu tư cơ sở hạ tầng, đường giao thông phục vụ sản xuất, vận động nhân dân nạo vét kênh mương, gia cố các tuyến mương, bai. Với phương châm "Nhà nước và Nhân dân cùng làm”, xã xây dựng các công trình hạ tầng cơ sở, cứng hóa đường giao thông nông thôn với tổng kinh phí 9,7 tỷ đồng. Trong đó, người dân đóng góp ngày công, tham gia phát quang, nạo vét nhiều tuyến kênh mương, sửa chữa cầu, cống tạo thuận lợi cho việc đi lại, đem lại diện mạo nông thôn mới cho địa phương. Tổng dư nợ từ Ngân hàng Chính sách xã hội trên 29,3 tỷ đồng, Ngân hàng NN&PTNT trên 12,3 tỷ đồng. Qua đó góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất, cải thiện thu nhập, đời sống cho người dân. 

Hoàng Anh


Các tin khác


Khách sạn đầu tiên của tỉnh Hoà Bình được công nhận tiêu chuẩn 4 sao

Cục Du lịch quốc gia Việt Nam - Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch (VH,TT&DL) vừa ban hành Quyết định số 307/QĐ-CDLQGVN về việc công nhận hạng cơ sở lưu trú du lịch đối với khách sạn Sakura (tổ 5, phường Tân Thịnh, TP Hoà Bình). Theo đó, trên cơ sở căn cứ tiêu chuẩn quốc gia TCVN 4391:2015, Cục Du lịch quốc gia Việt Nam công nhận khách sạn Sakura đạt tiêu chuẩn 4 sao trong 5 năm, kể từ tháng 4/2024.

Thành phố Hòa Bình tháo gỡ vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ giải ngân

Là trung tâm kinh tế - xã hội của tỉnh, nhu cầu về nguồn lực đầu tư kết cấu hạ tầng lớn, với nhiều dự án, công trình trọng điểm được triển khai, thời gian qua, Thành ủy, UBND thành phố Hòa Bình đã tập trung chỉ đạo các giải pháp đẩy nhanh tiến độ giải ngân nguồn vốn, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

Tích cực hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất

Thực hiện Đề án số 01-ĐA/TU, ngày 6/8/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về "Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với Hội Nông dân các cấp trong xây dựng tổ chức Hội vững mạnh, tham gia hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất, tiêu thụ sản phẩm góp phần xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025", huyện Lạc Thủy quan tâm đầu tư, hỗ trợ kinh phí để nông dân phát triển sản xuất, tiêu thụ sản phẩm.

Thủ tướng chủ trì Hội nghị về phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn

Chiều 24/4, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị về phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn.

Huyện Lạc Sơn: Vượt khó thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội

Phát huy những kết quả đã đạt được trong năm 2023, ngay từ quý I/2024, huyện Lạc Sơn tiếp tục nỗ lực vượt khó, quyết tâm thực hiện đạt và vượt các chỉ tiêu kinh tế - xã hội (KT-XH) quan trọng.

Huyện Tân Lạc: Tỷ lệ tưới, tiêu chủ động đạt 80% diện tích canh tác

Theo báo cáo của UBND huyện Tân Lạc, trong giai đoạn 2021 - 2023, huyện đã ưu tiên đầu tư, nâng cấp sửa chữa, xây dựng mới nhiều công trình hạ tầng thủy lợi, giao thông nội đồng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục