Đây là lần tăng giá điện thứ 2 Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) trong năm nay.
Tập đoàn Điện lực Việt Nam đã có quyết về việc điều chỉnh mức giá bán lẻ điện bình quân, theo đó giá bán lẻ điện bình quân là 2006,79 đồng/kWh (chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng) từ ngày hôm nay (9/11). Theo EVN, mức điều chỉnh này tương đương mức tăng 4,5% so với giá điện bán lẻ bình quân hiện hành.
Như vậy đây là lần thứ hai trong năm giá điện được điều chỉnh. Lần gần nhất là vào tháng 5 khi tăng 3%.
Biểu giá bán lẻ điện sinh hoạt sau tăng giá ngày 9/11
Đánh giá về tăng giá điện lần này, EVN cho biết về cơ bản, việc điều chỉnh giá điện lần này sẽ bảo đảm các hộ nghèo, các gia đình chính sách bị ảnh hưởng ở mức không đáng kể.
Theo số liệu thống kê, năm 2022 cả nước có trên 1,27 triệu hộ nghèo, hộ chính sách xã hội được hỗ trợ tiền điện theo chủ trương của Chính phủ. Các hộ nghèo, hộ chính sách xã hội tiếp tục được hỗ trợ theo quy định tại Quyết định số 28 của Thủ tướng Chính phủ. Trong đó, hộ nghèo được hỗ trợ với mức hỗ trợ hàng tháng tương đương số lượng điện sử dụng 30kWh/hộ/tháng. Hộ chính sách xã hội có lượng điện sử dụng không quá 50 kWh/tháng được hỗ trợ với mức hỗ trợ hàng tháng tương đương số lượng điện sử dụng 30kWh/hộ/tháng.
Các nhóm khách hàng phải trả thêm bao nhiêu tiền?
Theo tính toán của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), giá điện bình quân sau khi điều chỉnh sẽ tác động đến từng nhóm khách hàng.
Cụ thể, khách hàng kinh doanh dịch vụ có 547.000 khách hàng, sau khi thay đổi giá trung bình mỗi tháng sẽ trả thêm tiền điện là 230.000 đồng/ tháng.
Khách hàng sản xuất (có 1,909 triệu khách hàng), sau khi thay đổi giá trung bình mỗi tháng sẽ trả thêm tiền điện là 432.000 đồng/tháng.
Khách hàng hành chính sự nghiệp (có 681.000 khách hàng), sau khi thay đổi giá trung bình mỗi tháng sẽ trả thêm tiền điện là 90.000 đồng/tháng.
Theo VTV.VN
Trong 10 tháng năm 2023, đã có 22.398 lượt hộ nghèo, cận nghèo và các đối tượng chính sách trên địa bàn tỉnh được vay vốn ưu đãi của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH). Từ đầu năm đến nay, toàn chi nhánh đã thực hiện giải ngân đối với 13 chương trình tín dụng, doanh số cho vay đạt hơn 888,6 tỷ đồng. Hiện, tổng dư nợ tín dụng chính sách trên địa bàn tỉnh đạt 4.553,5 tỷ đồng/125.890 khách hàng còn dư nợ.
Theo Chi nhánh NHCSXH tỉnh, thực hiện chương trình cho vay hộ sản xuất, kinh doanh (SXKD) vùng khó khăn theo Quyết định số 31/2007/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, từ đầu năm đến nay, đơn vị đã giải ngân 92,7 tỷ đồng cho 1.953 lượt hộ được vay vốn. Đến nay, tổng dư nợ chương trình tín dụng này đạt hơn 685 tỷ đồng, với hơn 17,2 nghìn khách hàng còn dư nợ.
Nhằm đáp ứng nhu cầu vốn tăng cao dịp cuối năm dành cho sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng của doanh nghiệp, người dân, nhiều ngân hàng đã tiếp tục giảm lãi suất cho vay.
Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, 10 tháng qua, Việt Nam xuất siêu lập kỷ lục 24,6 tỷ USD, cao gấp 2,6 lần so với cùng kỳ năm trước.
Trong tháng 10/2023, toàn hệ thống của Tổng công ty Thép Việt Nam (VNSTEEL) đạt sản lượng bán hàng hơn 212.000 tấn, tiêu thụ giảm 21% so với tháng trước và tăng 17% so với cùng kỳ năm 2022.
Ngày 14/11, UBND tỉnh tổ chức hội nghị triển khai kế hoạch sản xuất vụ đông xuân 2023 - 2024. Đồng chí Đinh Công Sứ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì hội nghị.