Các doanh nghiệp, hợp tác xã ký kết hợp đồng tiêu thụ sản phẩm tại hội nghị.
Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có 512 HTX thu hút trên 17 nghìn thành viên, trên 31 nghìn lao động. Đối với lĩnh vực nông nghiệp, toàn tỉnh có 80 sản phẩm của 69 HTX được công nhận sản phẩm OCOP 3 sao, 4 sao; 32% số sản phẩm đạt chứng nhận Vietgap, GlobalGap, đủ điều kiện an toàn thực phẩm, hữu cơ. Toàn tỉnh có 118 HTX lĩnh vực phi nông nghiệp các lĩnh vực cơ khí, dệt may, đan lát… Doanh thu bình quân ước đạt 2,4 tỷ đồng/HTX/năm, lợi nhuận bình quân đạt 270 triệu đồng/HTX, thu nhập bình quân người lao động thường xuyên đạt 4,4 triệu đồng.
Trong năm qua, các sở, ngành địa phương tích cực hỗ trợ các đơn vị tham gia hội chợ, triển lãm, hội nghị kết nối cung cầu, tuần lễ giới thiệu các mặt hàng nông sản, sản phẩm chế biến tại tỉnh, thành trong nước. Các hình thức triển khai chương trình xúc tiến thương mại được cải tiến với nhiều hình thức đa dạng; ngoài hội chợ triển lãm, các hoạt động thông tin thương mại, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, kết nối cung cầu, giới thiệu doanh nghiệp tham gia vào các chuỗi bán hàng tại các thị trường lớn được chú trọng đẩy mạnh. Bên cạnh đó, phối hợp với 3 sàn thương mại điện tử để hỗ trợ các doanh nghiệp tiêu thu nông sản.
Tại hội nghị, các doanh nghiệp, HTX đã trao đổi những giải pháp, cách thức triển khai để kết nối thụ sản phẩm giữa các doanh nghiệp, HTX trên địa bàn. Đồng thời, kiến nghị tỉnh sớm xây dựng các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp, phân công đầu mối phối hợp, đào tạo chuyển giao công nghệ cho nông dân, tổ hợp tác; xây dựng cơ sở hạ tầng nông nghiệp, thực hiện chiến lược tiếp thị và quảng bá sản phẩm nông nghiệp; hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn ưu đãi… Các ý kiến, kiến nghị của doanh nghiệp, HTX được đại diện các sở, ngành giải đáp thẳng thắn, kịp thời.
Kết thúc hội nghị, các doanh nghiệp, HTX đã ký kết hợp đồng tiêu thụ sản phẩm.
Đ.H
Các tỉnh, thành phố ở Đông Nam Bộ luôn có sức hấp dẫn lớn, thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài.