Sự hoạt động hiệu quả của mạng lưới Tổ tiết kiệm và vay vốn (TK&VV) ở các thôn, xóm là yếu tố quan trọng để chuyển tải kịp thời, hiệu quả vốn vay ưu đãi từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) đến với hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách khác trên địa bàn tỉnh.
Bà Bùi Thị Niên (thứ hai từ phải sang), Tổ trưởng Tổ tiết kiệm và vay vốn xóm Ong Man, xã Chí Đạo (Lạc Sơn) cùng các tổ chức nhận ủy thác vốn tuyên truyền về chính sách tín dụng mới đến người dân.
Bà Bùi Thị Niên làm Tổ trưởng Tổ TK&VV xóm Ong Man, xã Chí Đạo (Lạc Sơn) đã trên chục năm. Tổ do bà quản lý có dư nợ hơn 1,5 tỷ đồng, với trên 40 hộ dân vay vốn. Bà Niên chia sẻ: Trước đây đời sống người dân trong xóm còn nhiều khó khăn nhưng nhờ được vay vốn chính sách nên tỷ lệ hộ nghèo ngày càng giảm. Đặc biệt có những hộ không chỉ thoát nghèo mà còn vươn lên làm giàu nhờ sử dụng vốn vay hiệu quả. Đó là động lực để bà Niên gắn bó với công việc không chuyên này.
"Những năm gần đây, NHCSXH mở rộng đối tượng vay và triển khai đa dạng các chương trình tín dụng nên cơ bản đáp ứng tốt được nhu cầu vay vốn của người dân. Chứng kiến nhiều hộ sau khi vay vốn đã thay đổi cuộc sống từng ngày, tôi hiểu rõ vai trò, trách nhiệm của mình phải làm sao để người dân được tiếp cận vốn vay thuận tiện nhất. Do đó, bản thân tôi luôn sâu sát với bà con, cũng như tham gia giao ban đầy đủ để nắm bắt các thông tin mới, rồi triển khai kịp thời đến các tổ viên”, bà Niên chia sẻ.
Cũng đã có thời gian gắn bó với công tác tín dụng chính sách khá dài, bà Nguyễn Thị Hằng, Tổ trưởng Tổ TK&VV xóm Liên Hồng, xã Khoan Dụ (Lạc Thủy) đã có nhiều đóng góp quan trọng trong sự đổi thay của quê hương. Liên Hồng của hơn chục năm về trước là xóm còn nhiều khó khăn, nhưng đến nay số hộ nghèo của xóm chỉ còn đếm trên đầu ngón tay. Bà Hồng chia sẻ: Thời điểm khó khăn trước đây, nhờ được vay vốn của NHCSXH mà bà con đã phát triển chăn nuôi trâu, bò, lợn, gà và trồng rừng. Dần dần cuộc sống ổn định, hiện nay nhiều hộ đã chuyển sang làm dịch vụ. Kinh tế khá rồi nên đối tượng thụ hưởng nguồn vốn này cũng giảm dần nhưng hiện nay, NHCSXH triển khai thêm các chương trình tín dụng mới nên nhiều hộ vẫn tiếp tục được vay vốn, nhất là vốn giải quyết việc làm. Với trách nhiệm là Tổ trưởng Tổ TK&VV, tôi đã triển khai kịp thời các chương trình tín dụng mới, hướng dẫn tổ viên làm thủ tục vay vốn để được giải ngân sớm nhất, phục vụ sản xuất, kinh doanh.
Không những làm tốt khâu "chuyển vốn”, bà Niên, bà Hằng và hàng nghìn Tổ trưởng Tổ TK&VV khác còn giữ vai trò quan trọng trong việc thu lãi, thu nợ. Theo đồng chí Nguyễn Minh Hưng, Giám đốc Chi nhánh NHCSXH tỉnh, Tổ TK&VV có vai trò hết sức quan trọng, là "cánh tay nối dài" của NHCSXH trong thực hiện tín dụng chính sách. Những năm qua, chi nhánh luôn quan tâm, củng cố, kiện toàn nâng cao chất lượng hoạt động của các tổ TK&VV trên địa bàn tỉnh. Hiện nay, toàn tỉnh có 2.517 Tổ TK&VV, trong đó, có 2.453 tổ xếp loại tốt, 46 tổ khá, 18 tổ trung bình và không có tổ yếu. Từ đầu năm đến nay, với sự hoạt động hiệu quả của mạng lưới Tổ TK&VV đã truyền tải kịp thời vốn chính sách đến với hộ nghèo và các đối tượng chính sách. Đồng thời tiếp tục củng cố, nâng cao chất lượng tín dụng chính sách trên địa bàn tỉnh.
P.V
Tính đến hết tháng 11/2023, toàn tỉnh có 73/129 xã đạt chuẩn nông thôn mới (NTM), đạt 56,6%, trong đó có 28 xã NTM nâng cao; 1 xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu; 60 khu dân cư kiểu mẫu, 174 vườn mẫu. Bình quân tiêu chí NTM toàn tỉnh đạt 16 tiêu chí/xã. Có 3 địa phương đã hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM là: TP Hòa Bình và 2 huyện Lương Sơn, Lạc Thủy. Hiện nay, các địa phương tiếp tục duy trì và nâng cao các tiêu chí NTM.
Những năm qua, kinh tế tập thể (KTTT) mà nòng cốt là các hợp tác xã (HTX) đã từng bước khẳng định vị trí, vai trò quan trọng, tạo nền tảng thúc đẩy quá trình xây dựng nông thôn mới (NTM) trên địa bàn.
Năm 2023, Trung tâm Khuyến công và Tư vấn phát triển công nghiệp (KC&TVPTCN), Sở Công Thương đã triển khai nhiều chương trình thiết thực, hiệu quả, không chỉ tiếp sức, tạo động lực cho các doanh nghiệp (DN), cơ sở công nghiệp nông thôn (CNNT) trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh, tạo việc làm… mà còn đóng góp mạnh mẽ vào sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa của địa phương.
Việt Nam hiện đang tham gia 19 hiệp định thương mại tự do song phương và đa phương; trong đó có 16 hiệp định đã ký kết chính thức và 3 hiệp định đang tiến hành đàm phán. Đây là thuận lợi lớn cho ngành nông nghiệp đẩy mạnh xuất khẩu các mặt hàng nông, lâm, thủy sản. Tuy nhiên điều này cũng đặt ra thách thức trong tuân thủ cam kết bắt buộc áp dụng cùng các quy định về biện pháp kiểm dịch động thực vật (SPS) khi xuất khẩu hàng hóa.
Lãi suất huy động vẫn tiếp tục giảm ở nhiều ngân hàng. Thấp nhất toàn hệ thống được ghi nhận tại Vietcombank.
Chiều 12/12, đồng chí Bùi Văn Khánh, Phó Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì họp trực tuyến UBND tỉnh thường kỳ với các huyện, thành phố nghe báo cáo tình hình KT-XH tháng 12 và xem xét cho ý kiến vào dự thảo các văn kiện trình Ban Thường vụ Tỉnh uỷ, văn bản quy phạm thuộc thẩm quyền ban hành của UBND tỉnh và các nội dung khác phục vụ công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành của UBND tỉnh.