Những ngày này, nông dân trồng bưởi ở huyện Tân Lạc tất bật chuẩn bị thu hoạch, đưa ra thị trường những quả bưởi đẹp mã, chất lượng, phục vụ nhu cầu của người dân trong dịp Tết Nguyên đán 2024.
Người dân xóm Tân Hương, xã Thanh Hối (Tân Lạc) chuẩn bị cho vụ bưởi Tết Giáp Thìn 2024.
Trên địa bàn huyện Tân Lạc hiện duy trì 1.108ha bưởi, trong đó có 885ha bưởi đỏ, 67ha bưởi da xanh, 134ha bưởi Diễn. Toàn huyện có 11 hợp tác xã (HTX) và 5 tổ hợp tác hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh bưởi; có 240ha bưởi được chứng nhận sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP, hữu cơ; 1 cơ sở sơ chế, đóng gói của HTX sản xuất, chế biến và tiêu thụ bưởi đỏ Tân Lạc; 3 sản phẩm OCOP đạt tiêu chuẩn 3 sao (bưởi đỏ Sơn Hoa, bưởi đỏ Giang Lộc, bưởi hữu cơ Tân Đông). Huyện có 6 cơ sở được cấp mã vùng trồng xuất khẩu sang thị trường EU, tổng diện tích 153ha; 2 cơ sở được cấp mã vùng trồng xuất khẩu sang thị trường New Zealand, diện tích 46,8ha. Sản lượng bưởi hàng năm đạt trên 17.000 tấn; giá trị trung bình đạt khoảng 190 triệu đồng/ha. Hiện, một số diện tích trồng bưởi tại các xã: Thanh Hối, Đông Lai, Tử Nê có giá trị thu nhập cao, đạt khoảng 380 - 415 triệu đồng/ha. Tết năm nay bà con xã Thanh Hối nói riêng, nhân dân huyện Tân Lạc nói chung phấn khởi vì đã có 13.400 quả bưởi được xuất khẩu sang thị trường Anh quốc (năm 2022 là 5.400 quả; năm 2023 là 8.000 quả), đạt khoảng 13,5 tấn, mang lại nguồn thu nhập cao và đầu ra cho sản phẩm.
Đồng chí Bùi Văn Thao, Phó Chủ tịch UBND xã Thanh Hối cho biết: "Nhiều năm trước, cây bưởi đỏ và bưởi da xanh đã được một số hộ trong xã trồng ở quy mô nhỏ. Với thổ nhưỡng phù hợp, cây phát triển tốt, mang lại hiệu quả kinh tế cao nên diện tích trồng bưởi trên địa bàn ngày càng được mở rộng. Để đảm bảo cho vụ bưởi Tết năm nay đạt chất lượng, mẫu mã đẹp, nông dân chú trọng thực hiện quy trình chăm sóc, bảo quản quả bưởi”.
Hộ ông Dương Tất Tính, tổ trưởng tổ hợp tác trồng bưởi xóm Tân Hương là một trong những hộ trồng nhiều bưởi của xã Thanh Hối, ông cũng là một trong những người trồng bưởi đầu tiên và giỏi nhất ở xã. Ông Tính đưa chúng tôi tham quan vườn bưởi diện tích 4.600m2, trồng hơn 200 gốc bưởi, cây nào cây nấy lúc lỉu quả. Ông Tính chia sẻ: "Năm nay thời tiết thuận lợi nên sản lượng bưởi đạt cao hơn so với mọi năm, tuy nhiên thời điểm hiện tại giá lại thấp hơn. Vụ bưởi Tết năm nay, gia đình ước cung cấp cho thị trường trên 20 nghìn quả. Hàng ngày vẫn có tiểu thương từ các huyện lân cận đến lấy bưởi tại vườn với giá 8.000 - 10.000 đồng/quả tùy loại”.
Thời gian qua, HTX dịch vụ tổng hợp và phát triển nông thôn Bình Minh, xã Thanh Hối đã giúp các thành viên và nhiều nông hộ ở địa phương thoát nghèo, tạo nguồn thu nhập ổn định từ canh tác bưởi đỏ Tân Lạc. Chị Nguyễn Thị Oanh, Giám đốc HTX cho biết: "Giá bưởi dịp Tết Nguyên đán năm nay sẽ không tăng nhiều. Vì đến thời điểm này, thị trường thu mua bưởi trang trí ngày Tết đã sôi động, nhiều tiểu thương tìm đến các vườn khảo sát sản lượng và đặt vấn đề thu mua bưởi Tết, nhưng giá vẫn giữ mức như ngày thường, hoặc nhích lên 1 - 2 giá nếu chọn hái vào cận Tết. Mặc dù giá không tăng cao nhưng người trồng bưởi Thanh Hối vẫn rất vui, vì hầu hết các vườn đã có người đặt hàng bao tiêu sản phẩm”.
Một vụ bưởi Tết bắt đầu với nhiều hy vọng, bưởi được trồng trên đất Thanh Hối có vị thơm ngon, nhưng hiện nay, cây trồng này đang phát triển nở rộ ở nhiều địa phương trong huyện. Thời gian tới, huyện Tân Lạc có chủ trương không mở rộng thêm diện tích mà duy trì diện tích bưởi hiện có để đầu tư, thâm canh, áp dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến, tiến tới thay thế diện tích bưởi thoái hóa, chất lượng kém. Ngoài ra, định hướng hộ trồng bưởi liên kết từ sản xuất đến tiêu thụ, xây dựng nhãn hiệu sản phẩm, đảm bảo ổn định, tránh tình trạng mất mùa được giá, để những mùa Xuân trên vùng chuyên canh bưởi của huyện càng thêm no ấm, đủ đầy.
Quyên Anh
(Trung tâm VH-TT&TT huyện Tân Lạc)
Khai thác điều kiện tự nhiên đồi rừng, khí hậu mát mẻ, ôn hòa, những năm qua, nghề nuôi ong tại xã Yên Bồng (Lạc Thủy) ngày càng phát triển, mang lại hiệu quả kinh tế. Sản phẩm mật ong xã Yên Bồng có chất lượng cao, được thị trường đón nhận, là bạn hàng của nhiều đối tác trong vào ngoài tỉnh. Qua đó, nghề nuôi ong mật trở thành nguồn thu nhập chính của nhiều gia đình.
Sáng 12/1, đoàn công tác của UBND tỉnh do đồng chí Đinh Công Sứ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh làm trưởng đoàn đã kiểm tra tiến độ triển khai thực hiện các khu tái định cư (TĐC) dự án hồ chứa nước Cánh Tạng.
Nhằm khuyến khích phụ nữ hỗ trợ nhau phát triển kinh tế, thành lập các mô hình kinh tế tập thể do phụ nữ làm chủ, Hội LHPN huyện Lạc Sơn đã chủ động huy động nguồn lực, từ đó đồng hành, hỗ trợ thành lập nhiều mô hình kinh tế tập thể do phụ nữ quản lý phát huy hiệu quả tích cực.
Theo Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh, đến hết năm 2023, tổng số cơ sở nằm trong khu vực không được phép chăn nuôi (theo Nghị quyết số 70/2021/NQ-HĐND, ngày 09/12/2021 của Hội đồng nhân dân tỉnh Quy định khu vực không được phép chăn nuôi và chính sách hỗ trợ di dời cơ sở chăn nuôi ra khỏi khu vực không được phép chăn nuôi) của các huyện: Đà Bắc, Cao Phong, Kim Bôi, Tân Lạc, Lạc Sơn, Yên Thủy và Mai Châu là 5.364 cơ sở. Còn các huyện: Lương Sơn, Lạc Thủy và thành phố Hòa Bình chưa tổng hợp được số cơ sở chăn nuôi có diện tích dưới 50 m2.
Năm 2023, Quỹ Hỗ trợ nông dân tỉnh phối hợp với Hội Nông dân các huyện, thành phố tổ chức giải ngân 19,195 tỷ đồng vốn vay Quỹ Hỗ trợ nông dân. Tăng trưởng nguồn Quỹ Hỗ trợ nông dân là 8,248 tỷ đồng, nâng tổng số quỹ lên 54,288 tỷ đồng.
Vụ Dự báo Thống kê (Ngân hàng Nhà nước Việt Nam) vừa công bố báo cáo kết quả của Cuộc điều tra xu hướng kinh doanh quý I/2024, theo đó dự báo, mặt bằng lãi suất sẽ giảm nhẹ trong năm 2024.