Năm 2023, ngành NN&PTNT tỉnh Hòa Bình đã nỗ lực thực hiện nhiều giải pháp, đồng hành cùng nông dân trong phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, liên kết tiêu thụ, chế biến nông sản. Đồng thời, ngành tiếp tục bứt phá, tập trung nâng cao giá trị sản xuất, hướng đến nền nông nghiệp hữu cơ, bền vững, khẳng định vai trò là ngành trụ đỡ của nền kinh tế.



Sản phẩm OCOP măng chua thái sẵn của Công ty CP Kim Bôi, thị trấn Ba Hàng Đồi (Lạc Thủy) được đánh giá là sản phẩm tiềm năng 5 sao tại hội nghị đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP cấp tỉnh năm 2023.

Liên tiếp những chuyến hàng xuất khẩu nông sản trong năm 2023 đã góp phần hoàn thành mục tiêu ngành NN&PTNT tỉnh đặt ra: tăng 10% giá trị xuất khẩu nông sản so với năm 2022. Tính đến hết tháng 12/2023, tổng giá trị xuất khẩu nông, lâm sản của tỉnh đạt 978,45 tỷ đồng, trong đó, giá trị xuất khẩu nông sản đạt 615,74 tỷ đồng. Một số nông sản đã vươn tới những thị trường khó tính như: Bưởi Diễn Lương Sơn xuất khẩu sang Hoa Kỳ; tinh bột nghệ, trà chanh đào mật ong, bưởi Diễn Yên Thủy xuất khẩu sang Anh; các sản phẩm măng sơ chế, chế biến xuất khẩu sang Nhật Bản, Hàn Quốc, Hà Lan...

Đồng chí Nguyễn Thị Minh, Trưởng phòng NN&PTNT huyện Lương Sơn cho biết: Với "tấm vé thông hành” đã được cấp là chứng nhận nhãn hiệu "Bưởi Lương Sơn”, mã số vùng trồng nội địa và xuất khẩu, mã cơ sở đóng gói, sản phẩm bưởi Diễn Lương Sơn đã đặt chân đến thị trường Hoa Kỳ - một trong những thị trường có yêu cầu nghiêm ngặt về chất lượng an toàn thực phẩm và kiểm dịch thực vật. Đây là tín hiệu tích cực, tạo động lực cho các hợp tác xã, hộ trồng bưởi trên địa bàn huyện tiếp tục nỗ lực cải tiến chất lượng, nâng cao năng suất sản phẩm, góp phần xây dựng thương hiệu nông sản đặc trưng của huyện, của tỉnh trong thời gian tới.

Cùng với những dấu mốc quan trọng trong xuất khẩu nông sản, năm 2023, tốc độ tăng trưởng GRDP ngành nông, lâm, thủy sản đạt 4,35%; tổng giá trị sản xuất theo giá so sánh đạt khoảng 12,99 nghìn tỷ đồng, tăng 4,29% so với cùng kỳ. Công tác quản lý chất lượng, an toàn nông, lâm, thủy sản; quản lý chất lượng vật tư nông nghiệp và xúc tiến tiêu thụ, xuất khẩu nông sản được quan tâm, thực hiện hiệu quả. Toàn tỉnh hiện có 158 sản phẩm OCOP 3 - 4 sao, trong đó có 7 sản phẩm OCOP đã được xuất khẩu. Giá trị sản xuất trồng trọt theo giá so sánh ước cả năm đạt 7,27 nghìn tỷ đồng, tăng 2,63% so với cùng kỳ. Giá trị thu nhập trên diện tích canh tác trồng trọt ước đạt 180 - 185 triệu đồng/ha, tăng từ 25 - 30 triệu đồng/ha so với năm 2022; riêng nhóm cây trồng chủ lực đạt 250 triệu đồng/ha. Các địa phương trong tỉnh đã chuyển đất trồng lúa kém hiệu quả sang cây trồng khác trên 2.500ha. Các mô hình liên kết sản xuất, chuỗi giá trị trong trồng trọt có hiệu quả kinh tế cao tiếp tục được duy trì và phát triển. Năm 2023, toàn tỉnh trồng rừng tập trung được trên 8.166/5.530ha, đạt 147,67% kế hoạch; tỷ lệ che phủ rừng duy trì ổn định trên 51,5%. Đàn gia súc, gia cầm trên 9,5 triệu con, trong đó, đàn trâu 114.200 con, đàn bò 89.140 con, bằng 102,26% so với cùng kỳ; gia cầm 8.610 nghìn con, bằng 103,09% so với cùng kỳ...

Các đợt mưa lớn kèm dông lốc, mưa lũ, rét đậm, rét hại xảy ra trên địa bàn tỉnh trong năm qua gây thiệt hại về tài sản, công trình, người và nhà ở... khoảng trên 129 tỷ đồng. Dưới sự chỉ đạo, đôn đốc của Sở NN&PTNT, các địa phương xảy ra thiệt hại chủ động triển khai các biện pháp ứng phó với mưa bão, thực hiện tiêu thoát úng cho hoa màu, khắc phục tạm thời những vị trí sạt lở nhằm đảm bảo an toàn cho người và tài sản... Hệ thống thủy lợi phủ rộng khắp các xã, đảm bảo cấp nước tưới phục vụ sản xuất. Trong năm có 2.169km kênh mương được kiên cố hóa. Công tác chỉ đạo tích nước ở các hồ, đập, tu sửa kênh mương nội đồng được các địa phương chú trọng, nguồn nước sản xuất được đảm bảo.

Trải qua một năm với nhiều khó khăn, thách thức do tác động của suy thoái kinh tế, xung đột chính trị tại một số nước trên thế giới, thiên tai, dịch bệnh, nhưng ngành Nông nghiệp tỉnh vẫn đảm bảo được an ninh lương thực, khẳng định vai trò là trụ đỡ của nền kinh tế. Một số nhiệm vụ trọng tâm, có tính đột phá hoàn thành trước hạn và hoàn thành vượt mức kế hoạch.

Đồng chí Nguyễn Huy Nhuận, Giám đốc Sở NN&PTNT cho biết: Năm 2024, ngành NN&PTNT phấn đấu tốc độ tăng trưởng đạt 4,5%; giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản đạt 13,5 nghìn tỷ đồng; có thêm 6 xã về đích nông thôn mới; 16 sản phẩm OCOP được chuẩn hóa từ 3 sao trở lên... Thực hiện mục tiêu này, ngành tích cực xây dựng, phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, công nghệ sinh học, tăng quy mô sản xuất nông nghiệp sạch, nông nghiệp hữu cơ. Thúc đẩy phát triển công nghiệp chế biến nông, lâm, thủy sản để vừa nâng cao hiệu quả sản xuất, vừa tiêu thụ kịp thời nông sản cho nông dân, đa dạng hóa sản phẩm cho người tiêu dùng. Đồng thời thu hút các nguồn lực, đặc biệt là doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp theo hướng liên kết chuỗi nhằm nâng cao giá trị cạnh tranh và tạo đầu ra ổn định cho sản phẩm...

Thu Hằng

Các tin khác


Điểm tựa vững chắc của nhà nông

Với cách quản lý và sử dụng hiệu quả nguồn vốn của các cấp Hội Nông dân (HND) và hội viên, những năm qua, Quỹ Hỗ trợ nông dân (HTND) đã trở thành một trong những nguồn tín dụng giúp nông dân phát triển sản xuất - kinh doanh (SXKD), đem lại hiệu quả thiết thực, trở thành điểm tựa vững chắc góp phần giảm nghèo, phát triển KT-XH ở các địa phương. Từ nguồn vốn vay này, nhiều hội viên nông dân (HVND) đã giải quyết được khó khăn, từng bước nâng cao quy mô sản xuất, phát triển ngành nghề và các hình thức kinh tế tập thể ở nông thôn...

Nghề nuôi ong mật ở xã Yên Bồng

Khai thác điều kiện tự nhiên đồi rừng, khí hậu mát mẻ, ôn hòa, những năm qua, nghề nuôi ong tại xã Yên Bồng (Lạc Thủy) ngày càng phát triển, mang lại hiệu quả kinh tế. Sản phẩm mật ong xã Yên Bồng có chất lượng cao, được thị trường đón nhận, là bạn hàng của nhiều đối tác trong vào ngoài tỉnh. Qua đó, nghề nuôi ong mật trở thành nguồn thu nhập chính của nhiều gia đình.

Kiểm tra tiến độ các điểm tái định cư dự án hồ chứa nước Cánh Tạng

Sáng 12/1, đoàn công tác của UBND tỉnh do đồng chí Đinh Công Sứ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh làm trưởng đoàn đã kiểm tra tiến độ triển khai thực hiện các khu tái định cư (TĐC) dự án hồ chứa nước Cánh Tạng. 

Hội liên hiệp phụ nữ huyện Lạc Sơn: Huy động nguồn lực hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế

Nhằm khuyến khích phụ nữ hỗ trợ nhau phát triển kinh tế, thành lập các mô hình kinh tế tập thể do phụ nữ làm chủ, Hội LHPN huyện Lạc Sơn đã chủ động huy động nguồn lực, từ đó đồng hành, hỗ trợ thành lập nhiều mô hình kinh tế tập thể do phụ nữ quản lý phát huy hiệu quả tích cực.

Trên 5,3 nghìn cơ sở nằm trong khu vực không được phép chăn nuôi

Theo Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh, đến hết năm 2023, tổng số cơ sở nằm trong khu vực không được phép chăn nuôi (theo Nghị quyết số 70/2021/NQ-HĐND, ngày 09/12/2021 của Hội đồng nhân dân tỉnh Quy định khu vực không được phép chăn nuôi và chính sách hỗ trợ di dời cơ sở chăn nuôi ra khỏi khu vực không được phép chăn nuôi) của các huyện: Đà Bắc, Cao Phong, Kim Bôi, Tân Lạc, Lạc Sơn, Yên Thủy và Mai Châu là 5.364 cơ sở. Còn các huyện: Lương Sơn, Lạc Thủy và thành phố Hòa Bình chưa tổng hợp được số cơ sở chăn nuôi có diện tích dưới 50 m2.

Giải ngân gần 19,2 tỷ đồng Quỹ Hỗ trợ nông dân

Năm 2023, Quỹ Hỗ trợ nông dân tỉnh phối hợp với Hội Nông dân các huyện, thành phố tổ chức giải ngân 19,195 tỷ đồng vốn vay Quỹ Hỗ trợ nông dân. Tăng trưởng nguồn Quỹ Hỗ trợ nông dân là 8,248 tỷ đồng, nâng tổng số quỹ lên 54,288 tỷ đồng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục