Vệ sinh an toàn thực phẩm đã và đang là vấn đề nhức nhối, ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng. Trước thực trạng đó, huyện Kim Bôi chú trọng phát triển sản xuất rau an toàn – tạo tiền đề cho một nền nông nghiệp sạch.


Trồng bí xanh là mô hình phát triển kinh tế đem lại thu nhập ổn định cho người dân xã Đú Sáng (Kim Bôi).

Được thành lập từ năm 2018 với 26 thành viên, thời gian qua, HTX dịch vụ sản xuất rau an toàn nông thôn Bãi Xe, xã Nam Thượng đã chủ động xây dựng vùng chuyên canh sản xuất rau an toàn theo mô hình hợp đồng giữa doanh nghiệp và người sản xuất. Theo đó, với diện tích sản xuất 6,5 ha, HTX sẽ chịu trách nhiệm cung cấp kỹ thuật, công nghệ, đầu tư vốn cho nông dân, tổ chức thị trường tiêu thụ, xây dựng thương hiệu và xúc tiến thương mại cho các sản phẩm. Người nông dân chỉ chuyên tâm vào sản xuất theo quy trình, kỹ thuật của HTX. Để có được sản phẩm rau an toàn, HTX thường xuyên phối hợp với Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện để nhận chuyển giao kỹ thuật trồng và chăm sóc, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật đảm bảo.

Ông Bùi Văn Bi, Giám đốc HTX dịch vụ sản xuất rau an toàn nông thôn Bãi Xe cho biết: "Khi mới thực hiện sản xuất rau an toàn, HTX gặp không ít khó khăn, việc sản xuất rau theo hướng hàng hóa người dân đã có truyền thống nhưng trồng rau sạch theo tiêu chuẩn thì không phải hộ nào cũng áp dụng. Bằng sự tuyên truyền, vận động, hướng dẫn kỹ thuật tận tình, cặn kẽ và giám sát trong suốt quá trình sản xuất của cán bộ Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện, người dân đã sản xuất thành công. Hiện nay, sản lượng rau an toàn của HTX đạt từ 15 - 18 tấn/ha, doanh thu đạt khoảng 180 triệu đồng/ha/vụ với sản phẩm chủ yếu là dưa chuột và lặc lày”.

Trong những năm qua, Đú Sáng luôn được đánh giá là một trong các xã dẫn đầu của huyện về diện tích và giá trị trong sản xuất các loại cây màu đem lại hiệu quả cao như: bí xanh 107 ha trồng vụ mùa, bí đỏ 98 ha ở vụ xuân. Để cây màu sinh trưởng, phát triển tốt, xã tuyên truyền, vận động bà con chú trọng thâm canh, phát triển sản xuất theo hướng hàng hóa, nông nghiệp sạch; ưu tiên các loại cây trồng có giá trị kinh tế cao, sản xuất theo hợp đồng bao tiêu sản phẩm… Hiện nay, người dân trên địa bàn xã thực hiện liên kết với 4 công ty để phát triển chuỗi sản xuất trồng mướp đắng, bí đỏ lấy hạt, trồng bí xanh thương phẩm... Với định hướng phát triển cây rau, màu có giá trị kinh tế, ban chỉ đạo sản xuất xã Đú Sáng không chỉ chú trọng nâng cao năng suất mà còn nâng cao chất lượng sản phẩm bằng cách giúp bà con thay đổi tập quán canh tác, áp dụng kỹ thuật sản xuất công nghệ cao, tìm đầu ra ổn định cho cây trồng. Qua đó, giúp các hộ có nguồn thu nhập xứng đáng từ đồng ruộng…

Ông Bùi Văn Thuấn người trồng bí xanh tiêu biểu của xã Đú Sáng phấn khởi cho biết: "Để có sản phẩm tốt, bảo vệ sức khỏe người sản xuất và người tiêu dùng, chúng tôi tuân thủ nghiêm ngặt theo quy trình từ làm đất, chọn giống, gieo trồng, chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh, thu hoạch... Trồng rau sạch không khó, nhưng đòi hỏi sự chăm chỉ, tỉ mỉ, bù lại cho thu nhập cao hơn nhiều so với trồng lúa”.

Đến nay, huyện Kim Bôi có trên 210 ha sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP. Trong huyện hình thành các vùng trồng bí xanh, dưa chuột, tập trung tại các xã: Nam Thượng, Sào Báy, Kim Lập, Đú Sáng với diện tích khoảng 30 ha/vùng; vùng trồng khoai tây tại xã Vĩnh Đồng; vùng trồng cây ăn quả có múi tại các xã: Tú Sơn, Kim Lập, Vĩnh Tiến, Mỵ Hoà, diện tích khoảng 100 ha/xã; duy trì 16 chuỗi liên kết sản xuất với giá trị thu nhập bình quân từ 50 - 100 triệu đồng/ha/vụ.

"Xác định sẽ phát triển rau quả trở thành ngành hàng quan trọng của huyện theo hướng bền vững, đảm bảo hiệu quả, chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm, huyện Kim Bôi đã và đang tập trung nhiều giải pháp như: Quy hoạch và hỗ trợ phát triển vùng sản xuất chuyên canh rau an toàn. Chuyển một số diện tích đất lúa kém hiệu quả sang trồng rau củ quả, nhất là ở các địa phương có điều kiện thuận lợi về giao thông và thổ nhưỡng. Hỗ trợ các xã, thị trấn dồn thửa, đổi ruộng để tăng quy mô sản xuất rau, phục vụ quy hoạch vùng chuyên canh rau. Đồng thời, hỗ trợ hình thành các HTX kiểu mới, tổ hợp tác, chủ hộ sản xuất, doanh nghiệp chuyên sản xuất, tiêu thụ rau an toàn; đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại, xây dựng thương hiệu, đăng ký nhãn hiệu hàng hóa để tăng tính cạnh tranh cho nông sản Kim Bôi trên thị trường” – đồng chí Trần Tuấn Sơn, Phó Chủ tịch UBND huyện cho biết.


Ngô Hường

(Trung tâm VH-TT&TT huyện Kim Bôi)

Các tin khác


Thành phố Hòa Bình tháo gỡ vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ giải ngân

Là trung tâm kinh tế - xã hội của tỉnh, nhu cầu về nguồn lực đầu tư kết cấu hạ tầng lớn, với nhiều dự án, công trình trọng điểm được triển khai, thời gian qua, Thành ủy, UBND thành phố Hòa Bình đã tập trung chỉ đạo các giải pháp đẩy nhanh tiến độ giải ngân nguồn vốn, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

Tích cực hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất

Thực hiện Đề án số 01-ĐA/TU, ngày 6/8/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về "Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với Hội Nông dân các cấp trong xây dựng tổ chức Hội vững mạnh, tham gia hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất, tiêu thụ sản phẩm góp phần xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025", huyện Lạc Thủy quan tâm đầu tư, hỗ trợ kinh phí để nông dân phát triển sản xuất, tiêu thụ sản phẩm.

Thủ tướng chủ trì Hội nghị về phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn

Chiều 24/4, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị về phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn.

Huyện Lạc Sơn: Vượt khó thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội

Phát huy những kết quả đã đạt được trong năm 2023, ngay từ quý I/2024, huyện Lạc Sơn tiếp tục nỗ lực vượt khó, quyết tâm thực hiện đạt và vượt các chỉ tiêu kinh tế - xã hội (KT-XH) quan trọng.

Huyện Tân Lạc: Tỷ lệ tưới, tiêu chủ động đạt 80% diện tích canh tác

Theo báo cáo của UBND huyện Tân Lạc, trong giai đoạn 2021 - 2023, huyện đã ưu tiên đầu tư, nâng cấp sửa chữa, xây dựng mới nhiều công trình hạ tầng thủy lợi, giao thông nội đồng.

Đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản

Căn cứ Quyết định số 482/QĐ-UBND, ngày 28/3/2024 của UBND tỉnh về ban hành Kế hoạch hành động đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản tỉnh Hòa Bình năm 2024, Sở NN&PTNT ban hành Kế hoạch hành động số 262/KH-SNN, ngày 15/4/2024 về đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản năm 2024.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục